THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNHTẠI CÁC CÔNG

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 74 - 83)

5. Kết cấu luận văn

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNHTẠI CÁC CÔNG

TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊN

Các công ty chứng khoán thành viên muốn tồn tại và phát triển trên thị trường đã buộc các công ty thay đổi theo hướng thực hiện kinh doanh gắn với quản trị rủi ro. Về công tác quản trị rủi ro, cho đến nay, các CTCK đã triển khai hệ thống quản trị rủi ro theo Quyết định 105/QĐ-UBCK, nằm trong chiến lược

quản trị doanh nghiệp. Các CTCK đã thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ, bộ phận quản trị rủi ro và xây dựng chính sách quản trị rủi ro theo quy định, góp phần nâng cao năng lực quản trị, điều hành. Công ty đã ban hành chính sách rủi ro bao gồm các thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức hoạt động QTRR, trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong công tác quản trị rủi ro, hạn mức rủi ro và mô tả các rủi ro mà công ty phải đối mặt và biện pháp công ty quản lý các rủi ro.

Một số công ty chứng khoán đã ký hợp đồng tư vấn hỗ trợ thiết lập khung quản trị rủi ro với công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, Deloitte Việt Nam, PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC), KPMG Việt Nam. Với sự hỗ trợ từ các công ty tư vấn về tài chính nhằm giúp các công ty chứng khoán xây dựng hệ thống quản trị rủi ro được vận hành hiệu quả và chuyên nghiệp.

Theo cách tiếp cận về rủi ro tài chính được trình bày trong mục 1.2.1 Chương 1 của luận văn thì rủi ro tài chính mà công ty chứng khoán phải đối mặt bao gồm rủi ro thị trường (rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro về giá), rủi ro tín dụng (rủi ro thanh toán), rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý.

Các công ty coi mục tiêu chính của quản trị rủi ro tài chính là bảo toàn và làm tăng giá trị ròng của công ty, là thước đo các rủi ro trong bảng cân đối của công ty. Đòi hỏi công ty phải quản trị cơ cấu bảng cân đối của công ty một cách chủ động và tối ưu. Dựa trên tìm hiểu các báo cáo của các công ty chứng khoán thành viên, có thể khái quát việc thực hiện quản trị rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý mà có khả năng gây tổn thất về tài chính cho công ty có một số điểm như sau:

Thứ nhất, rủi ro thị trường:

Rủi ro thị trường là rủi ro mà những biến động về giá thị trường, như tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty hoặc giá trị của các công cụ tài chính mà công ty nắm giữ. Mục đích của việc quản lý rủi ro thị trường là quản lý và kiểm soát các rủi ro thị trường trong giới hạn có thể chấp nhận được, trong khi vẫn tối đa hóa lợi nhuận thu được.

Rủi ro thị trường phát sinh từ các thay đổi về lãi suất, tỷ giá, giá trị chứng khoán... dẫn tới sự giảm giá trị tài sản của công ty.

Rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động do sự thay đổi của lãi suất thị trường.

Các công cụ tài chính có phát sinh lãi của công ty: + Các công cụ tài chính có lãi suất cố định.

+ Các công cụ tài chính có lãi suất thả nổi.

Công ty quản lý rủi ro lãi suất bằng cách theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường có liên quan để xác định chính sách lãi suất hợp lý có lợi cho các mục đích quản lý giới hạn rủi ro của công ty.

Rủi ro tỷ giá:

Một số công ty không thực hiện các giao dịch có gốc ngoại tệ theo đó công ty sẽ không chịu rủi ro khi có biến động về tỷ giá. Và hầu hết các công ty có rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đoái là không đáng kể do phần lớn các tài sản và nợ phải trả của công ty bằng đồng Việt Nam.

Rủi ro về giá cổ phiếu:

Chứng khoán vốn niêm yết và chưa niêm yết do công ty nắm giữ chịu ảnh hưởng của rủi ro giá thị trường phát sinh do tình trạng không chắc chắn về giá trị trong tương lai của cổ phiếu đầu tư.

