Sử dụng các công cụ đo lường rủi ro hiệu quả

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 104 - 109)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4. Sử dụng các công cụ đo lường rủi ro hiệu quả

Việc đo lường rủi ro đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán. Từ đánh giá rủi ro thì công ty chứng khoán có căn cứ để có thể đưa ra phương án xử lý rủi ro hiệu quả. Công ty cần theo dõi sát mức độ rủi ro tài chính mà công ty phải gánh chịu trong tương lai nhằm có giải pháp thích hợp điều chỉnh mức độ rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro. Công ty chứng khoán có thể sử dụng các công cụ đánh giá, đo lường rủi ro sau:

Thực hiện xếp hạng rủi ro: nhằm sắp xếp ưu tiên các rủi ro từ đó công ty đánh giá rủi ro nào có ảnh hưởng trọng yếu đến thu nhập hoặc vốn của công ty. Các rủi ro tại công ty được đo lường trên hai phương diện: khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng (nếu rủi ro xảy ra). Khả năng xảy ra đo lường tần suất hoặc

xác suất xảy ra của một sự kiện rủi ro trong một giai đoạn cụ thể. Mức độ ảnh hưởng đo lường hệ quả của một sự kiện rủi ro xảy ra hoặc có thể xảy ra tới thu nhập hoặc vốn của công ty chứng khoán. Tất cả các rủi ro sau khi được xếp hạng khả năng xảy ra và mức độ tác động sẽ được trình bày trên Bản đồ rủi ro. Bản đồ rủi ro là sự kết hợp thang đo ảnh hưởng và thang đo khả năng xảy ra trên cùng một bảng rồi sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro có ảnh hưởng lớn đến công ty về mặt tài chính. Công ty phải đưa ra kết luận về cấp độ của rủi ro: rủi ro không chấp nhận được, rủi ro ở ngưỡng cảnh báo, rủi ro chấp nhận được (cấp độ của rủi ro được đánh giá sau khi so sánh với hạn mức rủi ro được HĐQT phê duyệt).

Đo lường rủi ro được thực hiện bằng các phương pháp/mô hình/kỹ thuật khác nhau (bao gồm cả các đánh giá định lượng, định tính và các giả định). Công ty nên ưu tiên sử dụng các mô hình định lượng để lượng hóa rủi ro. Các mô hình này có thể tính toán, ước lượng được các giá trị rủi ro như giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán, giá trị rủi ro hoạt động, giá trị rủi ro thanh khoản và các giá trị rủi ro khác. Các giá trị rủi ro này có thể được tính bằng tiền hoặc tỷ lệ phần trăm trên vốn.

Đối với rủi ro thị trường:

Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường phải đánh giá, đo lường được rủi ro thị trường gắn với tất cả các tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và các khoản mục ngoại bảng. Công ty phải định kỳ kiểm tra tính chính xác của các phương pháp đo lường rủi ro thị trường bằng cách so sánh diễn biến thực tế với kết quả thu được từ các phương pháp này.

Công ty phải tính toán rất nhiều chỉ số để đo lường cùng một rủi ro vì mỗi chỉ báo đều có ưu và nhược điểm riêng, không có chỉ báo hoàn chỉnh nào để đo lường đầy đủ rủi ro thị trường. Một số mô hình định lượng được sử dụng:

- Phân tích độ nhạy nghiên cứu độ nhạy của giá trị tài sản tương ứng với những thay đổi của những yếu tố cấu thành giá trị tài sản đó.

mà công ty đã ghi nhận. Việc đánh giá độ nhạy của rủi ro thị trường cần được thực hiện dựa trên sự biến động của các biến số rủi ro chủ yếu như lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu, trong khi các biến số khác giữ nguyên không đổi.

Phân tích độ nhạy đối với nhân tố thị trường, với giả định là các biến số khác không thay đổi, các biến động trong một nhân tố (lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán) của các khoản đầu tư có ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán cho năm tài chính. Mức tăng/giảm điểm cơ bản sử dụng để phân tích độ nhạy đối với nhân tố thị trường được giả định dựa trên các điều kiện có thể quan sát được của thị trường hiện tại.

- Giá trị rủi ro (Value at Risk - VaR):

Với mô hình định lượng VaR giúp để xác định giá trị rủi ro tối đa. Giá trị rủi ro (VaR) đo lường mức tổn thất tiềm tàng qua một khoảng thời gian nhất định ứng với độ tin cậy cho trước. VaR là một thước đo rủi ro phổ biến bởi nó cung cấp duy nhất một kết quả cho một danh mục đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau. Trong hoạt động quản lý rủi ro thị trường, mô hình giá trị rủi ro (VaR) được áp dụng như là một công cụ đo lường định lượng hữu hiệu nhất.

Mô hình VaR dựa trên dữ liệu lịch sử hoặc dữ liệu mô phỏng mà có thể xảy ra với một xác suất nhất định trong một khoảng thời gian nhất định đối với công ty hoặc danh mục đầu tư khi thị trường không có biến động bất thường. VaR của một danh mục tài sản tài chính là khoản tiền lỗ tối đa trong một thời hạn nhất định, nếu loại trừ những trường hợp xấu nhất hiếm khi xảy ra [25].

VaR thông thường được tính cho từng ngày trong khoảng thời gian nắm giữ tài sản, và thường được tính với độ tin cậy 95% hoặc 99%. Từ việc xác định VaR một cách thường xuyên và liên tục, công ty có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn và đưa về mức chấp nhận được.

