a) Các nguyên nhân chủ quan
Những nguyên nhân thuộc về quan điểm, chính sách và vận hành của SHB chi nhánh Hà Nội trong việc quản lý RRTD tại chi nhánh mình là những nguyên nhân chủ quan, gây ra những hạn chế tồn tại của công tác này, có thể tóm tắt cơ bản nhu sau:
Thứ nhất, chất lượng nguồn lực tín dụng, quản lý tín dụng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra. Chất luợng đội ngũ tín dụng tại SHB chi nhánh Hà Nội trong thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất và luợng song trên thực tế vẫn chua thể đáp ứng đuợc yêu cầu chuyên môn nhu không đúng chuyên ngành, tuổi đời, kinh nghiệm còn quá trẻ, hoặc là nguời thân của nhân viên trong ngân hàng có mối quan hệ phức tạp...và ý thức đạo đức nghề nghiệp không tốt, đặc biệt khi công tác quản lý RRTD tại cấp độ chi nhánh chủ yếu là duới hình thức kiêm nhiệm. Một cán bộ tín dụng nếu chuyên môn không đáp ứng đuợc yêu cầu, sẽ không thể quản lý khối luợng công việc chuyên môn và kiêm nghiệm lớn, qua đó làm giảm hiệu quả công tác quản lý RRTD cả trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra còn phải kế tới cán bộ kiểm tra nội bộ, chuyên viên xử lý nợ thực tế không có nhiều chuyên môn
63
mà do công tác điều khiển nhân sự dựa trên kinh nghiệm hoạt động tại SHB Hà Nội mà thôi. Một bộ phận cán bộ tín dụng đã không chịu tu dưỡng, rèn luyện chuyên môn và đạo đức, đã có những lỗi sai phạm cố ý trong công tác thẩm định tín dụng như đòi hoa hồng, làm sai hồ sơ...để lại hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu tới uy tín của SHB.
Thứ hai, việc kiểm tra, kiểm soát TSĐB của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Hiện tượng lừa đảo sử dụng giấy chứng nhận giả xảy ra đối với tài sản là bất động sản và ô tô, hay việc TSĐB cho khoản vay tại tổ chức tín dụng khác, hay TSĐB là hàng hóa không quản lý theo đúng quy trình, quy định dẫn tới thất thoát, không thu hồi được. Quá trình kiểm tra giám sát TSĐB trong thời gian vay vốn mang tính hình thức, tiểm ẩn rủi ro.
Thứ ba, chất lượng thẩm định các khoản vay tại chi nhánh nhìn chung là chưa cao, một phần mang tính chất hình thức, chủ yếu chỉ dựa vào các tài liệu do khách hàng cung cấp, không thẩm định kỹ càng và độc lập. Khi nhận các báo cáo tài chính và các sổ sách đi kèm của khách hàng doanh nghiệp, ít khi cán bộ tín dụng sử dụng phương pháp thẩm định chọn mẫu đối với các chứng từ gốc là cơ sở hạch toán, qua đó không thể kiểm soát được tính chính xác của các số liệu phân tích. Điều này đặc biệt quan trọng khi phần lớn khách hàng là khối khách hàng doanh nhiệp vừa và nhỏ, các báo cáo tài chính hầu như không được kiểm toán. Trong quá trình thẩm định, việc tính bảo đảm nợ vay, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hành chưa thực sự được coi trọng, và không đồng đều giữa các phòng cũng như so với tiêu chuẩn đặt ra.
