1.2.4.1 Nhân tố khách quan
- Chính sách kinh tế của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế
Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế. Thông qua chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế... Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng dẫn các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo kế hoạch vĩ mô. Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng đầu tư phát triển kinh doanh, đòn bẩy kinh tế, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh vào những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh. Các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế. sẽ ảnh hưởng tới phương hướng và chính sách hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới cơ cấu tài trợ tài sản cũng như huy động các nguồn vốn vay nợ, do đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp buộc phải nắm rõ và tuân thủ vô điều kiện vì yếu tố này thể hiện ý chí của Nhà nước. Những quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ảnh hưởng chặt chẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có khả năng thanh toán.
- Lạm phát
Lạm phát là hiện tượng kinh tế phổ biến trên thế giới hiện nay, nó ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của tất cả các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Lạm phát chính là sự tăng giá với tốc độ cao và kéo dài.
Lạm phát vừa phải tạo nên một sự chênh lệch giá hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng làm cho hoạt động thương mại năng động hơn khiến cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, đẩy mạnh cạnh tranh, đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao hơn. Trong tình trạng này, các doanh nghiệp cần có các phương hướng kinh doanh đúng đắn, đảm bảo hiệu quả, thu về lợi nhuận, ổn định khả năng thanh toán. Lạm phát cao (lạm phát phi mã) và siêu lạm phát có ảnh hưởng xấu và rất xấu tới tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Giá cả các loại hàng hóa tăng cao với tốc độ nhanh và liên tục làm cho chi phí tăng cao, lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm thấp, khó đảm bảo cho khả năng thanh toán được ổn định. Bên cạnh đó, lượng tiền dự trữ của doanh nghiệp sẽ bị giảm giá trị, làm suy giảm khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và tức thời của doanh nghiệp.
- Tình trạng nền kinh tế
Doanh nghiệp là chủ thể tham gia vào hoạt động của nền kinh tế, do đó các doanh nghiệp luôn chịu ảnh hưởng từ tình trạng của nền kinh tế đất nước và thế giới. Trong thời kỳ nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, doanh nghiệp có khả năng nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, thuận lợi trong tìm kiếm thị trường và các nguồn tài nguyên tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ đó đảm bảo nguồn tiền thu về, ổn định khả năng thanh
toán. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng sẽ tạo ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp: việc tìm kiếm thị trường đầu ra khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác, thị trường đầu vào biến động mạnh... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng thanh toán vì vậy cũng gặp phải những ảnh hưởng không tốt.
- Thị trường và sự cạnh tranh
Là một chủ thể kinh tế, khả năng thanh toán của doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ với nhân tố thị trường.Trong sản xuất hàng hóa, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một căn cứ hết sức quan trọng để doanh nghiệp thực hiện các quyết định tài chính. Thị trường chính là môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Trong môi trường này, doanh nghiệp phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác để chiếm lĩnh thị trường. Một doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường sẽ dễ dàng trì hoãn được các khoản nợ đến hạn, đồng thời có khả năng chuyển hóa hàng tồn kho thành tiền một cách nhanh chóng, từ đó đáp ứng được nhu cầu thanh toán một cách nhanh nhất. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải đầu tư sản xuất những loại sản phẩm mà người tiêu dùng cần, căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai để xem xét và đưa ra quyết định. Việc phân tích thị trường đòi hỏi phải được xem xét hết sức khoa học và chính xác. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải căn cứ tình hình hiện tại của bản thân, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường và dự đoán tình hình trong tương lai để lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp tạo lợi thế riêng cho doanh nghiệp trên thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận và đảm bảo thanh toán các khoản nợ trong dài hạn, giảm thiểu rủi ro, lành mạnh hóa tình hình thanh toán của doanh nghiệp.
Lãi suất và thuế là các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện vay để bổ sung nguồn vốn ngoài nguồn vốn tự có, và do đó phải trả lãi vay. Lãi suất huy động thấp, doanh nghiệp được ưu đãi huy động bằng nguồn vốn vay nợ nhiều hơn, lãi vay phải trả hàng năm thấp hơn. Thuế là công cụ hết sức quan trọng của Nhà nước để điều tiết và hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, thuế trong kinh doanh thấp hoặc cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ từ ảnh hưởng tới lượng lợi nhuận dùng để thanh toán lãi vay hàng năm. Do vậy, lãi suất và thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp trong kỳ sản xuất kinh doanh.
- Rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro là khả năng xảy ra những biến cố không chắc chắn, gây ảnh hưởng đến tài sản của các chủ thể trong xã hội. Các biến cố ngẫu nhiên, bất thường xảy ra như thiên tai, hỏa hoạn,... có thể gây ra những hậu quả, thiệt hại lớn và khó có thể lường trước cho doanh nghiệp. Rủi ro khiến cho các tài sản của doanh nghiệp bị hư hại, thất thoát ảnh hưởng không tốt tới tình hình kinh doanh, doanh thu mất ổn định, từ đó ảnh hưởng không tốt tới khả năng thanh toán.
- Sự biến động của tỷ giá hối đoái
Đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh toán. Nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá, tỷ giá biến đổi làm cho khả năng thanh toán bị ảnh hưởng.
- Sự phát triển của thị trường tài chính
nhau. Những hàng hóa thông thường được mua bán trên thị trường hàng hóa thông thường. Những hàng hóa đặc biệt - tài sản tài chính lại được mua bán trên thị trường đặc biệt - thị trường tài chính.
Trong nền kinh tế, về phương diện tài chính luôn tồn tại hai nhóm người: nhóm người đi vay tiền và nhóm người cho vay tiền. Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn được chuyển từ những người dư thừa vốn (người cho vay) sang những người cần vốn (người đi vay). Đối với doanh nghiệp, thị trường tài chính không chỉ là nơi để huy động vốn với các kỳ hạn khác nhau mà còn là nơi giúp họ nâng cao khả năng thanh toán, đáp ứng các nhu cầu thanh toán một cách kịp thời nhất.
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh
Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật và chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau mà các doanh nghiệp có sự lựa chọn trong chính sách huy động và tài trợ khác nhau, điều này có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu nguồn vốn sẽ nghiêng vốn chủ sở hữu, ngược lại, những doanh nghiệp thuộc những ngành nghề có mức cầu về sản phẩm ít biến động, vòng quay vốn nhanh thì sử dụng nhiều nợ vay hơn. Các doanh nghiệp có tài sản dễ dàng dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay sẽ có xu hướng sử dùng nhiều vốn nợ và đòn bẩy tài chính. Việc huy động vốn vay sẽ tạo ra cho doanh nghiệp áp lực thanh toán các khoản nợ và lãi vay, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan - Chính sách huy động vốn
Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần có vốn. Nguồn vốn có thể do doanh nghiệp tự có hoặc đi vay. Dựa trên những yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài, cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh
mà mỗi doanh nghiệp lại có cơ cấu nguồn vốn huy động là khác nhau. Doanh thu của doanh nghiệp ổn định, tốc độ tăng trưởng nhanh, nhu cầu sử dụng vốn bên ngoài lớn thì doanh nghiệp có thể sử dụng nợ vay nhiều hơn do khả năng thanh toán được đảm bảo. Khả năng sinh lời cao cũng đảm bảo cho doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro, tình hình thanh toán được ổn định, doanh nghiệp có thể thực hiện huy động vay nợ nhiều hơn, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao có thể đáp ứng nguồn vốn đầu tư bằng lợi nhuận giữ lại. Bên cạnh đó, thái độ của các nhà quản lý, cũng như định hướng trong việc chia sẻ quyền kiểm soát công ty sẽ ảnh hưởng tới chính sách huy động vốn vay và khả năng thanh toán.
- Chính sách đầu tư và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Cơ cấu tài chính là tỷ trọng giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tổng các khoản nợ ngắn hạn lớn hơn lượng tài sản lưu động của mình thì tình hình tài chính doanh nghiệp đó thiếu lành mạnh, không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính và làm cho khả năng thanh toán yếu kém, dẫn tới nhiều rủi ro và có thể tạo ra nguy cơ vỡ nợ. Doanh nghiệp lựa chọn một chính sách tài trợ đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính sẽ có cơ cấu công nợ hợp lý, đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng cách dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ một phần tài sản ngắn hạn.
Trong các nguồn tài trợ của doanh nghiệp, nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ có chi phí tương đối nhỏ, song nó yêu cầu doanh nghiệp phải theo dõi một cách chặt chẽ, sát sao bởi nó gây ra áp lực lớn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng trì hoãn được các khoản nợ ngắn hạn là rất thấp hoặc nếu trì hoãn được thì chi phí cũng rất cao. Doanh nghiệp cần duy trì mức nợ ngắn hạn so với tài sản lưu động ở một mức hợp lí, dựa trên nguồn vốn có sẵn của doanh nghiệp, khả năng huy động các nguồn vốn dài hạn và sự linh hoạt về
tài chính của bản thân.
- Công tác dự trữ tiền mặt
Lượng tiền dự trữ sẵn có trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có sẵn tiền để thanh toán các khoản nợ bất kỳ thời điểm nào và điều này phản ánh doanh nghiệp có đủ nguồn lực sẵn có để thanh toán khoản nợ hay không. Dự trữ tiền mặt đủ kịp thời đảm bảo cho thanh toán sẽ khiến các chủ nợ thấy yên tâm và tin tưởng doanh nghiệp luôn có khả năng phản ứng nhanh và đảm bảo được hầu hết các khoản nợ ngắn hạn. Dự trữ tiền không tốt, lượng tiền không đủ cho sử dụng sẽ gây căng thẳng trong thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nhất là đối với các khoản nợ tới hạn, áp lực thanh toán lớn.
- Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện rõ ở doanh thu và lợi nhuận và doanh nghiệp mang lại. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, số lượng sản phẩm tiêu thụ được trong kỳ lớn, chất lượng sản phẩm cao, giá thành và chi phí sản xuất thấp dẫn đến lợi nhuận cao, khả năng thanh toán tốt, đảm bảo an toàn về tài chính, tránh được các nguy cơ và rủi ro. Ngược lại, nếu các công tác hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ làm suy giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ, gây nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lí sẽ tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn, tránh lãng phí vốn đồng thời tạo được uy tín với bạn hàng và nhà cung cấp. Việc tiết kiệm được nhiều vốn lưu động sẽ gián tiếp giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thanh toán. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định lượng vốn lưu động cần thiết trong kỳ kinh doanh, nhanh chóng thu hồi các
khoản phải thu nhằm ngăn chặn hiện tượng bị chiếm dụng vốn, tránh ứ đọng vốn, thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn và thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động nhằm có các biện pháp điều chỉnh kịp thời, bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có khách hàng, khách hàng là đối tượng tạo nên đầu ra. Mỗi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đều cần có nhà cung cấp các nguồn nguyên vật liệu cũng như máy móc thiết bị sản xuất. Chính vì vậy, việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp sẽ tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các tận dụng có thể tận dụng nguồn vốn bằng cách mua chịu hàng hóa, đây là hình thức tín dụng nhà cung cấp hay tín dụng thương mại. Hình thức này thực chất là cho vay hàng hóa, dịch vụ và thu lại giá trị cho vay cùng với lợi tức bằng tiền của người bán với người mua. Quan hệ tốt với nhà cung cấp giúp doanh nghiệp tận dụng các khoản tín dụng thương mại với các điều kiện ưu đãi và có khả năng trì hoãn các khoản nợ phải trả với chi phí thấp hơn, giúp giảm bớt áp lực lên hoạt động thanh toán.
Thêm vào đó, một doanh nghiệp có uy tín với người mua sẽ khiến cho khách hàng tín nhiệm và tin tưởng, do đó sẽ có ý thức thanh toán cho doanh nghiệp đúng hạn và nghiêm chỉnh. Doanh nghiệp giảm được ít nhiều nguy cơ bị chiếm dụng vốn, hàng hóa dễ tiêu thụ hơn và nâng cao khả năng thanh toán.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của mình để nắm rõ được các động tiêu cực cũng như tận dụng các ưu thế mà chúng tạo ra, nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp nói riêng và tăng hiệu quả hoạt động tài
chính nói chung.
- Vấn đề quản lý, thu hồi nợ và chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp có sự liên quan trực tiếp và mật thiết với việc quản lý các khoản nợ cũng như kỷ luật thanh toán. Công tác quản lý các khoản nợ bị đối tác chiếm dụng tốt, giảm thiểu các khoản nợ khó đòi, thu hồi nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng chi phí và thu về những khoản tiền nâng cao đáp ứng các nhu cầu thanh toán kịp thời.
Doanh nghiệp chấp hành kỷ luật thanh toán, đảm bảo trả nợ cho đối tác