Trong việc đối phó với rủi ro phát sinh, hành động của mọi chủ thể trong mọi trường hợp đều nhằm hạn chế tác hại và bù đắp thiệt hại cho hoạt động bị rủi ro và các hoạt động liên đới. RRTD phát sinh trực tiếp là nợ quá
78
hạn, nợ xấu, trong đó nợ xấu là đối tuợng đuợc quan niệm chủ yếu. Do đó để nâng cao hiệu quả quản lý RRTD, việc có những biện pháp hạn chế, bù đắp hợp lý, nhanh chóng dứt điểm phải là tiêu chí hàng đầu trong việc đối phó với nợ xấu. Để làm đuợc công việc đó, SHB chi nhánh Hà Nội cần thực hiện các hành động sau:
3.2.2.1. Tăng cường hiệu quả xử lý hiệu quả nợ có vấn đề
Nợ có vấn đề là nợ quá hạn, nợ xấu. Trong việc xử lý nợ có vấn đề, chủ thể xử lý nợ hiện tại tại SHB chi nhánh Hà Nội trực tiếp bao gồm cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý khoản vay và khách hàng, cán bộ xử lý nợ, Ban giám đốc chi nhánh và bộ phận kiểm tra kiểm soát sau vay trực thuộc phòng tái thẩm định, về cơ bản lực luợng tham gia là khá đầy đủ và theo nhiều góc độ. Vấn đề SHB chi nhánh Hà Nội cần xử lý tốt là chất luợng phối hợp giữa các chủ thể, và khả năng ứng xử với khách hàng, dựa trên vốn hiểu biết pháp luật sâu rộng và khả năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng, tu vấn cho khách hàng. Tùy từng mức độ của nợ có vấn đề, mà SHB chi nhánh Hà Nội cần đua ra hành động xử lý cụ thể, trong đó có các quyết định về gia hạn nợ, khoanh nợ, kiện ra tòa án kinh tế hoặc tòa án hình sự, phát mại tài sản đảm bảo.. .Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất trong công tác xử lý nợ cần đạt tới phải là sự cân đối hài hòa giữa lợi ích của SHB chi nhánh Hà Nội và mối quan hệ đã đuợc thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, có thiện chí trả nợ và nguyên nhân phát sinh rủi ro là những yếu tố khách quan.
3.2.2.2. Tiếp tục khai thác, xử lý các khoản nợ có TSBĐ
Đây đuợc coi là nghiệp vụ quan trọng nhất trong công tác xử lý nợ có vấn đề, bởi kết quả của nó trực tiếp là kết quả xử lý nợ có vấn đề đem lại hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất cho các NHTM nói chung và SHB chi nhánh Hà Nội nói riêng.
Truớc hết, SHB chi nhánh Hà Nội cần rà soát lại và thống kê một cách có hệ thống toàn bộ hồ sơ TSĐB tiền vay của các khoản nợ có vấn đề (nợ quá
79
hạn, nợ xấu), trong đó việc xem xét tính hợp lệ, hợp pháp trong công tác xử lý nợ đã ký kết là vấn đề quan trọng nhất, qua đó có những hành động bổ sung sửa đổi cần thiết để làm nền tảng cho công tác xử lý nợ tốt nhất và chủ động nhất. Trong đó, cần tập trung xử lý đối với loại hình TSBĐ là bất động sản, đối tượng có tính chất pháp lý phức tạp, khách hàng vay vốn trung dài hạn là chủ yếu và thường xuyên có những thay đổi trên giấy tờ sở hữu, sử dụng. SHB chi nhánh Hà Nội cần nhanh chóng cập nhật thông tin và yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ các giấy tờ xin sửa đổi và quyết định sửa đổi của khách hàng, tránh việc bị động trong việc xử lý tài sản và việc có ý lừa đảo, chây ỳ của khách hàng. Bên cạnh đó, việc chú trọng đánh giá hiện trạng TSBĐ của các khoản nợ có vấn đề cũng cần đồng thời được tiến hành, trên cơ sở đó đánh giá trị giá, khả năng thanh khoản của tài sản, rồi phân loại tài sản theo các loại, mức là cơ sở dữ liệu ngắn gọn tương ứng với các biện pháp xử lý thích hợp.
Cụ thể đối với các TSBĐ có tính thanh khoản cao trên thị trường, có đầy đủ các điều kiện về mặt pháp lý, SHB chi nhánh Hà Nội cần lập kế hoạch thu nợ bằng xử lý tài sản và xếp vào biện pháp đầu tiên trong việc xử lý nợ nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc xử lý nợ.
Đối với các tài sản có tính thanh khoản, giấy tờ pháp lý hợp lệ song tính luân chuyển thấp, SHB chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới nên áp dụng phương thức mua bán nợ. Đây là nghiệp vụ không mới, song tại chi nhánh Hà Nội chưa được áp dụng nhiều trong thời gian vừa qua. Đối tác mua bán nợ ở đây là các công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng, trung tâm dịch vụ đấu giá...
3.2.2.3. Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và an toàn nguồn vốn trong trường hợp xảy ra RRTD, SHB chi nhánh Hà Nội cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về trích lập dự phòng theo quyết định 493 - điều 7 của NHNN và
80
các quy định của Hội sở ngân hàng SHB. Trong đó, việc nghiên cứu, mở rộng đối tuợng phân loại nợ, tuân thủ quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý RRTD một cách hiệu quả cần có quan điểm chỉ đạo rõ ràng của ban lãnh đạo SHB chi nhánh Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu cân nhắc kỹ luợng tổng hợp các lợi ích và chi phí cơ hội.
Trong thời gian tới, SHB chi nhánh Hà Nội cần tăng cuờng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả giải pháp này bằng việc tăng cuờng trích lập và sử dụng hợp lý, kịp thời đối với các khoản tín dụng nói chung tại tất cả các nhóm nợ, ngoài ra cần tăng cuờng hơn nữa trong việc theo dõi và trích lập dự phòng cho các chỉ tiêu ngoại bảng về bảo lãnh, cam kết thanh toán L/C. Trích lập quỹ dự phòng cần tuân thủ thứ tự uu tiên, trong đó phân theo các loại cụ thể là các khoản nợ mất khả năng thu hồi. Với các khoản nợ còn khả năng thu hồi, việc trích lập dự phòng cụ thể là biện pháp đuợc thực hiện sau khi ngân hàng đã có những biện pháp xử lý bằng cách thu nợ trự tiếp nhung không mang lại hiệu quả.
3.2.2.4.Hỗ trợ khách hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi nợ
trực tiếp
Trên cơ sở kết quả việc phân tích và phân loại nợ xấu, SHB chi nhánh Hà Nội cần tiến hành các biện pháp thích hợp đôn đốc khách hàng huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ vay ngân hàng trong thời gian ngắn nhất. Đây đuợc xem là biện pháp thu hồi nợ ít tốn kém nhất nhung mang lại hiệu quả không nhỏ trong việc thu hồi nợ và các vấn đề liên quan tới quan hệ khách hàng và thông tin trong bối cảnh ngân hàng SHB đã thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị truờng chứng khoán.
Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu phát sinh nợ xấu, SHB chi nhánh Hà Nội cần lập tức đua vào danh sách các khoản nợ xấu cần chú ý để theo dõi các luồng tiền về tài khoản của khách hàng mở tài khoản ngân hàng để thực
81
hiện giám sát, thu hồi nợ kịp thời, tránh để khách hàng sử dụng luồng tiền quay vòng dẫn đến không trả nợ đúng hạn. Ngân hàng cũng cần chủ động phối hợp cùng khách hàng rà soát các khoản công nợ phải thu, các tài sản không còn nhu cầu sử dụng...để huớng dẫn khách hàng thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi công nợ, phát mại những tài sản hợp pháp của khách hàng mà khách hàng không còn nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả nhằm tạo nguồn vốn trả nợ vay ngân hàng. Để có thể đạt đuợc kết quả nhu mong muốn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải thực sự khôn khéo linh hoạt trong cách ứng xử để tạo lòng tin đối với khách hàng vừa là nghĩa vụ nhung cũng vừa là giúp cho chính khách hàng thoát đuợc khỏi áp lực của việc trả nợ quá hạn.
Để hoạt động thu hồi trực tiếp đạt đuợc kết quả cao nhất, ngân hàng cần xây dựng một cơ chế thấp hấp dẫn với tất cả đối tuợng hỗ trợ, giúp đỡ ngân hàng thu hồi nợ xấu bao gồm cả cán bộ nhân viên ngân hàng cũng nhu các tổ chức cá nhân và tổ chức khác có tham gia. Nhằm tối đa hóa giá trị các khoản nợ xấu thu hồi, ngân hàng cần xây dựng nguyên tắc thuởng theo phần trăm giá trị nợ xấu thu hồi đuợc.
Với các doanh nghiệp có triển vọng phục hồi cao, SHB chi nhánh Hà Nội cần đẩy mạnh hoạt động việc chuyển nợ vay thành vốn góp. Với hình thức này ngân hàng có cơ hội điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
3.2.2.5. Bán các khoản nợ xấu
Bằng việc tham gia thị truờng mua bán nợ, ngân hàng có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khác theo quy định hiện hành. Việc bán các khoản nợ xấu sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng xử lý đuợc nợ xấu, thu hồi nợ vay tối đa, tập trung cho công việc kinh doanh mới của mình, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu hiệu quả mà không chịu ảnh huởng trực tiếp từ việc giải quyết
82
nợ tồn đọng với khách hàng. Hơn nữa, các chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện việc mua lại các khoản nợ trên thị trường mua bán nợ hoạt động một cách chuyên nghiệp và tận dụng được những lợi thế về thông tin, quy mô, quyền hạn..Ngân hàng TMCP SHB hiện đã thành lập công ty cổ phần quản lý nợ và khai thác tài sản( viết tắt là SHB AMC) vào tháng 10-2009, là đơn vị thường xuyên có những khoản giao dịch với SHB chi nhánh Hà Nội trong việc mua bán lại các khoản nợ có vấn đề cần xử lý, chủ yếu trong đó là nợ xấu và cũng là đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ kho bãi với hàng hóa, kho hàng hóa thế chấp tại SHB chi nhánh Hà Nội. Ngoài ra, SHB chi nhánh Hà Nội cũng có thể bán các khoản nợ xấu trên thị trường mua bán nợ khá phổ biến hiện nay.