Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN SÀI GÒNHÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10551050-.htm (Trang 53 - 72)

2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Hà Nội

a) Tăng trưởng tín dụng

SHB chi nhánh Hà Nội tăng trưởng tín dụng liên tục qua các năm từ 2011 tới 2013. Giai đoạn 2011 đến 2012 là giai đoạn tăng trưởng của chi nhánh với năm 2012 tăng trưởng 77,28% so với năm 2011. Điều này thể hiện giai đoạn 2011-2012 công tác quản lý RRTD tại chi nhánh nơi lỏng, không thực hiện tốt, dẫn tới hoạt động tín dụng tại chi nhánh ẩn chứa rủi ro cao, dẫn tới tỷ lệ xấu năm 2013 tăng trở lại.

43

b) Tỷ lệ nợ xấu

Trong công tác xếp loại nợ đang áp dụng trong thời gian qua, SHB chi nhánh Hà Nội xếp loại nợ theo hai phương pháp định tính theo khả năng trả nợ và định lượng theo thời gian tuân thủ kỳ hạn nợ, trong đó phân nhóm nợ cụ thể thành 5 nhóm, trong đó nhóm 2 tới nhóm 5 xếp vào nợ quá hạn, nhóm 3 tới nhóm 5 xếp vào nợ xấu. Số liệu thống kê ba năm gần nhất như sau:

Bảng 2.6: Phân loại nợ, nợ xấu

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu /Tổng dư nợ qua các năm nhìn chung ở mức tương đối thấp, giai đoạn 2011-2012 tỷ lệ xấu giảm từ 5,29% xuống còn 2,26%, tuy nhiên sang năm 2013, nền kinh tế tiếp tục khó khăn, dẫn tới nhiều món vay bị chuyển nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3,73%, chi nhánh cần thực hiện nhiều biện pháp đôn đốc thu hồi nợ hơn nữa, bởi ngoài việc tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại còn thấy nợ nhóm 2 cũng có xu hướng tăng lên, điều này là do giai

^^'"--^^^ Năm Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06/2014 Dư nợ có TSĐB/Tông dư nợ 66% 70% 76,88% 78,06%

TSĐB là BĐS_______________ 49% 42% 38% 39%

TSĐB là Động Sản___________ 51% 58% 62% 61%

Dư nợ không có TSĐB/TÔng dư nợ______________________

34% 30% 23,12% 21,94%

44

đoạn trước ngân hàng xử lý một số lượng dư nợ xấu ra ngoại bảng việc sử dụng quỹ Dự phòng rủi ro nhằm làm sạch bảng cân đối kế toán.

Mặc dù, tỷ lệ nợ xấu của SHB chi nhánh Hà Nội tương đối thấp, tuy nhiên dư nợ nhóm 5 luôn chiếm đa số tổng nợ xấu, năm 2011 dư nợ nhóm 5 là 218,55 tỷ đồng tương đương 91,32% tổng nợ xấu, sang năm 2012 mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm xuống nhưng cơ cấu nợ xấu năm 2012 nợ nhóm 5 chiếm tới hơn 95,13%, năm 2013, tỷ trọng nợ nhóm 5 trong tổng nợ xấu cũng chiếm tới hơn 77,86%

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ nhóm 5 trong tổng nợ xấu qua các năm

ĐVT: Tỷ đồng

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Như vậy, thực chất tỷ lệ nợ xấu của SHB chi nhánh Hà Nội các năm vẫn ở mức cao, khả năng xử lý nợ xấu của chi nhánh còn hạn chế điều này là thách thức lớn và cũng là mục tiêu cần phải giải quyết để thực hiện tốt công tác quản lý RRTD của SHB nói chung và SHB chi nhánh Hà Nội nói riêng.

45

c) Tỷ lệ dư nợ có TSĐB

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay theo loại TSBĐ

STT Chỉ tiêu________ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2014 J______ Dư nợ quá hạn 288,1 222,1 483,4 613,44 2_____ Giá trị TSĐB 307,4 426,2 885,80 1.027,75 3_____ Quỹ DPRR 24,23 31,08 51,63 56,95 4 Mức đảm bảo RRTD= (2+3)/ 1 (%) 154,11 % 178,82% 173,14% 176,82%

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ Dư nợ có TSĐB và Dư nợ không có TSĐB trong Tổng dư nợ qua các năm

