2.2.1.1. Xem xét sự biến động của tài sản và cơ cấu tài sản
Nhìn vào bảng 2.2 có thể thấy tổng tài sản của Công ty cũng khá ổn định qua các năm 2014-2016. Sự biến động về tài sản của Công ty qua các năm như sau:
Xét trong năm 2015, tổng tài sản tăng lên 34 triệu đồng tương ứng 0,64%, sự biến động tài sản này chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
+ Tài sản ngắn hạn tăng lên 225 triệu đồng (tăng 5,18% so với cùng kỳ năm ngoái), nguyên nhân là:
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 482 triệu đồng (bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và phải thu khác); trong đó chủ yếu phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng lên mạnh mẽ làm cho các khoản phải thu ngắn hạn tăng.
Trong khi các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên thì tiền và tương đương tiền giảm 120 triệu, đồng thời do đẩy mạnh được hàng tồn kho lưu thông ra thị trường nên hàng tồn kho giảm 180 triêụ đồng. Nhưng mức giảm của hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn không giảm mạnh bằng mức tăng của các khoản phải thu ngắn hạn nên làm cho tài sản ngắn hạn tăng lên.
+ Tài sản dài hạn: Trong khi tài sản ngắn hạn tăng thì tài sản dài hạn lại giảm, chủ yếu giảm là do các khoản phải thu dài hạn đã giảm đi (giảm 188 triệu đồng tương ứng 61.04%), đồng thời tài sản cố định giảm nhẹ nên các yếu tố này tác động làm cho tài sản dài hạn giảm 191 triệu đồng tương đương với 19,51%.
Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Chênh lệch 2015 so với 2014 Số tương đối Chênh lệch 2015 so với 2014 Số tương đối A. Tài sản ngắn hạn 4346 81.62% 4571 85.30 % 4548 85.12% 225 5.18% -23 -0.50% 1. Tiền và các khoản
tương đương tiền 1450 27.23% 1330 %24.82 1200 22.46% -120 -8.28% -130 -9.77%
2. Các khoản phải
thu ngắn hạn 2006 37.67% 2488 %46.43 2315 43.33% 482 24.03% -173 -6.95%
- Phải thu khách
hàng 680 12.77% 890 %16.61 700 13.10% 210 30.88% -190 -21.35%
Bảng 2. 2: Biến động tài sản của Công ty TNHHgiáo dục và thương mại Trí Tuệ Việt
- Phải thu nội bộ 19 0.36% 24 0.45% 32 0.60% 5 26.32% 8 33.33% -Các khoản phải thu
khác 968 18.18% 966 18.03% 901 16.86% -2 -0.21% -65 -6.73% 3. Hàng tôn kho 860 16.15% 680 12.69% 965 18.06% -180 -20.93% 285 41.91% 4. Tài sản ngắn hạn khác 30 0.56% 73 1.36% 68 1.27% 43 143.33% -5 -6.85% B. Tài sản dài hạn 979 18.38% 788 14.70% 795 14.88% -191 -19.51% 7 0.89% 1. Các khoản phải thu dài hạn 308 5.78% 120 2.24% 108 2.02% -188 -61.04% -12 -10.00% 2. Tài sản cô định 593 11.14% 589 10.99% 605 11.32% -4 -0.67% 16 2.72% 3. Tài sản dài hạn khác 78 1.46% 79 1.47% 82 1.53% 1 1.28% 3 3.80% Tông tài sản 5325 100.00 % 5359 100.00 % 5343 100.00% 34 0.64% -16 -0.30%
Sang năm 2016, tài sản của Công ty giảm nhẹ xuống 0,3%, nguyên nhân là do:
+Tài sản ngắn hạn giảm 23 triệu đồng tức giảm 0,5 % so với năm trước, trong tài sản ngắn hạn có thể thấy:
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm 130 triệu, cho thấy Công ty giảm tích trữ tiền mặt mà rút ra để đầu tư mua hàng hóa, nhập thêm nguyên vật liệu cũng như đầu tư công cụ, tài sản cố định phục vụ kinh doanh
Các khoản phải thu khách hàng giảm 190 triệu, cho thấy số khách hàng nợ Công ty ít đi, điều này làm giảm chiếm dụng vốn của Công ty nên là tốt cho Công ty.
