Mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng hệ thống quản lý RRTD tại SHB chi nhánh Hà Nội vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tương đối thấp, mặc dù đạt chỉ tiêu dưới 5% tổng dư nợ theo Ngân hàng Nhà nước, nhưng so với trung bình toàn hệ thống SHB thì tỷ lệ 3,73% là cao hơn. Cũng phân tích về tỷ lệ nợ xấu theo các nhóm, có thể nhận thấy đa số nợ xấu là thuộc nợ có khả năng mất vốn: tỷ trọng nợ nhóm 5 chiếm tới hơn 95,13% năm 2012 và hơn 77,86% năm 2013. Như vậy, thực chất tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Hà Nội các năm vẫn ở mức cao, công tác xử lý nợ có vấn đề của chi nhánh hầu như không có hiệu quả, chủ yếu bù đắp bằng nguồn dự phòng trích lập.
Thứ hai, công tác quản lý RRTD chưa được tiến hành một cách bài bản. Bộ phận quản lý rủi ro còn thiếu kinh nghiệm, chưa đủ trình độ chuyên môn để giải quyết kịp thời những bất cập xảy ra trong quá trình thực hiện. Năng lực, trình độ của các cán bộ còn hạn chế, chưa đồng đều, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án và tài chính doanh nghiệp của cán bộ tín dụng.
Thứ ba, chưa có hệ thống quản lý TSĐB hợp lý, phù hợp với các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro. Hồ sơ TSĐB của khách hàng đôi khi không đầy đủ, không thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo, dẫn đến khó khăn trong việc xử lý TSĐB.
62
Thứ tư, quản lý RRTD đã buôn lỏng dẫn tới giai đoạn phát triển nóng của tín dụng năm 2011-2012 với mức tăng truởng các năm đều trên 50%, các món vay lĩnh vực bất động sản liên tục tăng giai đoạn này, cản trở sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Nhu vậy, những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý RRTD tại SHB chi nhánh Hà Nội là khá phức tạp, mà nguyên nhân của nó tuơng ứng tới từ nhiều phía.Việc tìm ra nguyên nhân qua đó khắc phục chúng để nâ ng cao hơn nữa hiệu quả quản lý RRTD là vấn đề cấp thiết và tất yếu phải thực hiện trên con đuờng phát triển của SHB chi nhánh Hà Nội lên một tầm cao mới.