Sự tăng (hoặc giảm) của chỉ số chứng khoán có thể làm tăng (hoặc giảm) một tỷ lệ tương ứng trên doanh thu từ hoạt động đầu tư của công ty, tùy thuộc vào mức độ trọng yếu và kéo dài của sự suy giảm, và tùy thuộc vào trạng thái nắm giữ của danh mục đối với những cổ phiếu có ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số của thị trường.

Công ty theo dõi chứng khoán vốn trong danh mục đầu tư dựa trên các chỉ số thị trường. Công ty quản lý rủi ro giá chứng khoán vốn bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và thận trọng trong việc lựa chọn các chứng khoán để đầu tư

trong hạn mức được quy định.

Công cụ đánh giá rủi ro được một số CTCK thành viên sử dụng là phương pháp phân tích kịch bản, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến động giá trị hợp lý danh mục cổ phiếu lên kết quả kinh doanh khi đưa ra các kịch bản thị trường khác nhau. Phân tích cho thấy mức độ ảnh hưởng của biến động danh mục cổ phiếu niêm yết lên kết quả kinh doanh khi chỉ số thị trường hai sàn chứng khoán biến động tăng hoặc giảm một tỷ lệ % nhất định.

Dự phòng giảm giá chứng khoán được lập cho từng loại chứng khoán được mua bán trên thị trường và có giá trị thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ. Dự phòng được lập cho việc giảm giá trị của các khoản đầu tư có thể chuyển nhượng được trên thị trường vào ngày kết thúc kỳ kế toán tương ứng với chênh lệch giữa giá gốc của cổ phiếu với giá trị thị trường tại ngày đó theo hướng dẫn của Thông tư số 146/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 6/10/2014.

Các tài sản chịu ảnh hưởng nhiều của rủi ro thị trường là (i) danh mục đầu tư tự doanh; (ii) chứng khoán của khách hàng làm tài sản đảm bảo cho giao dịch ký quỹ.

- Danh mục đầu tư tự doanh:

Đối với rủi ro về giá cổ phiếu đối với danh mục tự doanh: với mục đích giảm sự tác động của rủi ro thị trường mà cụ thể là rủi ro biến động giá cổ phiếu tới kết quả kinh doanh của công ty, công ty chủ động tái cơ cấu danh mục theo hướng giảm tỷ trọng đầu tư cổ phiếu.

Để phù hợp với tình hình thị trường và định hướng phát triển của một số CTCK thiên về dịch vụ tài chính, công ty duy trì một danh mục tự doanh không lớn so với tổng giá trị tài sản. Bộ phận tự doanh có sự linh hoạt trong khuôn khổ các hạn mức và quy định về đầu tư được thiết lập và yêu cầu báo cáo hàng ngày.

- Chứng khoán của khách hàng làm tài sản đảm bảo cho giao dịch ký quỹ:

Rủi ro giá cổ phiếu nằm trong danh mục giao dịch ký quỹ: khi mức giá chứng khoán biến động quá lớn có thể khiến cho tổng giá trị tài sản đảm bảo

thấp hơn giá trị khoản vay khiến cho công ty chịu rủi ro thanh toán từ phía khách hàng. Vì vậy mà đối với đặc thù của giao dịch ký quỹ, rủi ro thị trường đóng vai trò quan trọng hơn so với rủi ro tín dụng khi nghĩa vụ trả nợ gần như hoàn toàn dựa trên giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng. Công ty cấp hạn mức ký quỹ phù hợp với khả năng tài chính, tài sản ký quỹ của khách hàng, lựa chọn danh mục chứng khoán được vay ký quỹ, xây dựng bộ tỷ lệ ký quỹ an toàn và tuân thủ công tác gọi bổ sung ký quỹ.