Công ty cần xây dựng cho mình một mô hình VaR nội bộ để xác định mức tổn thất lớn nhất trên vốn mà một danh mục có thể gây ra cho công ty. Tuy nhiên để đánh giá kết quả của mô hình VaR của công ty sai lệch so với thực tế thì công

ty phải tiến hành các phép thử nghiệm lại (Back test) để đảm bảo rằng hệ thống VaR của công ty cho kết quả chính xác.

- BackTesting: kiểm định lại giá trị chịu rủi ro. Để đảm bảo hiệu quả đo lường rủi ro của mô hình VaR thì các mô hình tính toán VaR cần được định kỳ kiểm định lại tính chính xác và phù hợp thông qua công cụ Back Testing. Bằng việc so sánh VaR tính được với các đo lường lỗ/lãi thực tế có thể hiệu lực hóa các đo lường rủi ro và rà soát lại, đưa ra những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tính chính xác của mô hình rủi ro.

- Phân tích tình huống/kịch bản: lựa chọn nhiều tình huống khác nhau của thị trường và xem xét giá trị tài sản thay đổi như thế nào tương ứng với mỗi tình huống. Sử dụng công cụ phân tích kịch bản rủi ro (Stress Test) với mục đích đánh giá rủi ro theo những điều kiện xấu nhất xảy ra, hay nói cách khác là kiểm định khủng hoảng, là làm rõ những rủi ro có thể xảy ra bằng cách dự đoán khả năng tổn thất của danh mục đầu tư đối với sự biến động không bình thường của thị trường (như ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu... đối với thị trường).

Như vậy, với việc kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) thì công ty đánh giá mức độ tác động của biến động, thay đổi, sự kiện bất lợi đối với vốn, thu nhập theo các kịch bản, tình huống với các cấp độ khác nhau để xác định khả năng chịu đựng rủi ro.

Do VaR có hạn chế là không dự tính đúng được khả năng tổn thất lớn nhất khi điều kiện thị trường biến đổi đột ngột nên cần áp dụng phép thử Stress test (thử khả năng chịu đựng). Với phép thử Stress test, công ty đưa ra những bối cảnh của các nhân tố rủi ro biến động khác xa so với điều kiện bình thường, qua đó xác định VaR ứng với từng bối cảnh đó. Việc áp dụng các phép thử Stress test có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp công ty có thể hình dung ra được số tổn thất vượt quá VaR nằm trong khoảng giá trị là bao nhiêu từ đó đưa ra những quyết định về vốn phù hợp.

Đối với rủi ro tín dụng:

Công ty chứng khoán có thực hiện các giao dịch cho vay nên công ty cần sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường rủi ro tín dụng.

Công ty phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của từng khách hàng. Mô hình lượng hóa phải lượng hoá các tiêu chí để đánh giá khả năng (xác suất) khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết và tổn thất khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Từ đó mỗi hạng rủi ro phải phản ánh một mức độ rủi ro cụ thể của khách hàng hoặc khoản cấp tín dụng. Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng để quyết định lãi suất cho cấp tín dụng, các điều khoản trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm của từng khoản cấp tín dụng cho khách hàng. Công ty chứng khoán sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khi đánh giá lần đầu, đánh giá định kỳ hoặc đánh giá đột xuất mức độ rủi ro của khách hàng hoặc một khoản tín dụng.

Đối với rủi ro thanh khoản:

Công ty sử dụng thang kỳ hạn được lập cho ngày hôm sau và các khoảng thời gian cụ thể (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc nhiều hơn) để xác định chênh lệch về dòng tiền thông qua so sánh dòng tiền ra và dòng tiền vào làm cơ sở thực hiện tỷ lệ khả năng chi trả, hạn mức rủi ro thanh khoản do công ty quy định. Đồng thời công ty phải thực hiện quản lý thanh khoản theo các loại tiền tệ.

Thiết lập kế hoạch nguồn dự phòng, là việc dự kiến dòng tiền và nguồn vốn tương lai theo các kịch bản thị trường. Kế hoạch nguồn dự phòng được lập cho tối thiểu hai trường hợp sau:

+ Quản lý thanh khoản hàng ngày nhằm đảm bảo duy trì lượng hợp lý các tài sản thanh khoản cao, xác định được nhu cầu vốn trong tương lai và quản lý việc tiếp cận các nguồn thanh khoản.

thực hiện các nghĩa vụ trong các trường hợp khẩn cấp và thiếu hụt thanh khoản đột xuất.

Công ty thực hiện kiểm tra sức chịu đựng theo các tình huống về khả năng chi trả, tính thanh khoản. Tình huống phải đảm bảo tối thiểu gồm hai trường hợp: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong điều kiện hoạt động bình thường, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong điều kiện gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản và theo các nội dung sau: khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hàng ngày, các biện pháp xử lý để có đủ khả năng đáp ứng quy định về khả năng chi trả.

Đối với rủi ro hoạt động:

Phương pháp đo lường rủi ro hoạt động theo các phương pháp sau:

Bằng cách đo lường Chỉ số rủi ro hoạt động chính (Key Risk Indicators - KRIs). Báo cáo chỉ số rủi ro chính là những khả năng xảy ra rủi ro, gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh của công ty.

Rủi ro hoạt động được đặc trưng bởi tần suất và mức độ ảnh hưởng. Do đó, việc đo lường rủi ro hoạt động cần hướng tới xác định được tần suất và mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro hoạt động trong công ty chứng khoán, từ đó bản đồ hóa các rủi ro hoạt động. Dựa trên bản đồ rủi ro, công ty có thể phân nhóm và quản lý tập trung các loại rủi ro hoạt động có cùng mức độ ảnh hưởng và tần suất, đề ra các biện pháp xử lý tương ứng với tần suất và mức độ ảnh hưởng của nhóm rủi ro hoạt động đó.

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w