3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập, về chất lượng công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên
89
có liên quan khi cho ra đời những báo cáo tài kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Thực tế hiện nay cho thấy, luợng của rất nhiều công ty kiểm toán là chua đảm bảo, chất luợng báo cáo kiểm toán còn thấp từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp thông tin tài chính cho các NHTM để đuợc vay vốn là những con số ảo, tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Cùng với đó, Chính phủ cần có thêm những chế tài cụ thể với các truờng hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc cấu kết với đơn vị kiểm toán thực hiện không đúng, đủ quy định minh bạch tài chính.
Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại DNNN cũng nhu có các quy định cụ thể trong việc xử lý nợ vay ngân hàng của các DNNN thực hiện sắp xếp lại.
Việc thực hiện đổi mới, sắp xếp lại DNNN là một chủ truơng lớn của Đảng và của Nhà nuớc, nhằm đổi mới hoạt động của các DNNN, chuyển hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhằm hoạt động có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Thực tế cho thấy, một bộ phận khá lớn các DNNN sau khi thực hiện cổ phần hóa đã có những chuyển biến rất tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng đầy đủ, theo đúng cam kết khi nhận nợ và khi vay vốn đã ký. Trong quá trình chuyển đổi các DNNN, vấn đề xử lý tài chính cho các đơn vị này đuợc đặt lên hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để xác định DNNN có đủ điều kiện để đuợc chuyển đổi hay không. Việc xử lý tài chính của doanh nghiệp sẽ góp phần vào giải quyết các khoản nợ tồn đọng của khu vực ngân hàng.
Chính phủ cần sớm hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm đạt mục tiêu đầy đẩy nhanh quá trình, tiến độ xử lý TSĐB, nhằm giảm tình trạng các hồ sơ cầm có thể thế chấp đuợc thực hiện đúng quy định, nhung khi cần xử lý tài sản thì lại mất nhiều thời gian mới thu hồi đuợc nợ.
Chính phủ càn chỉ đạo thuờng xuyên và giao trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành, địa phuơng trong việc hỗ trợ, phối hợp với ngân hàng để xử lý
90
các khoản nợ xấu. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng có thể tiến hành nhanh chóng các giải pháp xử lý nợ và hạn chế phát sinh những chi phí trong quá trình thu nợ.
Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cũng nhu quy định giao dịch đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh...vốn là những vấn đề liên quan đến bộ, ngành khác nhau có ảnh huởng lớn đến công tác quản lý RRTD đua đến sự thống nhất giữa các quy định pháp luật nhằm giúp hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành liên quan, cùng với NHNN để thống nhất chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vuớng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan
+ Đối với Bộ Tài chính
Cần có huớng dẫn việc không tính thuế sử dụng đất hàng năm đối với đất là tài sản đảm bảo vay nợ đuợc giao cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ. Do hiện nay, cơ quan thuế vẫn yêu cầu khách hàng nộp thuế sử dụng đất trong thời gian đất (là TSĐB nợ vay) đuợc giao cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ, thậm chí cả tiền thuế sử dụng đất mà chủ sở dụng đất cũ chua nộp. Đây là điều bất hợp lý vì tính từ thời điểm giao đến khi ngân hàng xử lý thu hồi đuợc nợ thì ngân hàng không sử dụng đất này. Đối với số tiền thuế sử dụng đất mà nguời sử dụng đất chua nộp Bộ tài chính cũng cần có huớng dẫn miễn, giảm vì chủ sở dụng đất cũ không còn tu cách pháp nhân, giải thể, chết...Việc làm này sẽ cho ngân hàng không phải chịu những chi phí không đáng có, tạo thêm năng lực tài chính cho việc xử lý nợ.
Có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn để các ngân hàng tăng cuờng khả năng trích lập dự phòng rủi ro, tạo điều kiện để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
91
Trình Chính Phủ cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM nhà nuớc nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng. Đồng thời, cấp bổ sụng vốn điều lệ đối với các DNNN đặc thù để các doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh, tăng thu nhập để trả nợ vay ngân hàng.
Sớm ban hành các quy định về cơ chế xử lý tài chính, hỗ trợ tài chính đối với các ngân hàng khi thực hiện các giải pháp xử lý nợ theo chỉ định của chính phủ, xử lý nợ bằng biện pháp bán nợ.
+ Đối với Tổng cục địa chính, Bộ tài nguyên môi trường
Sớm ban hành văn bản huớng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất và những tài sản liên quan tới đất để tạo cơ chế, thủ tục thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Đối với những tài sản là quyền sử dụng đất mà tài liệu gốc có từ những năm truớc chỉ là các quyết định giao đất và đến nay chua hoàn thiện đuợc thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có cơ chế cụ thể ngân hàng có đuợc cơ sở pháp lý để tiến hành mua bán tài sản có trên thị truờng, cải tạo cho thuê hoặc xử lý nhu các tài sản có đầy đủ bộ hồ sơ pháp lý theo quy định.
+ Đối với các cơ quan thực thi pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, chính quyền địa phương các cấp, cơ quan thi hành các cấp.
Cần phối hợp và hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý, giải quyết các khoản nợ. Trong nhiều truờng hợp cần thiết cần sử dụng những biện pháp cứng rắn nhu buộc con nợ phải giao TSĐB cho ngân hàng, kiên quyết khởi kiện và tiến hành xử lý nhanh chóng, kịp thời hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý cho những tài sản không đủ hồ sơ pháp lý cần thiết để giao cho ngân hàng xử lý theo các huớng thích hợp. Đối với những con nợ không còn khả năng hoạt động cần tiên quyết thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản để giải phóng tài sản, giao cho ngân hàng. Đồng thời, với các bản án có hiệu lực, cơ
92
quan thi hành án cần nhanh chóng được áp dụng, các biện pháp thi hành án để ngân hàng có thể nhanh chóng thu hồi nợ.