Thứ tư, việc chấp hành và phân quyền phán quyết định tín dụng còn nhiều hạn chế. Trong công tác phân quyền phán quyết tín dụng, giám đốc SHB chi nhánh Hà Nội có quyền chỉ định giám đốc (trước đây là trưởng phòng) của các phòng giao dịch có thẩm quyền phê duyệt các hồ sơ tín dụng với mức cụ thể theo quy định. Thẩm quyền phê duyệt của các giám đốc tại
64
phòng giao dịch vì thế tiềm ẩn nhiều RRTD, khi mà các hồ sơ tín dụng đó trực tiếp được phê duyệt cho vay và giải ngân tại đơn vị, không cần qua bộ phận tái thẩm định và các bộ phận khác. Trên thực tế, giám đốc SHB chi nhánh Hà Nội mặc dù đã có sự lựa chọn kỹ càng, song RRTD đã nhiều lần phát sinh đối với các hồ sơ tín dụng được thực hiện trực tiếp bởi các phòng giao dịch do chất lượng thẩm định quá sơ sài, hồ sơ tín dụng thiếu sót chứng từ dẫn tới RRTD là cao, trong khi đó việc xử lý trên cơ sở giấy tờ đã ký kết giữa hai bên tồn tại nhiều khiếm khuyết bất lợi cho ngân hàng.
Ở cấp độ chi nhánh, hoạt động tín dụng tại chi nhánh Hà Nội có tính linh hoạt cao, song cũng tồn tại nhiều rủi ro. Trong đó, mặc dù phòng tái thẩm định có thẩm quyền đưa ra các ý kiến độc lập trong việc cấp tín dụng và đề xuất lên giám đốc chi nhánh song song với ý kiến của các phòng giao dịch, nhưng vẫn thuộc sự điều hành quản lý của Ban giám đốc, chịu sự điều hành và hưởng lợi ích từ các hoạt động của chi nhánh, do đó không thể bảo đảm hoàn toàn tính khách quan trong ý kiến của mình. Trên thực tế do tính cạnh tranh ngày càng cao về tốc độ xử lý hồ sơ tín dụng giữa các ngân hàng hiện nay, công tác thẩm định tín dụng tại cấp độ chi nhánh thông thường bị giới hạn nhiều về mặt thời gian trong tương quan với mục tiêu phát triển và nguồn lực hiện có, do đó quy trình tín dụng không được tuân thủ theo chuẩn mực, không phát huy hết chức năng phát hiện, đánh giá sàng lọc RRTD.
Thứ năm, công tác kiểm tra đánh giá khoản vay còn lỏng lẻo. Hiện tại, ngân hàng không thực hiện việc kiểm tra kiểm soát sau giản ngân, hoặc nếu kiểm tra thì còn mang nặng tính hình thức nên không phát hiện ra các vi phạm của khách hàng trong việc sử dụng vốn kém, gây nên nợ quá hạn, nợ xấu chỉ được phát hiện khi RRTD đã phát sinh, khi đó khả năng thu hồi nợ là thấp. Trong công tác kiểm tra sau vay, định kỳ hoặc đột xuất, các bộ tín dụng đôi khi không chấp hành đầy đủ, chỉ sử dụng phương pháp gọi điện và hoàn
65
thiện văn bản kiểm tra không xuống tận nơi khách hàng dẫn tới không chủ động nắm bắt tình hình khách hàng và phán đoán rủi ro.
Công tác xử lý nợ xấu không hiệu quả, việc thu hồi nợ xấu từ công tác bán nợ, khai thác lại TSĐB làm nguồn trả nợ đạt tỷ trọng nhỏ. Việc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản SHB AMC ra đời năm 2010 chưa thực sự có nhiều đóng góp.
Thứ sáu, bộ phận kiểm toán nội bộ chưa phát huy hết vai trò. Trong thời gian qua, các cuộc kiểm toán nội bộ của SHB chi nhánh HN được tổ chức định kỳ đã góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, giúp cho hoạt động của ngân hàng được thực hiện đúng quy định của pháp luật và các quy định nội bộ, từ đó ngăn ngừa được các sai phạm, các rủi ro, tôn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, có thể nói rằng, RRTD tại chi nhánh hiện nay vẫn còn
tồn tại. Một trong các nguyên nhân chính là kiểm toán nội bộ đối với nghiệp vụ
cho vay vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng, còn nhiều hạn chế:
- Công tác kiểm toán nội bộ tại chi nhánh chưa thực sự tương xứng với vai trò, nhiệm, vụ, còn rất khác xa với các chuẩn mực quốc tế: các văn bản đều không phân biệt rõ các khái niệm kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, chưa cụ thể hóa nhiệm vụ, vị trí và quyền hạn của kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ trong hệ thống. Việc phân định không rõ ràng này dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế trong đó có nguyên tắc rất quan trọng là đảm bảo tính độc lập.
