Mặc dù rủi ro nói chung và RRTD nói riêng là không thể tránh khỏi, tuy nhiên phòng ngừa luôn là biện pháp đầu tiên hữu hiệu nhất trong việc hạn chế, ngăn ngừa xảy ra rủi ro. Do vậy, phòng ngừa RRTD là hành động cụ thể đầu tiên SHB chi nhánh Hà Nội cần nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ của mình. Trong quy trình quản lý RRTD tại SHB chi nhánh Hà Nội, các công tác cần thực hiện tốt để phòng ngừa RRTD bao gồm:
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Đây là chức năng trực thuộc bộ phận tín dụng và bộ phận tái thẩm định. Từ thực trạng hoạt động tín dụng tại SHB nói chung và SHB chi nhánh Hà Nội nói riêng có thể nhận định chất luợng thẩm định và phân tích tín dụng tại chi nhánh Hà Nội là chua cao. Do đó, để nâng cao chất luợng thẩm định và phân tích tín dụng, SHB chi nhánh Hà Nội cần làm những công việc sau:
-Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể từ khách hang thông qua xác định giới hạn tín dụng và sử dụng hệ thống luu trữ thông tin định kỳ hiện đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm. Cần chú trọng việc phân tích định luợng, luợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua việc đánh giá các số liệu khách hang cung cấp và nhận định của các cán bộ trực tiếp thẩm định, đồng thời cần kết hợp phân tích định tính (từ phân tích môi truờng vĩ mô, vi mô, môi truờng nội bộ khách hàng, lịch sử quan hệ với ngân hàng...) để nhận diện và đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, khả năng kiểm soát và chi phí cơ hội. Trong phân tích định luợng, cần nhanh chóng hoàn thiện và đua vào sử dụng chính thức hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng mới. Hệ thống này cần thuờng xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế
75
và điều kiện kinh tế Việt Nam, do toàn bộ các giả định thiết lập được sử dụng từ việc phân tích môi trường kinh tế tại các nước phát triển, nơi có những hệ thống thông tin rộng rãi, đáng tin cậy hơn tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro của các khoản vay sẽ được lượng hóa một cách hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ RRTD của các khoản vay đang được thẩm định, qua đó SHB nói chung và SHB chi nhánh Hà Nội nói riêng có thể sàng lọc khoản vay theo mức độ RRTD thông qua việc chấp nhận hay từ chối cấp tín dụng. Đối với những khoản vay đồng ý cấp tín dụng, SHB chi nhánh Hà Nội có thể đưa ra giải pháp phòng ngừa cụ thể trong các điều khoản cấp vốn, hoặc lựa chọn giải pháp tính toán chi phí cơ hội chấp nhận RRTD ở mức độ hợp lý đem lại lợi ích cho chi nhánh.
- Trong công tác phân tích thẩm định dự án đầu tư: cần điều tra kỹ lưỡng trị giá thực tế của luồng vốn tự có. Bởi trên thực tế, tình trạng nâng trị giá của dự án, số vốn tự có tham gia có nguồn gốc cũng là từ đi vay... là khá phổ biến. Cần sử dụng triệt để các phương pháp tính toán dòng tiền, giá trị hiện tại, tỷ suất doanh lợi nội bộ, trong đó coi yếu tố lạm phát là yếu tố có mức độ tăng tiến cao để hạn chế rủi ro. Để đảm bảo xác định khách quan và đánh giá chính xác giá trị của tài sản bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá độc lập hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình và định giá tài sản đảm bảo. Trong nghiệp vụ xây dựng hợp đồng tín dụng giữa hai bên, cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có, tài khoản chuyển tiền và giao dịch, tài sản bảo đảm.để đảm bảo tổng thể lợi ích thu được tương ứng với mức độ rủi ro đã nhận diện và đánh giá. Thông thường các dự án đầu tư thường có quy mô vốn lớn và có thời gian đầu tư dài hạn, do đó về lãi suất cho vay cần có tính linh hoạt, phù hợp với từng khách hàng.