Chính quyền các cấp cùng các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp có nợ xấu, cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc đôn đốc con nợ thuộc nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Với sự mở rộng tính tự chủ và chịu trách nhiệm của các NHTM, các ngân hàng đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của mình trong các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa ngân hàng như cho vay để các khoản vay của các ngân hàng khác hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy
cơ RRTD tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững an toàn.
- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt độnh kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại.
- Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25/4/2007 của thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ vốn có một số điểm chưa phù hợp cần xem xét điều chỉnh theo hướng đối với nợ gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ. Hiện nay chỉ căn cứ vào
93
số lần gia hạn mà không căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC của NHNN. Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một Công ty cổ phần có sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín dụng độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh,có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng thế giới.
3.3.4 Kiến nghị với Hội sở ngân hàng TMCP SHB
Hội sở ngân hàng SHB cần tập trung nghiên cứu, hoàn thiện quy trình quy chế tín dụng áp dụng cho toàn bộ hệ thống dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng những quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về pháp luật ngân hàng, cùng với đó cần tham khảo các mô hình tiên tiến trong hoạt động tín dụng và quản lý RRTD, áp dụng cụ thể vào điều kiện của Việt Nam và có cơ chế thông thoáng hơn nữa trong việc cho phép sự linh hoạt trong hoạt động tín dụng tại cấp độ các chi nhánh, trong đó có chi nhánh Hà Nội.
Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng, nhằm giúp cho
công tác thẩm định, đánh giá xếp hạng khách hàng ngày một hiệu quả hơn. Tăng cường đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các chi nhánh, trong đó đặc biệt là hệ thống CNTT hiện đang trong giai đoạn đầu tư mới và hệ thống các chương trình ứng dụng phục vụ hạch toán kế toán và phân tích tín dụng.
Tăng cường các khóa đào tạo nhân sự chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân viên tân tuyển, nhằm thiết lập môi trường văn hóa chuyên môn cao song với hoạt động phong trào vốn là điểm mạnh và là thương hiệu của ngân hàng SHB, trong đó SHB chi nhánh Hà Nội hiện là đơn vị nòng cốt.
94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Định hướng chiến lược quản lý RRTD của SHB được giới thiệu như “kim chỉ nam” trong quá trình tự hoàn thiện chính sách quản lý RRTD của SHB chi nhánh Hà Nội. Trên cơ sở kết hợp lý luận và thực tiễn công tác quản lý RRTD giai đoạn 2011 - 2013 của SHB chi nhánh Hà Nội, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quá trình quản lý RRTD tại chi nhánh, đồng thời cũng nêu lên một số đề xuất kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động tác nghiệp của các ngân hàng thương mại.
95
KẾT LUẬN•
Hoạt động ngân hàng luôn hàm chưa rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng. Do đó, để có sự tăng trưởng ổn định cần thiết phải tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, giúp giảm dần việc trích lập dự phòng rủi ro, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của toàn ngân hàng. Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài "Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Hà Nội" được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề quan trọng đối với các NHTM nói chung và ngân hàng SHB, chi nhánh Hà Nội nói riêng.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
1- Luận văn đã khai thác được cơ sở lý thuyết cơ bản về RRTD và công tác quản lý RRTD trong ngân hàng, nguyên nhân phát sinh và biện pháp quản lý RRTD trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
2- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của SHB chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn từ 2011 đến tháng 06/2014, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác quản lý RRTD tại chi nhánh; qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý RRTD của SHB chi nhánh Hà Nội.
3- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý RRTD tại ngân hàng SHB chi nhánh Hà Nội, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm xử lý có hiệu quả hơn RRTD của chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, các bộ ban ngành liên quan...
Đây là một đề tài rộng, có tính phức tạp, quy mô đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ bộ phận - tổng thể trong việc quản lý RRTD, nên những đánh giá, phân tích, những giải pháp, kiến nghị không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả luận văn kính mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đọc để luận văn có điều kiện hoàn thiện thêm.
96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Luật Quốc Hội (2008), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia.
2. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2009), Tài liệu giảng dạy quản lý rủi ro. 3. Frederic S. Mishkin, Giáo trình Tiền tệ, Ngân hàng và Thị truờng tài
chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. PSG.TS Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình ngân hàng thuơng mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản lý ngân hàng thuơng mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
6. Ngân hàng TMCP SHB - Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo kinh doanh năm 2011 - Luu hành nội bộ
7. Ngân hàng TMCP SHB - Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo kinh doanh năm 2012 - Luu hành nội bộ.
8. Ngân hàng TMCP SHB - Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo kinh doanh năm 2013 - Luu hành nội bộ.
9. Ngân hàng TMCP SHB - Chi nhánh Hà Nội(2011) Sổ tay tín dụng - Luu hành nội bộ.
10.Ngân hàng TMCP SHB(2008), Quyết định 56/QĐ - HĐQT quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.
11.Ngân hàng TMCP SHB(2008), Quyết định 795/QĐ - HĐQT quy định về quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng.
97
12.Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
13.Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư số 13/2010/T_NHNN về ban hành " Quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng".
14.Peter S.Rose (2004), Quản lý ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
15.Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
16.Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2003), Các nguyên tắc quản lý rủi