- Phương pháp kiểm tra, kiể m toán đã lạc hậu so với yêu cầu mới: thực hiện kiểm toán theo phương pháp kiểm toán riêng lẻ. Thực hiện theo phương pháp này thì phải xem xét từng chứng từ riêng lẻ, từng khoản tín dụng cụ thể, gần với trách nhiệm từng nhân viên cụ thể mà chưa phải là việc kiểm toán hệ thống để có cách nhìn tổng quát về quy trình. Với khối lượng rất nhiề u các giao dịch nhất là khi tăng quy mô nên tốn kém cả về thời gian và công sức mà
66
hiệu quả chua cao.
- Cuối cùng, ngân hàng chua ban hành nội quy tạo tiền đề quan trọng cho khả năng hoạt động của kiểm toán nội bộ. Trong nội quy này, truớc hết phải quy định một cách hợp lý và thuờng xuyên cập nhật về cơ cấu tố chức và quy trình vận hành cũng nhu sự phân cấp thẩm quyền. Nội quy này phải giúp cho kiểm toán nội bộ có thể theo đó tiến hành mà không cần một cơ sở gì khác.
c) Các nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng, là những nguyên nhân chủ quan gây ra hạn chế tồn tại trong công tác quản lý RRTD còn có một số nguyên nhân khách quan ảnh huởng đến công tác này, có thể kể đến là:
Thứ nhất, những tác động bất lợi tới từ môi trường kinh tế vĩ mô.
Có thể nhận thấy rõ ràng nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung trong giai đoạn 2011-2012 thực sự là giai đoạn còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức, ảnh huởng cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, mà Việt Nam tất yếu chịu sự tác động ở một mức độ nhất định. Sự bất ổn của môi truờng kinh tế nhu lạm phát, khan hiếm...dẫn tới hoạt động của các chủ thể kinh tế - khách hàng vay vốn gặp nhiều bất lợi và nguy cơ gặp RRRD cho các NHTM, trong đó có SHB - chi nhánh Hà Nội.
Về pháp lý, những quy định về bảo đảm tiền vay đang còn nhiều vuớng mắc, chẳng hạn việc có TSĐB thế chấp bằng quyền sử dụng đất chỉ có khách hàng có "sổ đỏ" mới đuợc mang thế chấp, trong khi các quy định về chuyển nhuợng sử dụng đất còn nhiều phức tạp.
Về hệ thống thông tin tín dụng, trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN (CIC) hoạt động chua thực sự hiệu quả, không hỗ trợ nhiều cho các NHTM, thông tin chua đuợc cập nhật kịp thời. Hơn nữa, các thông tin phi tài chính chua có đuợc từ CIC.
67
Thứ hai, nguyên nhân từ khách hàng vay vốn.
Trình độ quản lý kém của khách hàng, dẫn tới vốn vay không sử dụng hiệu quả, còn dẫn tới sự thất thoát nguồn vốn. Điều này còn thể hiện ở việc khách hàng không có khả năng cạnh tranh trên thị truờng, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ đuợc, nguồn thu không có, chậm so với kế hoạch dẫn tới không có nguồn trả nợ.
Các báo cáo tài chính khách hàng gửi cho ngân hàng thiếu tính chân thực, không thể hiện đúng bản chất của doanh nghiệp điều này dẫn tới ra quyết định tín dụng sai lầm, không sát thực với nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tu tràn lan...và hậu quả đem lại là khách hàng không có khả năng trả nợ gốc, lãi đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ vay.
Khách hàng chây ì, thiếu thiện chí trả nợ vay, cố tình kéo dài thời gian trả nợ để sử dụng tiền vào mục đích khác với kỳ vọng cao.