ĐVT: %

■Dư nợ không có TSĐB

■Dư nợ có TSĐB

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

46

Theo loại TSBĐ, tại SHB chi nhánh Hà Nội các năm gần đây, nhận thấy các khoản vay đa phần đều có TSBĐ, trong đó TSBĐ là tài sản chiếm đa số với mức bình quân lượng dư nợ có TSBĐ là động sản chiếm 50% và liên tục tăng. Qua thống kê về cơ cấu dư nợ theo TSĐB có thể nhận thấy SHB chi nhánh Hà Nội ưu tiên món vay được thế chấp, và loại tài sản thế chấp là đa dạng, không hạn chế đối với động sản. Tuy nhiên điều này cũng tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh bởi giá trị tài sản là động sản như phương tiện vận tải, hàng hóa,...giá trị thường theo thời gian, trong quá trình đảm bảo cũng cần yêu cầu về quản lý, theo dõi thường xuyên.

d) Mức độ đảm bảo tín dụng

Bảng 2.8: Mức độ đảm bảo rủi ro tín dụng

(Nguồn : Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh)

Việc trích lập dự phòng rủi ro của SHB được thực hiện định kỳ hàng tháng theo đúng dư nợ quá hạn thực tế và giá trị TSĐB, tỷ lệ trính lập thực hiện theo đúng Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD; Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số 493 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định 56/QĐ - NĐQT ngày 09/04/2008 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Quỹ dự

47

phòng trích lập đóng vai trò quan trọng trong việc chống đỡ rủi ro, tài sản đảm bảo được coi là nguồn trả nợ thứ cấp khi khách hàng không trả được nợ đồng thời nhằm tăng trách nhiệm của người đi vay đối với Ngân hàng. Tỷ lệ đảm bảo rủi ro tại SHB chi nhánh Hà Nội luôn duy trì ở mức bình quân là 169% cho thấy mức độ đảm bảo rủi ro của chi nhánh Hà Nội là tương đối cao và an toàn.

2.2.2.2. Các công cụ quản lý RRTD tại SHB chi nhánh Hà Nội

a, Nhóm công cụ về cơ chế chính sách quản lý RRTD

- Chính sách quản lý RRTD tại SHB

Chính sách quản lý RRTD của ngân hàng bao gồm có hàng loạt các văn bản quan trọng như: chính sách tín dụng, quy trình cấp tín dụng, khẩu vị RRTD, quy định cho vay, quy định về bảo lãnh, quy định về phê duyệt tín dụng, tiêu chuẩn phận loại nợ và trích lập dự phòng RRTD.. .nhằm kiểm soát RRTD.

Chính sách quản lý RRTD được SHB xây dựng và vận hành nhất quán với chính sách tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, bộ phận chuyên trách luôn cập nhật các chính sách theo các thay đổi của thị trường.

SHB chi nhánh Hà Nội là một đơn vị kinh doanh trực thuộc hệ thống ngân hàng SHB. Ttrong công tác quản lý RRTD, các công cụ quản lý về mặt cơ chế chính sách của SHB chi nhánh Hà Nội bao gồm các cơ chế chính sách chung trong quản lý rủi ro của hệ thống SHB mà công việc của chi nhánh là vận dụng và tuân thủ thật tốt. Ngoài ra trong phạm vi hoạt động của mình, SHB chi nhánh Hà Nội đã thiết lập một số cơ chế chính sách quản lý riêng có, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại chi nhánh theo những đặc điểm đặc trưng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Cụ thể, chi nhánh Hà Nội rất chú trọng các chính sách về biện pháp đảm bảo tiền vay.

48

Do hiện nay, hệ thống SHB vẫn chưa có sự phân tách bộ phận thẩm định TSĐB với bộ phận kinh doanh. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Ban giám đốc đã yêu cầu thực hiện thẩm định chéo về TSĐB giữa các phòng giao dịch. Nhằm tăng cường cho tính bảo đảm của TSĐB là phương tiện vận tải, chi nhánh đã yêu cầu các hợp đồng cầm cố đều phải ký tại văn phòng công chứng.

- Phân quyền phán quyết tín dụng

Bộ máy phê duyệt cấp tín dụng tại SHB được phân chia quyền hạn phán quyết tín dụng theo chiều dọc, trong đó cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng, cấp thấp nhất là các phòng giao dịch, cụ thể như sau:

+ Hội đồng tín dụng: Có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng vượt thẩm quyền quyết định của Tổng giám đốc. Số tiền đề nghị xét cho vay từ 15 tỷ đồng trở lên hoặc vượt 15% vốn tự có của SHB. Thành phần Hội đồng tín dụng bao gồm Chủ tịch hội đồng quản lý, Tổng giám đốc, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, Giám đốc khối nguồn vốn, Trưởng phòng quản lý tín dụng Hội sở. Các hồ sơ vay vốn của khách hàng trước khi trình lên Hội đồng tín dụng đã được qua các bộ phận trình duyệt thấp hơn, và được tái thẩm định tại các phòng tái thẩm định chuyên trách.