Thứ hai, rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà đối tác sẽ không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của một công cụ tài chính hoặc hợp đồng khách hàng, dẫn đến tổn thất về tài chính.

Công ty có rủi ro tín dụng từ các hoạt động kinh doanh của mình và từ hoạt động tài chính của mình. Rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu từ các khoản phải thu khách hàng, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư vào chứng khoán nợ.

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng: tổng giá trị ghi sổ của các tài sản tài chính thể hiện mức rủi ro tín dụng tối đa.

Công ty có chính sách tín dụng phù hợp và thường xuyên theo dõi tình hình để đánh giá xem công ty có chịu rủi ro tín dụng hay không. Công ty đều đánh giá không có bất kỳ rủi ro tín dụng trọng yếu nào với các khách hàng hoặc đối tác bởi vì các khoản phải thu đến từ một số lượng lớn khách hàng hoạt động trong nhiều ngành khác nhau và phân bổ ở các khu vực địa lý khác nhau.

- Tiền gửi ngân hàng của công ty chủ yếu được gửi tại các tổ chức tín dụng có uy tín. Ban Giám đốc không nhận thấy rủi ro trọng yếu nào liên quan đến các khoản tiền gửi này và không cho rằng các tổ chức tín dụng này sẽ mất khả năng trả nợ và gây ra tổn thất tài chính cho công ty. Công ty đánh giá rủi ro tập trung về tín dụng liên quan đến tiền gửi ngân hàng ở mức thấp.

- Các khoản đầu tư vào chứng khoán nợ:

sách, thủ tục và quy trình kiểm soát của công ty về đầu tư chứng khoán. Tại mỗi kỳ lập báo cáo tài chính, công ty đánh giá rủi ro tín dụng đối với các chứng khoán nợ trên cơ sở thông tin về tình hình thị trường và khả năng thu hồi của khoản đầu tư.

Công ty giới hạn mức rủi ro tín dụng bằng cách chỉ đầu tư vào các loại chứng khoán thanh khoản được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán.

- Phải thu khách hàng: Việc quản lý rủi ro tín dụng khách hàng của công ty dựa trên các chính sách, thủ tục và quy trình kiểm soát của công ty có liên quan đến việc quản lý rủi ro tín dụng khách hàng.

Các khoản phải thu khách hàng chưa trả thường xuyên được theo dõi. Các phân tích về khả năng lập dự phòng được thực hiện tại ngày lập báo cáo trên cơ sở từng khách hàng đối với các khách hàng lớn. Các khoản phải thu khách hàng của công ty thuộc một số lượng lớn khách hàng đa dạng và có tài sản bảo đảm đối ứng, do đó không có rủi ro tập trung về tín dụng.

Các khoản phải thu được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và luôn được phản ánh theo giá gốc trong thời gian tiếp theo. Các khoản phải thu được xem xét trích lập dự phòng rủi ro theo tuổi nợ quá hạn của khoản nợ hoặc theo tổn thất dự kiến có thể xảy ra trong trường hợp khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Chi phí dự phòng phát sinh được hạch toán vào Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm.

Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán thì mức trích lập dự phòng theo hướng dẫn của Thông tư số 228/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 7/12/2009 như sau:

Thời gian quá hạn Mức trích dự phòng

Từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm 30%

Từ 2 năm đến dưới 3 năm 70%

Từ 3 năm trở lên 100%

Thứ ba, rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản là rủi ro trong đó công ty không thể thanh toán cho các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Phương thức quản lý thanh khoản của công ty là đảm bảo ở mức cao nhất rằng công ty luôn có đủ khả năng thanh khoản để thanh toán các khoản phải trả khi đến hạn, trong điều kiện bình thường cũng như trong điều kiện căng thẳng về mặt tài chính, mà không làm phát sinh các mức tổn thất không thể chấp nhận được hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến công ty.

Rủi ro thanh khoản của công ty phát sinh chủ yếu do không tương xứng trong các kỳ hạn của tài sản tài chính và các khoản phải trả tài chính.

