Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 86 - 93)

5. Kết cấu luận văn

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

- Quy mô vốn của các công ty chứng khoán thành viên vẫn còn hạn chế. Với năng lực vốn như vậy thì việc duy trì nghiệp vụ kinh doanh hiện tại, đảm bảo an toàn tài chính của nhiều CTCK trong thời điểm hiện nay cũng đã là khó, chưa nói đến mở rộng nghiệp vụ hay đầu tư phát triển trong tương lai. Vai trò của vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành hoạt động

kinh doanh. Quy mô vốn điều lệ quyết định khả năng hoạt động của công ty chứng khoán, đồng thời công ty quản lý rủi ro cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của công ty phụ thuộc vào mức độ vốn chủ sở hữu mà công ty có.

- Khả năng sinh lời của nhiều công ty chứng khoán thành viên thấp. Thị phần môi giới chủ yếu tập trung vào một số công ty chứng khoán trên thị trường, các công ty chứng khoán còn lại không có khả năng chiếm lĩnh thị phần do đó có mức sinh lời thấp hoặc thậm chí kinh doanh thua lỗ.

- Hoạt động của các CTCK yếu kém gây mất an toàn cho thị trường chứng khoán. Tuy tình hình tài chính tổng quát của các CTCK thành viên của SGDCK Hà Nội được cải thiện song lại có sự khác biệt khá rõ giữa nhóm các CTCK hoạt động lành mạnh và vẫn còn tồn tại các CTCK có năng lực tài chính yếu kém, gây bất ổn cho thị trường từ đó làm giảm tính hiệu quả của loại hình định chế trung gian tài chính này trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Thực tế nghiên cứu cho thấy hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán là loại hình kinh doanh tiềm ẩn rủi ro lớn do đối tượng kinh doanh liên quan trực tiếp đến các loại chứng khoán có biến động giá mạnh và thường xuyên. Công ty chứng khoán thành viên hiện nay là tổ chức tài chính chuyên cung cấp các dịch vụ kinh doanh chứng khoán, nên chịu ảnh hưởng mạnh từ sự biến động của thị trường chứng khoán. Công ty chứng khoán bị phụ thuộc lớn vào hoạt động của thị thường chứng khoán do vậy công ty khó chống đỡ được rủi ro từ thị trường khi thị trường có những thay đổi mạnh theo chiều hướng bất lợi.

- Rủi ro luôn tồn tại và hiện hữu trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán thành viên. Nhưng rủi ro và vấn đề quản lý rủi ro chỉ được cơ quan quản lý và bản thân công ty chứng khoán đề cập đến trong vài năm gần đây. Vì vậy, hầu hết các công ty chứng khoán thành viên đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro và mức độ thực hiện hệ thống quản lý rủi ro tại mỗi công ty là khác nhau.

- Chủ yếu các biện pháp xử lý rủi ro được các công ty thực hiện là hạn chế các rủi ro xảy ra bằng đưa ra giới hạn kinh doanh, thực hiện nghiệp vụ kiểm soát nội bộ. Các công ty không có nhiều cơ hội để chủ động phòng ngừa rủi ro dẫn đến việc phải chấp nhận song hành cùng rủi ro trong hoạt động kinh doanh để kiếm được lợi nhuận.

- Trong giai đoạn khó khăn, biện pháp mà hầu hết các công ty chứng khoán thành viên sử dụng để cải thiện tình hình tài chính là thu hẹp phạm vi hoạt động, cắt giảm nhân sự, rút bớt nghiệp vụ kinh doanh. Đây chỉ được xem là giải pháp tình thế, không mang tính bền vững trong hoạt động kinh doanh và quá trình phát triển của công ty.

- Các công ty chứng khoán đưa ra các chỉ tiêu tài chính được tính toán dựa trên báo cáo tài chính định kỳ nhằm đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn vốn, an toàn vốn, tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh toán của công ty nhưng hạn chế của việc sử dụng chỉ tiêu tài chính trong việc nhận biết sớm các rủi ro tiềm tàng trong tương lai là hạn chế vì đây là số liệu quá khứ. Đồng thời phân tích dựa trên các chỉ tiêu tài chính là phương pháp có nhược điểm không phản ánh được đầy đủ trạng thái rủi ro tài chính của công ty chứng khoán khi không tính đến tác động của các nhân tố thị trường đến hoạt động kinh doanh của công ty.