76
3.2.1.2. Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay
RRTD có thể phát sinh bắt nguồn từ những sai sót trong quá trình giải ngân cho vay và chất luợng thấp của công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay. Với chất luợng nhân sự hiện tại còn chua đồng đều thì nguy cơ RRTD phát sinh tại SHB chi nhánh Hà Nội là tuơng đối cao.
Để nâng cao khả năng phòng ngừa các RRTD có khả năng phát sinh, SHB chi nhánh Hà Nội cần thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa quá trình giải ngân và kiểm soát sau cho vay, cụ thể là:
-Nên sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng là cơ sở cho việc xác định việc kiểm tra sau cho vay, theo tháng, theo quý hay sáu tháng một lần. Cụ thể trong đó, những khách hàng có hạng xếp tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra định kỳ sau cho vay dài hơn những khách hàng có điểm số xếp hạng tín dụng thấp. Riêng đối với nhóm khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu, cần phần loại riêng và tùy mức độ, cần có chế độ kiểm tra sau vay đặc biệt với mật độ dày hơn, bí mật hơn và có tính chất đột xuất để theo sát tình hình khách hàng, qua đó liên tục cập nhật thông tin, nhận định, phân tích đánh giá mức độ rủi ro và đua ra giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.
- Trong việc kiểm tra sử dung vốn, cần nâng cao hơn nữa chất luợng công tác kiểm tra sử dụng vốn. Trên thực tế, xuất phát từ việc cán bộ kiểm tra kiểm soát sau và trực tiếp là cán bộ quản lý khách hàng do ý thức hoặc khối luợng công việc quá nhiều đã lơ là không coi trọng công tác kiểm tra sau cho vay. Các truờng hợp nhu không tới địa chỉ của khách hàng kiểm tra, không kiểm tra đầy đủ các nội dung cần thiết...là khá phổ biến tại SHB chi nhánh Hà Nội thời gian qua. Do đó chất luợng công tác kiểm tra sau cho vay không cao, từ đó không đủ cơ sở để nhận biết đánh giá RRTD sau giai đoạn giải
77
ngân. Việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sau cho vay đầu tiên và trước hết là việc nâng cao ý thức làm việc của các cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, SHB chi nhánh Hà Nội cần bổ sung lực lượng nhân sự mới nhằm san sẻ khối lượng công việc hiện đang quá tải đối với số lượng nhân sự hiện tại. Thêm vào đó, SHB Hà Nội cần lập tổ chuyên trách kiểm tra sau là 04 người thay vì 02 người và còn kiêm nhiệm như hiện tại trong công tác kiểm tra sau cho vay. Chức năng hoạt động của bộ phận kiểm tra kiểm soát sau vay trực thuộc phòng tái thẩm định SHB chi nhánh Hà Nội hiện tại là kiêm nhiệm, vừa có chức năng kiểm tra sau vay vốn đối với toàn bộ khách hàng trên toàn chi nhánh, vừa có chức năng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tác nghiệp của cán bộ tín dụng chi nhánh Hà Nội. Do đó, việc bổ sung nhân sự trong thời điểm hiện tại và định hướng cho giai đoạn 2015-2020 là việc làm cần thiết và tăng hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay.
- Đối với các khách hàng là doanh nghiệp và các khách hàng là cá nhân có mở tài khoản kinh doanh hoặc trả lương qua SHB chi nhánh Hà Nội, chi nhánh cần theo dõi chặt chẽ hơn nữa nguồn tiền của khách hàng trên cơ chế tra soát đối với từng loại vay. Ví dụ, các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời hạn thanh toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận công nợ của chủ đầu tư và cam kết chuyển toàn bộ doanh thu đó về tài khoản của khách hàng tại chi nhánh Hà Nội; với doanh nghiệp thương mại cần kiểm tra thường xuyên hàng tồn kho, tiến bộ thanh toán, các nguồn thu từ bán buôn, bán lẻ.