Sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 112 - 115)

5. Kết cấu luận văn

3.2.6. Sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro

Chứng khoán phái sinh (derivative securities) là loại chứng khoán được hình thành dựa trên một loại tài sản cơ sở (hay còn gọi là tài sản gốc) nhất định và giá trị của nó phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở đó. Các tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa, ngoại tệ, cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, chứng khoán nợ... [41]

Về bản chất, chứng khoán phái sinh là hợp đồng giữa tối thiểu hai bên tham gia về một giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai. Các bên có thể sử dụng chứng khoán phái sinh như một công cụ để phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của giá tài sản cơ sở (như giá cổ phiếu, giá trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá các loại hàng hóa.).

Chứng khoán phái sinh được chia thành bốn loại chính:

- Hợp đồng kỳ hạn: là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày giao dịch.

- Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung.

- Hợp đồng quyền chọn: là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã xác định trước trong hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

- Hợp đồng hoán đổi: là thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Đặc điểm của chứng khoán phái sinh:

- Mỗi chứng khoán phái sinh được tạo lập dựa trên tối thiểu một loại tài sản cơ sở và có giá trị gắn liền với giá trị của tài sản cơ sở đó.

mà chỉ thể hiện sự cam kết, quyền và/hoặc nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai giữa hai bên tham gia hợp đồng.

- Chứng khoán phái sinh là công cụ gắn liền với đòn bẩy tài chính. Mang tính chất đầu tư vào sự biến động giá/giá trị của tài sản chứ không phải là đầu tư vào tài sản thực sự, giao dịch chứng khoán phái sinh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất nhỏ so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở. Theo đó, tiềm năng lợi nhuận đối với nhà đầu tư có thể rất lớn song rủi ro tiềm ẩn cũng không phải là nhỏ vì dự báo của nhà đầu tư về chiều hướng và mức độ biến động giá tài sản cơ sở có thể đúng nhưng cũng có thể sai trong thực tế.

Năm 2016 Việt Nam chính thức tổ chức vận hành thị trường chứng khoán phái sinh dựa trên Quyết định số 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 3 năm 2014 về phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Theo Điều 6 Nghị định số 42/2015/NĐ-CP Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm: Hợp đồng tương lai, Quyền chọn niêm yết, Hợp đồng kỳ hạn dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán, Chứng khoán phái sinh niêm yết khác, chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận khác dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán.

Các chứng khoán phái sinh được đưa vào giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán là các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn dựa trên các chứng khoán cơ sở là chỉ số chứng khoán, trái phiếu Chính phủ, cố phiếu niêm yết. Việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh làm đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch, phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường tài chính và đáp ứng nhu cầu đầu tư và quản lý rủi ro của nhà đầu tư.

Dựa trên việc xây dựng và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam, thì các công ty chứng khoán có khả năng thực hiện việc quản trị rủi ro bằng cách sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Thị trường chứng khoán phái sinh cung cấp kênh quản lý rủi ro thể hiện ở việc giúp công ty chứng khoán đa

dạng hóa danh mục đầu tư, phân bổ tài sản đầu tư hợp lý hơn và sử dụng là công cụ phòng hộ rủi ro phát sinh từ biến động giá của tài sản cơ sở. Nhưng không phải thị trường chứng khoán phái sinh không có những rủi ro vì vậy để được tham gia vào thị trường đòi hỏi các công ty chứng khoán thành viên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 42/2015/NĐ-CP. Cụ thể điều kiện thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán:

- Là tổ chức kinh doanh chứng khoán được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán.

- Đáp ứng các điều kiện tài chính sau:

+ Đối với hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh: là công ty chứng khoán có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ 600 tỷ đồng trở lên.

+ Đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh: là công ty ch ứng khoán có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ 800 tỷ đồng trở lên và được phép thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh.

+ Đối với hoạt động tư vấn chứng khoán phái sinh: là tổ chức kinh doanh chứng khoán có vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định teho quy định pháp luật về chứng khoán.

- Đáp ứng các yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó (tổng) giám đốc phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 5 nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.

- Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

thực hiện Dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) đánh giá hoạt động lĩnh vực kinh doanh mới này để nhận biết những ưu việt nổi trội cũng như những rủi ro tiềm tàng, đặc biệt là rủi ro tài chính cũng như hoạch định chi phí đầu tư khi tham gia thị trường mới.

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w