- Những vụ vi phạm quy định pháp luật của công ty và vi phạm quy chế nội bộ của nhân viên vẫn xảy ra tại các CTCK thành viên trong những năm qua, bao gồm các vụ việc về lỗi thực hiện giao dịch của nhân viên môi giới, tổ chức nhân sự không đáp ứng yêu cầu quy định hành nghề chứng khoán, vi phạm quy định về cho vay giao dịch ký quỹ, quy định về hạn chế đầu tư, cho khách hàng vay chứng khoán để bán, cung cấp các dịch vụ chứng khoán, dịch vụ tài chính khi chưa có quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vi phạm nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin.

2.4.2.2. Nguyên nhân

• Nguyên nhân khách quan:

- Hoạt động của thị trường chứng khoán vẫn có những dấu hiệu rủi ro, thị trường chưa thực sự phát triển một cách bền vững và toàn diện trên các phương diện: tính thanh khoản của thị trường tương đối thấp, giá chứng khoán duy trì ở mức thấp, cơ sở nhà đầu tư chứng khoán chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân khiến cho thị trường thiếu chuyên nghiệp, dễ biến động và chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý và vấn đề giảm sút chất lượng hàng hóa trên thị trường. Các yếu tố nền tảng cho sự phát triển chưa thực sự ổn định, bền vững. Quan hệ cung cầu chứng khoán vẫn còn mất cân đối, làm cho giá chứng khoán biến động mạnh và cũng ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường.

- Các quy định pháp luật đã hoàn thiện dần nhưng vẫn có khoảng cách khá xa so với yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế. Công tác ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trường thiếu tính chủ động và linh hoạt trong việc điều hành hoạt động của các công ty chứng khoán, và chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của thị trường chứng khoán. Các quy định chủ yếu mang tính cấm đoán, hạn chế khả năng hoạt động của các công ty chứng khoán. Thiếu hệ thống chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán áp dụng riêng đối với loại hình công ty chứng khoán. Quy định về an toàn tài chính và quản trị rủi ro chỉ được ban hành sau một thời gian dài các công ty chứng khoán hoạt động kinh doanh rủi ro, thua lỗ kéo dài. Đặc biệt, quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán chưa đưa ra hướng dẫn mang tính cụ thể.

- Mặc dù hoạt động của các CTCK góp phần đáng kể thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thống các trung gian tài chính trên TTCK trong thời gian qua nhưng số lượng CTCK thành viên trên thị trường được xem là quá nhiều so với quy mô và nhu cầu của TTCK nói chung và của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hiện nay. Số lượng nhiều nên mức độ tập trung vốn vào

một công ty sẽ thấp từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của từng công ty và làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường.

- Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các công ty chứng khoán. Thể hiện ở việc hiện tại thị trường chứng khoán mới chỉ có các chứng khoán cơ sở (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ) thiếu các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro và đòn bẩy lợi nhuận là chứng khoán phái sinh. Thiếu thị trường chứng khoán phái sinh - nơi cung cấp và giao dịch các công cụ phòng hộ rủi ro bằng các loại hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi đã dẫn đến các chủ thể tham gia TTCK, bao gồm cả các CTCK thường gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm các công cụ phòng ngừa và xử lý rủi ro hiệu quả.

• Nguyên nhân chủ quan:

- Hầu hết các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ cho cùng nhóm đối tượng khách hàng với các sản phẩm tài chính tương tự nhau trong một thị trường chứng khoán mới phát triển ở quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng CTCK nhiều nhưng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch chưa rộng khắp, chủ yếu vẫn chỉ tập trung ở những tỉnh, thành phố có kinh tế phát triển đã khiến cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán thành viên trở nên vô cùng khốc liệt từ đó đã tạo nên rủi ro hơn cho các công ty chứng khoán.

