a. Khái niệm về quy trình tín dụng:
Một cách khái quát, có thể hiểu Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng về việc cấp tín dụng đối với khách hàng, bao gồm các công việc theo một trình tự nhất định kể từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Một cách ngắn gọn hơn, quy trình tín dụng là bản mô tả công việc từ khâu tiếp nhận hồ sơ tín dụng đến quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hồ sơ tín dụng.
Đây là quá trình được xây dựng chặt chẽ, nhằm kiểm soát tốt các rủi ro, quá trình này cũng không ngừng được hoàn thiện, để ngày càng nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng, giảm thiểu nợ xấu, hạn chế tối thiểu rủi ro.
b. Quy trình tín dụng chung:
Mỗi một ngân hàng thương mại, sẽ xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng, để phù hợp với mục tiêu, định hướng và đặc điểm riêng của từng ngân hàng. Tuy nhiên, sẽ có một quy trình tổng quát, được xem như khung xương chung cho các ngân hàng dựa vào đó xây dựng quy trình riêng cho mình.
- Bước 1: Tiếp cận khách hàng
Để có khách hàng, và từ đó có hồ sơ tín dụng để thẩm định, thì công việc đầu tiên là phải tìm kiếm, tiếp cận khách hàng, từ đó phát triển bền vững hệ thống khách hàng. Trong bước này, các nhân viên tín dụng sẽ là người trực tiếp tiếp cận khách hàng, đóng vai trò kết nối khách hàng với ngân hàng.
- Bước 2: Thông tin khách hàng
Các nhân viên tín dụng sau khi tiếp cận khách hàng, sẽ thực hiện tìm hiểu thông tin của khách hàng, để từ đó xác định nhu cầu, mục đích của khách hàng, và kiểm tra sơ bộ về năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của người đại diện pháp luật, tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ. Tóm lại,ở bước này, nhân viên ngân hàng sẽ tập hợp đầy đủ thông tin của khách hàng để hoàn thiện hồ sơ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Hồ sơ pháp lý,
15
Hồ sơ tài chính, Hồ sơ mục đích sử dụng vốn, Hồ sơ về tài sản đảm bảo. - Bước 3: Thẩm định khách hàng
Đây chính là khâu thẩm định tín dụng khách hàng, xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Khâu này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc ra quyết định cho vay tín dụng. Neu thực hiện tốt khâu này, sẽ hạn chế được các rủi ro cho ngân hàng về các khoản cho vay tín dụng.
- Bước 4: Quyết định và hợp đồng
Dựa vào kết quả của quá trình thẩm định khách hàng, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt hoặc Từ chối cho vay với một khách hàng tốt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ hai còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Do vậy khâu thẩm định khách hàng cần được thực hiện kỹ càng và chặt chẽ để hạn chế đến mức thấp nhất các sai lầm trong khi ra quyết định.
- Bước 5: Giải ngân, thu nợ và giám sát tín dụng
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.
- Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đây là bước cuối cùng trong một quy trình cấp tín dụng. Một khoản khoản tín dụng có thể được kết thúc theo một trong hai cách sau: Thanh lý mặc nhiên và
16 Thanh lý bắt buộc