Khung pháp lý đối với công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 44 - 49)

5. Kết cấu luận văn

2.1.1. Khung pháp lý đối với công ty chứng khoán

Hiện nay, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các công ty chứng khoán có thể tóm tắt như sau:

Công ty chứng khoán là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán nên ngoài việc phải tuân thủ quy định pháp luật chung điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì công ty chứng khoán còn phải tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng, cụ thể bao gồm:

- Luật Chứng khoán và văn bản hướng dân thi hành:

+ Luật số 70/2006/QH11 Luật Chứng khoán.

+ Luật số 62/2010/QH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật Chứng khoán.

+ Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

+ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

+ Thông tư số 204/2012/TT-BTC Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng.

- về công bố thông tin:

+ Thông tư số 52/2012/TT-BTC Hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

- Xử lý vi phạm hành chính:

+ Nghị định số 108/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán:

+ Thông tư số 210/2012/TT-BTC Hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.

- về an toàn tài chính:

+ Thông tư số 226/2010/TT-BTC Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

+ Thông tư số 165/2012/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010.

- Về giao dịch chứng khoán:

+ Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch chứng khoán.

+ Thông tư số 87/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2013 Hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.

- Quản trị công ty đại chúng:

+ Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2012 Quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng.

- Chế độ tài chính, kế toán:

+ Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán.

+ Thông tư số 162/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư 95/2008/TT-BTC.

+ Thông tư số 146/2014/TT-BTC ngày 06/10/2014 Hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/11/2014 và được áp dụng kể từ năm tài chính 2014.

Môi giới 3 tỷ

đồng 25 tỷ đồng

- về quy chế hành nghề chứng khoán:

+ Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2008 ban hành Quy chế hành nghề chứng khoán.

+ Thông tư số 147/2012/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hành nghề chứng khoán được ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC.

Có thể khẳng định với cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện, cơ quan quản lý nhà nước tạo lập được cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ cho thị trường chứng khoán nói chung và khối CTCK nói riêng, đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Công ty chứng khoán là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện và chịu sự giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý. Kể từ năm 2012, cơ quan quản lý nhà nước triển khai các biện pháp nhằm tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các công ty chứng khoán dựa trên ba trụ cột chính:

- Quy định về mức độ đủ vốn:

Quy định về mức độ đủ vốn ra đời nhằm đảm bảo rằng các công ty chứng khoán sẽ có đủ vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh và để hấp thụ các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, tránh cho công ty rơi vào tình trạng mất thanh khoản.

+ Việc thành lập và hoạt động của các công ty chứng khoán phải tuân thủ nghiêm ngặt khung pháp lý dành cho các công ty chứng khoán về vốn pháp định, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và con người... Yêu cầu về vốn pháp định đối với từng loại hình hoạt động của công ty chứng khoán được quy định trong Luật Chứng khoán 2006 và Nghị định 14/2007/NĐ-CP (sau đó lại được nhấn mạnh lại trong Nghị định 58/2012/NĐ-CP khi Nghị định này thay thế Nghị định 14/2007/NĐ- CP). Theo đó, mức vốn pháp định đối với công ty chứng khoán khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đã tăng lên đáng kể khi so với Nghị định 144/2003/NĐ-CP lúc ban đầu.

Bảng 2.1. Yêu cầu về vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán

đồng đồng

Tư vấn đầu tư 3 tỷ

đồng 10 tỷ đồng

Quản lý danh mục đầu tư 3 tỷ

đồng -

Tư vấn tài chính và lưu ký - -

Tổng cộng 43 tỷ

hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

Trường hợp công ty chứng khoán thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh thì mức vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ.

+ Quy định về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng thực chất là một quy định về mức độ đủ vốn. Tỷ lệ vốn khả dụng là một thước đo mức độ an toàn tài chính của công ty chứng khoán, phản ánh khả năng của công ty trong việc thanh toán nhanh các nghĩa vụ tài chính và khả năng bù đắp các loại rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ lệ vốn khả dụng được xác định bằng (Vốn khả dụng/Tổng giá trị rủi ro)x100%.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chia các công ty chứng khoán thành 4 nhóm trên cơ sở mức độ rủi ro đối với thị trường để có biện pháp xử lý thích hợp: (i) Nhóm hoạt động lành mạnh, gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%; (ii) Nhóm hoạt động bình thường gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ trên 150% tới 180%; (iii) Nhóm bị kiểm soát gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 120% tới 150%; (iv) Nhóm bị kiểm soát đặc biệt gồm các tổ chức hoạt động kinh doanh thua lỗ làm cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.

UBCKNN đã đặt ra giới hạn tỷ lệ vốn khả dụng để giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán.

- Quy định về khuôn khổ quản lý rủi ro cho các công ty chứng khoán:

UBCKNN ban hành Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán theo Quyết định 105/QĐ-UBCK. Hướng dẫn đưa ra các rủi ro mà công ty gặp phải, đồng thời đề ra các quy định, quy trình quản lý rủi ro mà công ty phải thực hiện nhằm phòng ngừa và quản lý các rủi ro đó.

- Hoạt động giám sát với mô hình cảnh báo sớm ứng dụng bộ chỉ tiêu CAMEL:

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 09 tháng 10 năm 2013 Quy chế hướng dẫn xếp loại công ty chứng khoán. Hệ thống đánh giá, xếp loại công ty chứng khoán là công cụ hỗ trợ cho UBCKNN với mục đích:

+ Theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán; phân loại nhằm cảnh báo sớm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém, gặp nhiều rủi ro.

+ Hỗ trợ công tác quản lý, hoạch định chính sách, công tác thanh tra, kiểm tra các công ty chứng khoán nhằm ngăn ngừa từ xa rủi ro hệ thống của ngành chứng khoán.

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 44 - 49)

w