- Thiếu tính tuân thủ theo các văn bản quy phạm pháp luật của công ty chứng khoán thành viên là vấn đề cần được đề cập. Sự thiếu tôn trọng các quy định pháp luật, thể hiện ở các hành vi vi phạm pháp luật từ cấp lãnh đạo đến các nhân viên hoặc chỉ được thực hiện mang tính hình thức đang tồn tại tại một số công ty chứng khoán thành viên.

- Hoạt động quản trị rủi ro mới được các công ty chứng khoán triển khai thực hiện từ năm 2013 nên công ty chứng khoán đang trong giai đoạn xây dựng và chưa có tính hoàn thiện về hệ thống quản trị rủi ro cũng như vận hành. Trong đó các nguyên tắc quản trị rủi ro chưa được thực hiện triệt để, thiếu công cụ đo

lường rủi ro hiệu quả và chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý rủi ro.

- Công ty chưa có được đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu. Tại một số công ty gặp khó khăn trong việc đảm bảo đủ số lượng nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán đáp ứng việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tại công ty. Việc thiếu đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ do giữa các công ty chứng khoán thường có xu hướng dịch chuyển, thu hút, lôi kéo nhân viên của nhau, tạo áp lực cho sự ổn định nhân sự của công ty.

+ Về chuyên môn: nhân sự hành nghề chứng khoán đã có các chứng chỉ hành nghề về môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, phân tích và đầu tư chứng khoán nhưng năng lực chuyên môn vẫn còn hạn chế khi thực tế thực hiện nghiệp vụ tại công ty chứng khoán. Trong đó đặc biệt là nhân viên thiếu kiến thức, kinh nghiệm chuyên về lĩnh vực quản trị rủi ro, do vậy mà các công ty chứng khoán vẫn đang cần đến sự trợ giúp từ các công ty kiểm toán có uy tín, như Deloitte, PricewaterhouseCoopers (PwC), Ernst & Young.

+ Về đạo đức nghề nghiệp: vấn đề tuân thủ các quy trình nghiệp vụ kinh doanh, quản trị rủi ro chưa được nhân viên và cấp lãnh đạo công ty đảm bảo thực hiện. Thị trường chứng khoán đã phải chứng kiến những vụ vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh tại một số công ty chứng khoán: lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, lợi dụng kẽ hở để thu lợi cho cá nhân,... đã làm gia tăng mức độ rủi ro hoạt động và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.

- Hạn chế trong khả năng đầu tư hệ thống công nghệ thông tin của các công ty chứng khoán thành viên.

Tỷ lệ đầu tư cho tài sản cố định chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng tài sản của các công ty chứng khoán thành viên. Với mức đầu tư cho tài sản cố định thấp (nhiều công ty có tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản chỉ khoảng 1% đến 2%) thì khó có khả năng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về trụ sở làm việc và cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

xây dựng để đáp ứng nhu cầu giao dịch chứng khoán với việc sử dụng hệ thống phần mềm hiện đại cho phép khách hàng giao dịch trực tuyến, nhưng hầu như chưa được sử dụng hiệu quả cho mục đích theo dõi, giám sát rủi ro tại công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đi vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Trong chương 2 chia làm bốn phần nội dung chính. Thứ nhất, khái quát hoạt động của các công ty chứng khoán thành viên tìm hiểu về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của các công ty chứng khoán, tình hình hoạt động chung của các công ty gắn với sự phát triển của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Thứ hai, thực trạng rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán thành viên tìm hiểu về những dấu hiệu rủi ro tài chính trong hoạt động của các công ty chứng khoán và phân tích cụ thể vào một số công ty chứng khoán dựa trên các yếu tố tài chính của mô hình CAMEL. Thứ ba, tìm hiểu khái quát thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán thành viên. Thứ tư, dựa trên việc nghiên cứu ba nội dung trên để đưa ra được đánh giá về thực trạng rủi ro tài chính và năng lực quản trị rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán thành viên trong thời gian qua.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w