Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng SHBch

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN SÀI GÒNHÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10551050-.htm (Trang 84 - 86)

3.1.2.1. Phương hướng hoạt động

Năm 2013 mặc dù kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng chưa thực sự bền vững, các nước kinh tế phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn và có thể ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam, cùng với việc năng lực tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, cũng song hành với những biến động thiếu ổn định và những tác động tiêu cực từ lạm phát, thất nghiệp...Trên cơ sở phân tích các bối cảnh kinh tế trong nước, thế giới và lợi thế so sánh của Ngân hàng TMCP SHB nói chung và SHB chi nhánh Hà Nội nói riêng, Ban lãnh đạo SHB chi nhánh Hà Nội đã thống nhất xác định phương hướng hoạt động của chi nhánh như sau:

- Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng SHB chi nhánh Hà Nội thông qua nâng cao năng lực tự chủ tài chính, mạng lưới khách hàng và quản lý rủi ro.

- Không ngừng thay đổi tư duy quản lý theo hướng áp dụng của chuẩn mực tiên tiến, hiện đại vừa mang tính tuân thủ từ Hội sở ngân hàng TMCP SHB, vừa mang tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc thù tại SHB chi nhánh Hà Nội.

- Tập trung phát huy các lợi thế, khắc phục các tồn tại, hạn chế, tận dụng tối đa các cơ hội trên thị trường nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh doanh của đơn vị trước mắt là đến năm 2015 và giai đoạn 2015 - 2020, đóng góp cho sự phát triển chung của hệ thống Ngân hàng TMCP SHB.

- Xây dựng thương hiệu SHB chi nhánh Hà Nội trở thành chi nhánh hàng đầu có sức cạnh tranh cao theo phương châm "An toàn - hiệu quả - hiện đại- tăng trưởng bền vững".

73

3.1.2.2. Các mục tiêu tín dụng cụ thể

- Mức tăng trưởng tín dụng: Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu kiểm soát an toàn, tranh thủ thời cơ phát triển của nền kinh tế và yêu cầu cơ cấu lại tài sản SHB, định hướng mức tăng trưởng tín dụng bình quân trong giới hạn 25% trong giai đoạn 2015-2018, bình quân 35% tổng giai đoạn 2018-2020.

- Cơ cấu tín dụng: Tăng cường kiểm soát quy mô trung - dài hạn. Phấn đấu giai đoạn 2015-2018 tỷ trọng tín dụng trung - dài hạn dưới 35% tổng dư nợ, trong đó tín dụng dài hạn <30% tổng dư nợ.

- SHB chi nhánh Hà Nội xác định danh mục tín dụng ưu tiên đầu tư vào các ngành năng lực cao su, khai thác khoáng sản, xuất nhập khẩu. Thanh lọc và chọn lọc khách hàng cho vay trong phạm vi tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức 15% đảm bảo rủi ro tín dụng ở mức <3%.

- Kiểm tra sau cho vay: Các khoản vay phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất lợi của khách hàng có thể dẫn tới không trả nợ đúng hạn. Với các khoản nợ đã quá hạn (từ nhóm 2 trở lên) ít nhất một tháng phải trực tiếp gặp gỡ khách hàng để đôn đốc, trao đổi và yêu cầu khách hàng cam kết kế hoạch trả nợ cụ thể. Biên bản kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ có cơ sở thực tế, có tài liệu, hình ảnh chứng minh...

- Cơ cấu lại thời gian trả nợ đối với các khoản nợ thuộc nhóm 1,2: đối với các khách hàng vay vốn gặp khó khăn tạm thời do những nguyên nhân khách quan (do tác động của các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ hàng hóa, ứ đọng hàng tồn kho) không trả được nợ đúng hạn thì SHB chi nhánh Hà Nội sẽ phối hợp với khách hàng thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ theo đúng quy định SHB và NHNN, tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nơ xấu.

74

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN SÀI GÒNHÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10551050-.htm (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w