Khách hàng cố tình lừa đảo, thông đồng với cán bộ tín dụng để rút vốn vay sau đó không có khả năng trả nợ.
Thứ ba, những hạn chế mang tính hệ thống của ngân hàng TMCP SHB trong công tác tín dụng và quản lý RRTD.
SHB chi nhánh Hà Nội là một đơn vị hoạt động trong hệ thống, vừa có tính độc lập, vừa có tính tuân thủ, trong đó hoạt động tín dụng và quản lý RRTD là một phần trong hệ thống quy trình tín dụng, quản lý RRTD đuợc điều hành cao nhất bởi Hội sở. Do đó, trong hoạt động quản lý RRTD, những hạn chế còn tồn tại đầu tiên phải nói tới các nguyên nhân xuất phát từ chủ truơng chính sách và hoạt động điều hành của Hội sở ngân hàng SHB. Cụ thể có thể nêu ra nguyên nhân nhu sau:
+ Khối Quản lý rủi ro mới ra đời nên còn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và nhân lực. Mặc dù
68
hoạt động tích cực phát huy hết vai trò và trách nhiệm. Tuy đã có cố gắng nhung do nhân sự của Khối tuổi đời còn khá trẻ, kinh nghiệm thực tế chua nhiều nên đôi khi việc triển khai công tác quản lý rủi ro chua sát theo tín dụng chỉ đạo của Ban điều hành.
+ Nhiều khó khăn do hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng thuờng xuyên thay đổi. Hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng liên tục đóng băng và bổ sung, tu sửa...gây gián đoạn trong công tác chấm điểm khách hàng, tăng nguy cơ bỏ sót rủi ro. Bên cạnh đó, các thông tin mà khách hàng đua ra thuờng đôi lúc không rõ ràng, nhiều báo cáo tài chính chua đuợc kiểm toán nên độ chân thực chua cao. Trong khi đó tu cách của khách hàng chua đuợc cán bộ tín dụng thẩm định một cách chính xác nên đôi khi vẫn xảy ra tình trạng thiếu thông tin làm ảnh huởng đến kết quả xếp hạng, đánh giá khoản vay.
+ SHB chua khai thác hết thông tin từ các báo cáo tín dụng. Các báo cáo rủi ro chỉ nhằm phục vụ việc báo cáo Ngân hàng Nhà nuớc, SHB chua khai thác các thông tin quan trọng trong các báo cáo để đua ra các biện pháp quản lý RRTD cho phù hợp. Việc lập các báo cáo tín dụng vẫn phải làm thủ công, chua có sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, do vậy thuờng không kịp thời và tốn nhiều nhân lực.
+ SHB chua có bộ tiêu chuẩn về sắp xếp, luu trữ hồ sơ. Hiện nay hồ sơ tín dụng chua đuợc quản lý theo đúng tiêu chuẩn quản lý RRTD, đó là cán bộ tín dụng còn chua ngăn nắp trong sắp xếp hồ sơ, điều kiện cơ sở của SHB quá chật hẹp so với luợng giao dịch hiện tại và cán bộ chua ý thức đuợc tầm quan trọng của việc quản lý tốt hồ sơ tín dụng.
Tóm lại, mặc dù hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP SHB - chi nhánh Hà Nội đã đạt đuợc nhiều thành tựu to lớn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác quản lý RRTD, tuy nhiên vần còn tồn tại những hạn chế cần đuợc khắc phục triệt để. Do đó, để đạt đuợc mục tiêu trở thành chi
69
nhánh lớn nhất, hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP SHB, chi nhánh Hà Nội nhất thiết cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của hệ thống RRTD, góp phần đắc lực vào hiệu quả hoạt động chung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chuơng 2, luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý RRTD của SHB chi nhánh Hà Nội, qua đó đánh giá đuợc những thành công, hạn chế còn tồn tại của công tác này tại chi nhánh, đồng thời đua ra những nguyên nhân của những tồn tại đó để có phuơng huớng khắc phục, hoàn thiện và cho phép đề ra các giải pháp trong chuơng 3.
lữ
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI