Tiền là bất cứ phương tiền nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ hoặc thanh toán nợ nần. [28, tr4]
Quản trị tiền mặt bao gồm:
- Kiểm soát thu, chi tiền mặt:
Điểm kết thúc của một chu kỳ kinh doanh là khi doanh nghiệp thu được tiền. Nếu doanh nghiệp thực hiện tăng tốc độ thu hồi tiền mặt thì số vốn bị chiếm dụng được giảm thiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thường xuyên, cũng như việc sử dụng vốn đầu tư và chu kỳ kinh doanh mới. Để làm được điều này doanh nghiệp có thể xây dựng các chính sách khuyến khách hàng thanh toán sớm, lựa chọn các phương tiện chuyển tiền và địa điểm thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần giảm tốc độ chi tiêu, để có thời gian đánh giá mức độ sử dụng vốn liệu có tiết kiệm và hiệu quả, tăng khả năng sử dụng vốn đầu tư nhằm mục đích sinh lời.
- Hoạch định ngân sách tiền mặt:
Căn cứ trên số tiền thu trong kỳ hoặc doanh thu dự kiến, nhà kinh doanh dự báo các khoản chi phí liên quan đến tiền mặt cần chi tiêu, mua sắm như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý... từ đó dự báo ngân sách chi tiêu trong ngắn hạn, trung và dài hạn để có kế hoạch linh hoạt, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trước những biến động của điều kiện môi trường cũng như kiểm soát mức chêch lệch ngân sách chính xác hơn. Vào cuối kỳ kế hoạch, doanh nghiệp tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách, đối chiếu giữa việc thu chi thực tế với thu chi trong dự toán, nhằm truy cứu trách nhiệm đương sự nếu có xảy ra mất mát hoặc chi tiêu bất hợp lý. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể khống chế việc chi tiêu tiền mặt có hiệu quả.