Tăng cường tiềm lực vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1. Tăng cường tiềm lực vốn chủ sở hữu

Hoạt động kinh doanh chứng khoán là hoạt động kinh doanh có điều kiện, trong đó điều kiện về vốn luôn được đặt lên hàng đầu. Về cơ bản an toàn vốn cần được quản lý ở hai cấp độ bắt buộc (vốn pháp định) và tự nguyện (vốn kinh tế). Trong đó, vốn pháp định là mức vốn an toàn tối thiểu theo quy định của pháp luật, vốn kinh tế do bản thân các CTCK phải tự phát triển nhằm bù đắp các rủi ro trọng yếu trong hoạt động của công ty chứng khoán. Do đó, vốn kinh tế là số vốn cần thiết để chống lại thua lỗ do khủng hoảng, được xác định bằng tình hình rủi ro và sức mạnh tài chính của CTCK [26, 31].

viên vừa đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật vừa đáp ứng các yêu cầu quản trị nội bộ của CTCK. Các CTCK thành viên cần nâng cao năng lực tài chính thông qua việc nâng cao năng lực vốn. Công ty chứng khoán có thể tìm kiếm, lựa chọn các phương án tăng vốn thích hợp.

Đối với mỗi hình thức pháp lý của công ty chứng khoán (công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn) sẽ có những cách thức để tăng vốn phù hợp. Đối với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn trực thuộc ngân hàng thì thực hiện tăng vốn thông qua việc bổ sung vốn cấp từ ngân hàng cho công ty chứng khoán. Đối với loại hình công ty cổ phần, loại hình pháp lý đang chiếm chủ yếu hiện nay thì công ty thực hiện tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng nhằm huy động thêm vốn cổ phần cho công ty. Mục đích vừa tăng vốn cho công ty vừa nhằm mở rộng cơ sở cổ đông. Việc pha loãng tỷ lệ nắm giữ và hạn chế sự tập trung sở hữu vốn lớn trong một nhóm nhỏ các cổ đông tránh việc công ty bị lũng đoạn/thâu tóm bởi một nhóm cổ đông (lợi ích nhóm) gây ra những tổn thất lớn cho các cổ đông khác và do vậy làm méo mó tình hình tài chính của công ty.

- Tăng vốn thông qua các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A):

Thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các CTCK với nhau, số lượng các CTCK có thể giảm đi và phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Công ty chứng khoán mới được hình thành sẽ có năng lực tài chính cao hơn và có nhiều điều kiện thuận lợi do có lượng vốn lớn hơn, cơ sở khách hàng nhiều hơn, sử dụng hệ thống và nguồn lực tốt hơn... giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động, từ đó nâng cao năng lực tài chính và an toàn tài chính cho các CTCK. Đây là xu hướng tất yếu và là hiện tượng phổ biến trên thế giới nhằm tái cấu trúc các tổ chức tài chính. Vì vậy việc sáp nhập, hợp nhất các công ty chứng khoán là con đường tất yếu trong lộ trình phát triển công ty chứng khoán Việt Nam hiện tại và tương lai.

nên sức chống đỡ với thị trường khó khăn và khả năng tự tăng vốn của công ty khó thực hiện. Việc tự tăng vốn đối với các công ty chứng khoán có năng lực tài chính yếu kém không thực hiện được thì việc sáp nhập, bán lại để phát triển là lựa chọn tối ưu. Đối với các công ty có năng lực tài chính, uy tín thương hiệu thì việc liên kết, hợp nhất sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển chung của các công ty sau khi hợp nhất.

Để các công ty chứng khoán thành viên đạt được mục tiêu của công ty khi thực hiện hoạt động M&A thì công ty cần xây dựng mục tiêu và chiến lược, quy trình cụ thể cho hoạt động M&A tạo sự chủ động, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sự phù hợp giữa hai bên đối tác sẽ tạo được hiệu quả “cộng hưởng”. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán sau quá trình M&A, công ty khi thực hiện M&A cần quan tâm đến vấn đề lựa chọn đối tác: Trong M&A, việc lựa chọn đối tác là một trong những vấn đề then chốt, cốt lõi nhất của hoạt động này. Một công ty mục tiêu trong M&A được coi là tiềm năng bên cạnh lợi thế sẵn có về thị trường, nhân sự... thì yếu tố quan trọng hơn cả chính là sự phù hợp với khả năng cũng như mục tiêu của công ty nhận sáp nhập. Các công ty cần phải xây dựng một kế hoạch rõ ràng, một lộ trình cụ thể, lường trước được các rủi ro có thể cản trở cuộc sáp nhập, hợp nhất để đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro trước khi sáp nhập, hợp nhất. Khi đã sáp nhập, hợp nhất phải liên tục đánh giá lại xem tình hình thực tế có vấn đề gì phát sinh để xử lý.

- Tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài:

Theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty chứng khoán do vậy mà khả năng tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các CTCK là rất lớn. Đây là giải pháp nhằm hướng tới tiềm năng phát triển lâu dài do phần lớn nhà đầu tư nước ngoài là các định chế tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.) có nguồn vốn, có đội ngũ nhân sự có năng lực, có hệ thống mạng lưới và những mối quan hệ được thiết lập và phát triển tại các thị trường tài chính quan trọng sẽ

hỗ trợ các CTCK thành viên tích cực trong việc nâng cao năng lực tài chính và quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w