Thẩm định định tín dụng khách hàng doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp là một quá trình cần có thời gian
18
Thật vậy, không giống như khi ra quyết định giải ngân cho vay có thể thực hiện một cách nhanh chóng sau khi có kết quả thẩm định, để đưa ra quyết định thì đã có sẵn những chỉ tiêu được trình bày rõ ràng và hợp lý trong báo cáo kết quả thẩm định tín dụng. Còn quá trình thẩm định lại không giống vậy, nó cần thời gian để thu thập thông tin, phân tích đánh giá thông tin, rà soát lại số liệu, sử dụng những công cụ có sẵn và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định để làm rõ những nội dung, vần đề cần thiết liên quan đến doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ra quyết định. Thẩm định tín dụng khách hàng DNVVN là tổ hợp của rất nhiều khâu đánh giá, phân tích, xử lý thông tin, kết hợp nhiều bộ phận chuyên trách trong ngân hàng, bao gồm cả thẩm định giá tài sản, vậy nên cần tiêu tốn một khoảng thời gian. Do vậy, quá trình thẩm định tín dụng cần thời gian để thực hiện nghiêm túc và cẩn trọng theo đúng quy trình. Nếu thực hiện quá vội vã việc thẩm định sẽ dẫn đến những sai sót, những đánh giá sai lầm, không khách quan, trung thực. Tuy nhiên, thời gian này cũng không thể quá kéo dài, làm mất thời gian của ngân hàng, ảnh hưởng đến những hồ sơ phía sau cũng cần xét duyệt, mà còn ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp, gây mất cơ hội đầu tư, dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Chất lượng của Thẩm dịnh tín dụng phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ thẩm định.
Đối với các ngân hàng thương mại, đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa rất đa dạng, mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng thuộc nhiều lĩnh vực, vì vậy đối với công tác thẩm định tín dụng nhóm khách hàng này cũng phức tạp và cần linh hoạt hơn. Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn so với cá nhân. Do vậy công tác thẩm định cũng có nhiều quy định chặt chẽ hơn. Nếu cán bộ thẩm định không nắm vững các quy định pháp lý, không hiểu rõ đặc thù riêng từng ngành nghề thì sẽ rất khó khăn trong công việc, có thể dẫn đến hướng đánh giá sai lầm về tình hình doanh nghiệp, dẫn đến áp dụng quy trình một cách cứng nhắc, không linh động, hoặc những đánh giá không sát sao, không phù hợp với hoàn cảnh doanh nghiệp.
19
từ chính cán bộ thẩm định, bởi lẽ những phần phân tích định tính doanh nghiệp đều không thể rõ ràng minh bạch bằng những con số, do vậy cán bộ thẩm định cần trau dồi chuyên môn và kinh nghiệm xử lý tình huống, để không mắc phải sai lầm.
Thẩm định tín dụng là quá trình phức tạp
Thẩm định tín dụng không chỉ đơn thuần là thống kê số liệu, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp mà là tổ hợp của nhiều phuơng pháp phân tích đánh giá, để từ đó đua ra những kết luận chính xác nhất về tình hình của doanh nghiệp, và có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không. Thẩm định tín dụng không chỉ áp dụng những chỉ tiêu định luợng là hàng loạt những chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khả năng trả nợ, dòng tiền. mà còn phải phân tích định tính, quá trình này lại phải tùy thuộc vào kinh nghiệm năng lực của từng cán bộ thẩm định. Qúa trình thẩm định còn là tổng hợp của việc thẩm định nhiều vấn đề, từ thẩm định pháp lý, thẩm định năng lực nguời lãnh đạo, thẩm định các chỉ tiêu tài chính, thẩm định tài sản bảo đảm, nguời bảo lãnh... Do vậy thẩm định tín dụng doanh nghiệp là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng của nguời thực hiện công việc.
Thẩm định tín dụng liên quan mật thiết đến quyết định cho vay và sau khi giải ngân
Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhung có quan hệ gắn bó với nhau trong qui trình tín dụng. Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng thực hiện truớc khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay. Do vậy, chất luợng công tác thẩm định tín dụng có ảnh huởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Nguợc lại, tính chất quan trọng của quyết định cho vay hoặc giá trị lớn hay nhỏ của khoản vay đòi hỏi công tác thẩm định phải đuợc tiến hành một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp. Thông thuờng những khoản vay dài hạn hoặc những khoản vay có giá trị lớn đòi hỏi công tác thẩm định phải đuợc thực hiện chi tiết và kỹ luỡng hơn những khoản vay ngắn hạn hoặc những khoản vay có giá trị nhỏ. Ngoài ra, đối tuợng khách hàng cũng ảnh huởng đến công tác thẩm định tín dụng. Rõ ràng là cho vay doanh nghiệp đòi hỏi
vào sự phân tích đánh giá trên những kinh nghiệm thực tế, từ nhu cầu của thị truờng, từ tiềm lực sẵn có của doanh nghiệp, và xu huớng trong tuơng lại của sản phẩm đó.
Phần lớn những đánh giá định tính phụ thuộc nhiều vào sự nhạy bén, chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định, do vậy không thể tránh khỏi những ý kiển chủ quan và sai sót, đây là khâu cần đuợc kiểm soát chặt chẽ.
Điều này đòi hỏi nhân viện thẩm định cần phải có những phẩm chất tốt, cần 20
thẩm định chi tiết và phức tạp hơn cho vay đối với khách hàng cá nhân. Mặt khác, cho vay với khách hàng mới đòi hỏi thẩm định kỹ càng hơn là cho vay đối với khách hàng truyền thống.
Sau khi giải ngân, công việc của cán bộ thẩm định vẫn chua kết thúc. Sau khi quyết định cho Doanh nghiệp vay và giải ngân thành công thì một công việc cũng không kém phần quan trọng là theo dõi về khoản vay có đuợc trả nợ gốc và lãi đúng theo quy định hay không, sát sao theo quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp để có thể kịp thời phát hiện những rủi ro hay những vấn đề phát sinh, từ đó giảm bớt những thiệt hại có thể xảy đến với ngân hàng.