Trả trước cho người bán 74 triệu đồng là do Công ty phải trả trước cho nhà cung cấp để đặt hàng, do có những giai đoạn nguồn nguyên liệu như cát, sỏi hiếm, khai thác chậm đồng thời vận chuyển chậm nên Công ty buộc phải cọc trước để có thể nhập được hàng, ngoài ra, các khoản phải thu khác cũng giảm 65 triệu đồng, đồng thời năm này phải thu nội bộ tăng nhẹ 8 triệu đồng.
Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng mạnh (tăng 284 triệu đồng), điều này Công ty cần có giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa để bớt ứ đọng hàng tồn kho làm tăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, đồng thời tạo doanh thu cho Công ty.
Do sự tăng giảm của các khoản mục trên nên năm 2016, tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ. Xét về tài sản dài hạn, tài sản dài hạn của Công ty tăng lên nhẹ do Công ty đầu tư thêm tài sản cố định.
về tỷ trọng, có thể thấy, chủ yếu tỷ trọng tài sản của Công ty tập trung vào tài sản ngắn hạn (luôn chiếm trên 80% tổng tài sản qua các năm). Trong tài sản ngắn hạn thì khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn hơn cả (năm 2014 là 37,67%; năm 2015 là 46,43% và năm 2016 là 43,33%). Trong các khoản phải thu ngắn hạn chủ yếu là phải thu khách hàng (năm 2014 là 12,77%; năm 2014 là 16,61% và năm 2016 là 13,10%). Điều này là do ngành nghề kinh doanh của Công ty là vật liệu xây dựng, phục vụ ngành xây dựng với yêu cầu vốn lớn, Công ty phải chấp nhận cho khách hàng bán chịu mới có thể bán được hàng cũng như tạo được nền tảng khách hàng truyền thống. Còn lại là các khoản phải thu khác, phải thu nội bộ... nhưng tỷ trọng không cao.
Hàng tồn kho của Công ty cũng chiếm tỷ trọng tương đối (năm 2014 là 16,15%; năm 2015 là 12,69% và năm 2016 là 18,06%). Điều này cho thấy tỷ trọng hàng tồn kho cũng chiếm khá lớn trong tổng tài sản và tỷ trọng có xu hướng tăng lên, do đó Công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho tránh ứ đọng vốn.
Về tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm không nhiều trong tổng tài sản của doanh nghiệp (năm 2014 tỷ trọng này là 18,38%; năm 2015 là 14,7% và năm 2016 là 14,88%). Trong đó chủ yếu là tài sản cố định (năm 2014 là 11,14%; năm 2015 là 10,99% và năm 2016 là 11,32%); còn lại là các khoản phải thu dài hạn và tài sản dài hạn khác.
*Cơ cấu tài sản
3. Tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngăn hạn [=1/(1+2)]
%
81.62% 85.29% 85.12%
4. Tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn [=2/(1+2)]
%
ty ngành ty ty ngành
Tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn
81.62% 76% 85.29% 79% 85.12% 84%
Tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn
18.38% 24% 14.71% 21% 14.88% 16%
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
- Tỷ trọng đầu tư vào TSNH của Công ty những năm qua không mấy biến động và đều ở mức khá cao, năm 2014 là khoảng 81.62%, năm 2015 là 85.29% và 2016 là 85.12%. Điều này tương đối phù hợp với ngành nghề kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty. So với trung bình ngành, tỷ trọng đầu tư vào TSNH khá cao.
và năm 2016 là 14.88%. So với trung bình ngành tỷ trọng này là thấp, thực tế thì Công ty có quy mô vừa và nhỏ, là Công ty TNHH nên đầu tư dài hạn chủ yếu vào các phương tiện vận tải và kho bãi, còn lại vốn chủ yếu đầu tư vào nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là chính, khác với các Công ty lớn khác cùng ngành có kho xưởng, trụ sở làm việc lớn. Như vậy, điều này là phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty.
