Quản trị khoản phảithu

Một phần của tài liệu 1594 thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thanh toán tại công ty TNHH giáo dục và thương mại trí tuệ việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 47 - 51)

Nợ phải thu phát sinh là tất yếu và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Khoản phải thu là là khoản nợ đang bị các đơn vị hoặc cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi. [27, tr110]

Khoản phải thu có liên quan đến các đối tác có quan hệ kinh tế đối với doanh nghiệp bao gồm các khoản:

Khoản phải thu từ khách hàng là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, thành phẩm hoặc do cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

tiền hàng cho người bán để mua hàng hóa, thành phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp chưa được giao.

Khoản phải thu nội bộ là các khoản phải thu phát sinh giữa đơn vị, doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập với các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng hoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau.

Khoản tạm ứng cho công, nhân viên là những khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp được giao cho các cán bộ công nhân viên để thực hiện một nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết một số công việc như mua hàng hóa, trả phí công tác...

Khoản thế chấp ký cược, ký quỹ:

Cầm cố là việc doanh nghiệp mang tài sản của mình giao cho người nhận cầm cố cầm giữ để vay vốn hoặc để nhận các loại bảo lãnh. Tài sản cầm cố có thể là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ô tô, xe máy. và cũng có thể là những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về nhà, đất hoặc tài sản. Những tài sản mang đi cầm cố có thể không còn quyền sử dụng trong thời gian đang cầm cố. Sau khi thanh toán tiền vay, doanh nghiệp nhận lại những tài sản đã cầm cố.

Ký quỹ là việc doanh nghiệp gửi một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quý hay các giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp.

Ký cược là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của người đi thuê tài sản phải quản lý, sử dụng tốt tài sản đi thuê và hoàn trả tài sản đúng thời gian quy định. Tiền đặt cược do bên có tài sản cho thuê quy định có thể bằng hoặc hơn giá trị của tài sản cho thuê.

trên như giá trị tài sản thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý, các khoản phải thu bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra hư hại, mất mát đã được xử lý bắt bồi thường...

1.3.2.2 Quản trị khoản phải thu

Quản trị khoản phải thu là yếu tố không thể thiếu trong việc quản trị khả năng thanh toán. Doanh nghiệp muốn quản trị khoản phải thu một cách dễ dàng và thuận tiện cho việc theo dõi đạt hiệu quả cao, thì cần phân loại, phân tích và đánh giá các khoản phải thu một các chi tiết, cụ thể:

xếp hạng nhóm nợ của doanh nghiệp:

- Nhóm 1: khoản nợ có độ tin cậy cao hay đủ tiêu chuẩn thường là các khoản nợ trong hạn mà doanh nghiệp đánh giá khả năng thu hồi đúng hạn. Các khách nợ thường là những đơn vị vững chắc về tài chính, tổ chức và có uy tín cao.

- Nhóm 2: khoản nợ có mức độ rủi ro thấp hay nợ cần chú ý. Nhóm này thường bao gồm khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ. Khách hàng thuộc nhóm này thường là những doanh nghiệp có tính hình tài chính khá tốt, khách nợ truyền thống, có độ tin cậy.

- Nhóm 3: khoản nợ quá hạn có thể thu hồi được hay nợ dưới tiêu chuẩn, gồm những khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại nhưng lại quá hạn dưới 90 ngày theo thời gian cơ cấu lại. Những khách hàng có tình hình tài chính không ổn định, hiện tại có khó khăn nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện thường có những khoản nợ thuộc nhóm này.

- Nhóm 4: nợ ít có khả năng thu hồi và nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng lại nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Khách hàng nợ thường có tính hình tài chính không có triển vọng phát triển rõ ràng, hoặc cố ý không thanh toán.

- Nhóm 5: khoản nợ không thể thu hồi được, có khả năng mất vốn. Khách nợ thường là doanh nghiệp phá sản, chuẩn bị phá sản, mất khả năng trả nợ hoặc không tồn tại.

Thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro

Doanh nghiệp muốn mở rộng thì trường tiêu thụ, tăng doanh thu thường nới lỏng chính sách tín dụng, đồng nghĩa với việc chấp nhận nhiều rủi ro tiềm ẩn như rủi ro tín dụng, rủi ro thay đổi tỷ giá hối đoái...

Muốn phòng ngừa rủi ro tín dụng, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ các khách hàng về mặt tài chính, khả năng thanh toán, vốn. để xác định hình thức tín dụng phù hợp với từng đối tượng. Căn cứ vào kết quả phân loại nợ, doanh nghiệp cũng cần lập dự phòng với những khoản phải thu khó đòi, giúp doanh doanh nghiệp chủ động hơn khi rủi ro xảy ra.

Để đối phó với các rủi ro tác động của tỷ giá, lãi suất, doanh nghiệp có thể lựa chọn các biện pháp phòng ngừa bằng việc sử dụng các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn bán tiền tệ.

Bên cạnh việc thực hiện việc quản lý khoản phải thu, thực hiện phòng ngừa các rủi ro, doanh nghiệp cũng cần có các biện pháp xử lý đối với khoản phải thu khó đòi như các điều khoản hợp đồng phải chặt chẽ, các khoản nợ phải có chứng từ hợp lệ, thường xuyên đôn đốc, và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thu được các khoản nợ quá hạn.

Nhìn chung, quản trị khoản phải thu là làm sao phải giảm tối đa được các khoản phải thu để có thể giảm thiểu ở mức thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải. Khách hàng là những người đưa doanh nghiệp vào những tình huống và nguy cơ bị mất mát cao khi họ cố tình kéo dài thời hạn thanh toán hoặc là không chịu thanh toán. Do đó quản trị khoản phải thu là doanh nghiệp phải đưa ra được công tác thu hồi nợ mềm dẻo, linh hoạt để tránh mất lòng tin với

khách hàng nhưng làm sao cũng phải giảm thiểu được tỷ lệ mất mát ở mức có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu 1594 thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng thanh toán tại công ty TNHH giáo dục và thương mại trí tuệ việt luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w