+ Tổng giám đốc: Có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng với hạn mức tối đa từ 10 tỷ đồng tới 15 tỷ đồng mà không cần trình lên Hội đồng quản lý và Hội đồng tín dụng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là phòng Quản lý RRTD tại Hội Sở. Đây là đơn vị tái thẩm định cấp cao nhất. Ý kiến của phòng quản lý rủi ro là ý kiến cao nhất của bộ phận tái thẩm định, là cơ sở tham khảo cho Tổng giám đốc và Hội đồng tín dụng trong việc quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng.

49

+ Phòng Quản lý tín dụng Hội sở: Có chức năng tái thẩm định đối với các Hồ sơ vay vốn vượt thẩm quyền pháp quyết của các chi nhánh. Công tác tái thẩm định sẽ được tổng hợp trong báo cáo đề xuất gửi lên Tổng giám đốc và Hội đồng tín dụng xem xét. Phòng quản lý tín dụng không có thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng.

+ Ban tín dụng tại chi nhánh: Ban tín dụng có thẩm quyền phán quyết tín dụng cao nhất ở cấp độ chi nhánh, đối với các món vay vượt thẩm quyền của giám đốc chi nhánh. Hiện tại Ban tín dụng chi nhánh có thẩm quyền phán quyết đối với các món xin cấp tín dụng trị giá từ 6 tỷ tới 10 tỷ đồng.

+ Giám đốc chi nhánh: Có thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với những khoản vay đã được Tổng giám đốc phê duyệt và có thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng và giấy tờ nhận nợ với những món vay đã được Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng phê duyệt đồng ý cấp tín dụng. Hiện tại giám đốc SHB chi nhánh Hà Nội được quyền phán quyết cấp tín dụng đối với các nhóm tín dụng có trị giá dưới 6 tỷ đồng và được quyền ký kết hợp đồng tín dụng, giấy tờ nhận nợ đối với các món vay được Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng phê duyệt, không kể trị giá món vay. Ngoài ra Giám đốc chi nhánh có thẩm quyền quyết định miễn giảm các loại phí áp dụng trong giới hạn biên độ 30% so với quy định chung của Hội sở ngân hàng SHB.

+ Phòng tái thẩm định tại chi nhánh: Là bộ phận có chức năng tái thẩm định toàn bộ hồ sơ tín dụng của chi nhánh. Công tác tái thẩm định sẽ được tổng hợp trong báo cáo đề xuất gửi lên Tổng giám đốc và Ban tín dụng xem xét. Phòng tái thẩm định không có thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng. Ngoài ra trong cơ cấu phòng tái thẩm định còn có bộ phận kiểm tra kiểm soát sau lĩnh vực tín dụng, làm nhiệm vụ kiểm tra sau giải ngân đối với các khoản vay trong chi nhánh và kiểm tra tính tuân thủ của các cán bộ tín dụng quản lý khoản vay trong quá trình tác nghiệp.

50

+ Giám đốc phòng giao dịch: Giám đốc các phòng giao dịch có thẩm quyền phán quyết tín dụng nếu Giám đốc chi nhánh có quyết định ủy quyền phán quyết cụ thể bằng văn bản. Hạn mức tín dụng tối đa mà các Giám đốc phòng giao dịch có thể được ủy quyền là 1 tỷ đồng. Các hồ sơ tín dụng mà các giám đốc phòng giao dịch có thẩm quyền phán quyết không phải mang trình lên phòng tái thẩm định tại chi nhánh.

b, Nhóm công cụ vận hành hệ thông quản lý RRTD - Bộ phận chuyên trách quản lý RRTD

Bộ máy quản lý RRTD tại SHB được phân cấp từ hội sở xuống tận các phòng giao dịch, hoạt động theo nguyên tắc kiêm nghiệm và nguyên tắc chuyên biệt, cụ thể:

+ Các bộ phận cấp tín dụng bao gồm từ Hội đồng tín dụng, Tổng giám đốc, phòng Quản lý tín dụng Hội sở, Ban tín dụng, Giám đốc, phòng Tái thẩm định chi nhánh, các phòng giao dịch, cán bộ tín dụng đều có chức năng quản lý RRTD theo từng bước nhận biết, đánh giá, xử lý...Trong khuôn khổ hoạt động của từng bộ phận trong quá trình cấp tín dụng, các bộ phận trên đều có những hành động nhất định góp phần quản lý RRTD.

+ Các bộ phận chức năng chuyên biệt trong công tác quản lý RRTD.

• Tại cấp đội Hội sở: Bao gồm các p hòng quản lý rủi ro, phòng chính sách và phát triển sản phẩm, phòng chính sách và giám sát tín dụng, phòng pháp chế, phòng quản lý và xử lý nợ. Các phòng ban trên có chức năng nghiên cứu với toàn bộ hoạt động sản phẩm, rủi ro hoạt động và vấn đề vận dụng luật pháp đối với toàn bộ hoạt động của SHB, trong đó hoạt động tín dụng chiếm vị trí quan trọng. Đây là các phòng ban hạt nhân, có thẩm quyền quản lý RRTD trên phạm vi toàn hệ thống SHB. Quy trình, quy chế tín dụng,

51

các sản phẩm tín dụng được các bộ phận trên nghiên cứu, tham khảo ý kiến các bộ phận liên quan và toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, phòng quản lý rủi ro có bộ phận chuyên biệt là bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bội, chuyên trách công tác kiểm tra sau cho vay đối với các hồ sơ tín dụng và tình trạng vay vốn, tình trạng TSBĐ, có thể định kỳ hoặc đột xuất, không thông báo trước. Phòng quản lý và xử lý nợ có vấn đề làm công tác thu hồi và công tác liên quan tới các khoản nợ xấu trực tiếp của Hội sở Ngân hàng SHB và các khoản nợ xấu tại các chi nhánh. Phòng xử lý nợ do Tổng giám đốc kiêm nghiệm làm trưởng phòng. Với phạm vi hoạt động của mình, phòng xử lý nợ tại Hội sở SHB thường xử lý những món nợ xấu có dư nợ xấu lớn, thời gian quá hạn quá 180 ngày và có các dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong cấp tín dụng ở cả ph ía ngân hàng và phía khách hàng.

• Tại cấp độ chi nhánh: Hiện tại cấp độ chi nhánh, SHB không thiết lập phòng ban chuyên biệt quản lý RRTD, mà tồn tại hai bộ phận chuyên môn hóa, gồm:

V Phòng tái thám định tại chi nhánh: Là bộ phận có chức năng tái thẩm định toàn bộ hồ sơ tín dụng của chi nhánh. Công tác tái thẩm định sẽ được tổng hợp trong báo cáo độc lập gửi lên Tổng giám đốc và Ban tín dụng xem xét. Bộ phận nằm trong biên chế của phòng tái thẩm định là bộ phận tái kiểm soát sau vay. Bộ phận kiểm soát sau vay có chức năng tương tự chức năng của bộ phận kiểm soát nội bộ thuộc phòng quản lý rủi ro tại Hội sở, song có phạm vi hoạt động nội bộ chi nhánh.Trong đó, công việc cụ thể của bộ phận kiểm soát sau vay là định kỳ đi tới các phòng giao dịch kiểm tra công tác cấp tín dụng, lưu trữ TSĐB ứng chiếu với quy trình cho vay, quy chế cho vay và quy chế nhận TSĐB của SHB. Ngoài ra, bộ phận kiểm soát sau vay còn có

52

thẩm quyền kiểm tra đột suất các khoản vay, thực tế khách hàng, mục đích sử dụng vốn, chất luợng tài sản bảo đảm của các khoản vay trong toàn chi nhánh theo lệnh của giám đốc chi nhánh và truởng phòng tái thẩm định.

S Phòng xử lý nợ: Đuợc thành lập với các chức năng xử lý những món nợ xấu thuộc phạm vi chi nhánh, truởng phòng xử lý nợ tại chi nhánh do Giám đốc chi nhánh làm truởng phòng theo phuơng pháp kiêm nghiệm. Các món nợ quá hạn từ loại 3 trở lên tại các đơn vị phòng giao dịch sẽ đuợc chuyển lên phòng xử lý nợ của chi nhánh và do giám đốc chi nhánh trực tiếp chỉ đạo để thu hồi nợ. Nghiệp vụ chủ yếu của phòng xử lý nợ bao gồm các

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN SÀI GÒNHÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/10551050-.htm (Trang 53 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w