Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu 1565 thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương VN chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 92 - 94)

Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh đã thu được những kết quả nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, quá trình tiếp nhận hồ sơ.

Trong quá trình tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, đối với các khách hàng truyền thống việc kiểm tra thường được làm qua loa, có phần xem nhẹ, đây có thể là kẽ hở để các doanh nghiệp thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn. Điều này thể hiện ở việc, vẫn có những khách hàng chuẩn bị hồ sơ không đầy đủ, có những hồ sơ có hành vi giả mạo (mặc dù là số nhỏ). Nếu từ trước quá trình tiếp nhận hồ sơ được thực hiện chặt chẽ thì hiện tượng này không xảy ra hoặc xảy ra ít. Khi chặt chẽ ngay từ đầu thì các sẽ tránh khỏi những sai sót về sau. Tỉ lệ số lượng hồ sơ bị từ chối dường như không thay đổi nhiều, do vậy công tác tiếp nhận hồ sơ cần chặt chẽ hơn.

75

Nếu khi lọt lưới qua vòng tiếp nhận hồ sơ, thì xác suất những hồ sơ kém được cho vay vốn sẽ tăng lên, nợ xấu cũng từ đó tăng lên.

Thứ hai, nội dung thẩm định chưa đảm bảo yêu cầu.

Đây là một hạn chế còn tồn tại ở hầu hết các NHTM chứ không riêng gì Vietinbank Chi Nhánh Đông Anh.

Khi mà một số ít các cán bộ thẩm định phải đảm đương khối lượng công việc ít, sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định chưa chú ý đến các chi tiết nhỏ hay chỉ tập trung phân tích vào một khía cạnh, mà các khía cạnh còn lại thì thẩm định sơ sài, khi phân tích chưa đảm bảo hoặc đưa ra những nhận xét, đánh giá xác đáng đối với yêu cầu của công tác thẩm định. Điều này có thể là do cán bộ thẩm định còn chủ quan hay chạy theo thành tích, áp lực về chỉ tiêu, doanh số, KPI mà chưa tuẩn thủ nghiêm ngặt quy định thẩm định, một lí do nữa là do chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát quá trình thẩm định. Hơn nữa, chưa có một chuẩn mực hay thước đo cụ thể cho chất lượng thẩm định tín dụng KHDN như: chi phí thẩm định, mức độ tác động của hoạt động đó đối với hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác chất lượng thẩm định tín dụng cho vay KHDN.

Thứ ba, thông tin thẩm định chưa đa dạng, phong phú.

Như đã trình bày ở trên, việc tiếp cận thông tin chỉ qua những nguồn thông tin truyền thống, Thông tin thẩm định còn tương đối bị động, thiếu sót, phụ thuộc vào nguồn thông tin khách hàng cung cấp dẫn đến việc đánh giá không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Số lượng cán bộ thẩm định ít, nên việc đi sâu vào tìm hiểu thông tin của khách hàng cũng khó khăn hơn.

Thứ tư, tổ chức thẩm định chưa hợp lý.

Công tác tổ chức thẩm định ở chi nhánh chưa khoa học. Việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc, không đảm bảo tính độc lập gây ra nhiều khó khăn cho cán bộ. Cán bộ thẩm định không chuyên sâu vào một ngành nghề kinh doanh cụ thể nào, gây ra tình trạng quá tải đối với cán bộ khi cùng một lúc thực hiện nhiều công việc, chưa chuyên môn hóa phụ trách từng mảng, từng đối tượng khách hàng theo ngành nghề

76

kinh doanh chuyên biệt nên chưa nâng cao được hiệu quả, chất lượng thẩm định, khi thẩm định còn nhiều hạn chế, vấp phải nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra tổ chức, thực hiện và xử lý tái thẩm định chưa thường xuyên, thiếu sâu sát nên không kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này.

Thứ năm, công tác tái thẩm định chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Công tác tái thẩm định còn nhiều hạn chế, một phần vì quy trình cứng nhắc, không linh hoạt, khiến cho các hồ sơ được thực hiện theo khuôn mẫu, rập khuôn nên công tác tái thẩm định cũng không phát huy sáng tạo tìm ra những bất hợp lý. Việc trực tiếp gặp gỡ doanh nghiệp, làm việc với người lãnh đạo còn hạn chế, do vậy công tác tái thẩm định cũng chỉ thẩm định lại trên giấy tờ và những số liệu sẵn có.

Thứ sáu, quy mô các khoản vay giảm xuống.

Số lượng hồ sơ được phê duyệt tăng qua các năm nhưng tổng dư nợ tín dụng không tăng, thậm chí giảm mạnh, chứng tỏ quy mô các khoản vay đang ngày càng giảm xuống. Ngân hàng ngày càng khó khăn khi tiếp cận với các doanh nghiệp có quy mô tương đối, việc phát triển ổn định, các khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ hơn, nhu cầu về vốn ít, nên rủi ro cũng sẽ cao hơn. Những năm gần đây, quy mô các khoản cho vay của chi nhánh có xu hướng giảm xuống. Quy mô và chất lượng khoản vay giảm cho thấy năng lực tiếp cận khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng của chi nhánh của chi nhánh thấp, sức cạnh tranh thấp với các ngân hàng đối thủ. Bên cạnh đó, quy mô mỗi khoản vay giảm, lại khiến cho tăng chi phí quản lí bình quân, làm hạn chế hiệu quả hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến vị thế của chi nhánh trong hệ thống Vietinbank và trên địa bàn.

Một phần của tài liệu 1565 thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương VN chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 92 - 94)