Công cụ quản lý thanh khoản là dùng phân tích đến hạn của các khoản tiền trong dòng tiền vào và dòng tiền ra của công ty theo kỳ hạn. Để quản lý rủi ro thanh khoản, báo cáo về dòng tiền được phòng kế toán tài chính phụ trách và quản lý hàng ngày, phòng tài chính kế toán có trách nhiệm quản lý dòng tiền theo thời gian đến hạn để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Ngoài ra lập báo cáo phân tích chỉ số thanh khoản của công ty dựa trên các số liệu tại báo cáo cân đối kế toán. Từ đó đưa ra các đánh giá về khả năng thanh khoản/trạng thái thanh khoản của công ty trong kỳ báo cáo.

Mục đích quản lý rủi ro thanh khoản nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện tại và trong tương lai. Tính thanh khoản được công ty quản lý nhằm đảm bảo mức phụ trội giữa các khoản nợ đến hạn và tài sản đến hạn trong kỳ ở mức có thể được kiểm soát đối với số vốn mà công ty tin rằng có thể tạo ra trong kỳ đó. Chính sách của công ty là theo dõi thường xuyên các yêu cầu về thanh khoản hiện tại và dự kiến trong tương lai nhằm đảm bảo công ty duy trì đủ mức dự phòng tiền mặt, các khoản vay và đủ vốn mà các chủ sở hữu cam kết góp nhằm đáp ứng các quy định về tính thanh khoản ngắn hạn và dài hạn hơn. Công ty quản lý khả năng thanh toán các khoản chi phí hoạt động

dự kiến và thanh toán các khoản nợ bằng cách đầu tư khoản tiền thặng dư vào các khoản đầu tư ngắn hạn và duy trì một số hạn mức tín dụng vay ngân hàng.

Thứ tư, rủi ro hoạt động:

Rủi ro hoạt động nảy sinh trong quá trình tác nghiệp hoặc do lỗi vận hành gây nên thiệt hại trong quá trình kinh doanh. Rủi ro hoạt động có thể do nhân viên gây ra, lỗi hệ thống, phần mềm, thiếu chốt kiểm soát trong các quy trình hoạt động của công ty, kinh doanh không thuộc phạm vi cho phép, chế độ báo cáo yếu kém, nhân sự thiếu kinh nghiệm, mạng thông tin dễ bị xâm nhập hoặc do các sự kiện bên ngoài. Khi xảy ra các rủi ro trên, công ty sẽ phải đối mặt với việc tổn thất về uy tín và tài sản, mất lòng tin của khách hàng.

Trong những vấn đề rủi ro ở hầu hết các công ty chứng khoán thì rủi ro hoạt động chiếm phần lớn, nhất là các công ty có quy mô nhỏ, tạo ra các xung đột lợi ích giữa công ty và khách hàng.

Công ty chứng khoán đã nhận dạng được những rủi ro hoạt động liên quan đến mọi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của công ty.

+ Rủi ro do các quy trình thực hiện chưa phù hợp với các quy định pháp luật, chưa phù hợp với cơ cấu hoạt động của công ty gây ra sự không chính xác trong việc thiết lập hệ thống quản lý rủi ro.

+ Rủi ro do lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, như thông tin tài khoản khách hàng bị tiết lộ, nhân viên môi giới đặt sai lệnh của khách hàng, nhân viên môi giới đặt lệnh mua/bán chứng khoán khi khách hàng không có đủ tiền/chứng khoán theo quy định, hoặc nhân viên môi giới thỏa hiệp với khách hàng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán.

+ Rủi ro hệ thống công nghệ thông tin có nguyên nhân do hệ thống không tương thích hoặc xảy ra sự cố lỗi kỹ thuật gây nên việc giao dịch không thực

Một phần của tài liệu RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THÀNH VIÊNCỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 74 - 83)

w