Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng là một ủy ban gồm các chuyên gia giám sát các hoạt động ngân hàng đuợc thành lập năm 1975 bởi các Thống
29
đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10( Bỉ, Canada, Pháp, Đức,ý, Nhật bản, Hà lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức hợp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán Quốc tế( BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại thành phố Basel (Thụy sỹ).
Quan điểm của ủy ban Basel: Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ dọa về sự ổn định tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Ủy ban Basel đã hoạt động nhiều năm để thực hiện mục tiêu của quan điểm này, dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia về giám sát nghiệp vụ ngân hàng trên toàn cầu. Như vậy từ chỗ diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triên các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc trong quản lý nợ xấu hay cũng chính là nguyên tắc trong quản lý RRTD, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc)
Nguyên tắc 1: Mỗi ngân hàng cần xây dựng chiến lược về RRTD (chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu) và các chính sách về RRTD chính. Chiến lược hoạt động ngân hàng phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng với mức sinh lời nhất định mà ngân hàng kỳ vọng.
Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược về RRTD, phát triển các chính sách, thủ tục đối với mọi hoạt động của ngân hàng, ở từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh sách đầu tư nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu.
Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần xác định và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đối với các sản phẩm và hoạt động mới ngân hàng cần xây dựng biện pháp quản lý rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi đưa vào sử dụng.
30
Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc)
Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần phải xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (đối tượng khách hàng đủ tiêu chuẩn cấp tín dụng) và phải chỉ rõ thị trường mục tiêu.
Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra cách loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhựng có thể so sánh và theo dõi được trên cở sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Nguyên tắc 6: Ngân hàng phải có quy trình phê duyệt rõ ràng trong phê duyệt tín dụng và gánh trách nhiệm của cán bộ liên quan trong các khâu của quy trình tín dụng vào công việc để đảm bảo ra quyết định đúng đắn.
Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro trong cho vay. Việc gia hạn tín dụng cần thực hiện theo các tiêu chí và trình tự rõ ràng.
Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (6 nguyên tắc)
Nguyên tắc 8: Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có RRTD, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu nhập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay theo quy mô độ phát triển của ngân hàng.
Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi theo điều kiện từng khoản tín dụng, bao gồm việc xác định mức độ đầy đủ củ dự phòng và dự trữ.
Nguyên tắc 10: Áp dụng hệ thống xếp hạng RRTD nội bộ trong quản lý hệ thống tín dụng.
Nguyên tắc 11: Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và hệ thống phân tích để đo lường được RRTD trong mọi hoạt động nội bảng và ngoại bảng. Hệ
31
thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu của danh mục đầu tu tín dụng, bao gồm toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng.
Nguyên tắc 12: Ngân hàng cần phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng.
Nguyên tắc 13: Ngân hàng cần tính đến các thay đổi trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư tín dụng, và phải đánh giá mức độ RRTD trong điều kiện phức tạp.
Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với nợ xấu (4 nguyên tắc)
Nguyên tắc 14: Ngân hàng cần xây dựng hệ thống đánh giá cập nhật và độc lập về các quá trình quản lý RRTD.
Nguyên tắc 15: Ngân hàng cần xây dựng hệ thống và tăng cường kiểm soát nội bộ và các hoạt động khác nhằm phát hiện các lĩnh vực có yếu tố kém trong quá trình quản lý RRTD, và báo cáo kịp thời cho các cấp lãnh đạo về các vi phạm chính sách, thủ tục và giới hạn tín dụng.
Nguyên tắc 16: Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề . Các chính sách RRTD của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này cần được xác định rõ tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng.
Nguyên tắc 17: Các cơ quan giám sát cần tiến hành đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, thủ tục liên quan đến việc cấp tín dụng và quản lý liên tục danh mục đầu tư của ngân hàng. Sau đó thông báo cho lãnh đạo ngân hàng về những vấn đề mà ngân hàng đang gặp phải như sự tập trung rủi ro quá mức, việc phân loại các khoản tín dụng có vấn đề...