Như vậy, quy mô tài sản của công ty có sự gia tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang mở rộng. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên, công ty đang giảm bớt đầu tư vào tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn gia tăng, chiếm tỷ trọng cao chính là đặc thù của một công ty cung ứng vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, công ty cần xem xét thực hiện tốt tiến độ thi công các công trình, dự án đang cung ứng vật liệu xây dựng để giải phóng hàng tồn kho, mang lại doanh thu. Bên cạnh đó, công ty cần đánh giá và xem xét các khoản phải thu từ đối tác khách hàng, tránh rủi ro trong việc thu hồi nợ, đảm bảo luồng tiền thu về, ổn định khả năng thanh toán.
2.2.1.2. Phân tích sự biến động của nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn
Những năm qua, quy mô nguồn vốn kinh doanh của Công ty các năm qua không ngừng tăng trưởng mặc do giai đoạn 2014-2016 có dấu hiệu trở lại của ngành xây dựng, bất động sản, do vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng và các thiết bị lắp đặt tăng lên.
Nhìn vào bảng 2.3 có thể thấy, tổng nguồn vốn qua các năm của Công ty nhìn chung không có sự biến động nhiều, ổn định ở mức trên 5300 triệu đồng, cụ thể, năm 2014 tổng nguồn vốn của Công ty là 5.325 triệu đồng, sang năm 2015 nguồn vốn tăng nhẹ lên 5.359 triệu đồng và năm 2014 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước là 5.343 triệu đồng.
Năm 2015, tổng nguồn vốn tăng lên là 34 triệu đồng, tương ứng tăng 0,64%. Nguyên nhân là sang năm 2015 vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên 90 triệu đồng tương ứng 8,26% so với năm trước. Tuy nhiên, nợ phải trả lại giảm 56 triệu đồng (tương ứng giảm 1,52% so với cùng kỳ năm trước).
Xét kỹ về nợ phải trả của Công ty, giảm 1,52% là do năm này Công ty giảm nợ ngắn hạn 221 triệu đồng (giảm hẳn 10,44% so với cùng kỳ năm trước); nguyên nhân chính các khoản nợ ngắn hạn giảm này là do người mua trả tiền trước giảm hẳn đi 108 triệu đồng và trả trước người bán cũng giảm 95 triệu đồng, còn lại là do số vay nợ ngắn hạn của Công ty giảm 18 triệu đồng. Tuy nhiên, năm này Công ty vay dài hạn thêm 156 triệu đồng để đầu tư nhập
thêm hàng hóa do đó, nợ dài hạn tăng thêm. Sự bù trừ giữa tăng giảm nợ ngắn hạn và dài hạn khiến cho nợ phải trả của Công ty giảm 1,52%. Nhưng do vốn chủ sở hữu được tăng thêm nên cuối cùng, tổng nguồn vốn của Công ty vẫn có xu hướng tăng lên, tuy nhiên mức tăng này rất nhẹ.
Năm 2016, tổng nguồn vốn của Công ty giảm nhẹ, giảm 16 triệu tương ứng 0,3%. Trong năm này, tổng vốn chủ sở hữu của Công ty tăng mạnh mẽ lên 915 triệu đồng tương ứng 77,61% so với năm trước, tuy nhiên năm này Công ty cũng đẩy mạnh thanh toán các khoản nợ phải trả, cụ thể:
+ Nợ ngắn hạn thanh toán 409 triệu đồng, làm cho mức nợ ngắn hạn giảm 21,57% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là việc thanh toán các khoản vay nợ ngắn hạn của Công ty
+ Nợ dài hạn của Công ty được thanh toán 522 triệu đồng, làm mức nợ dài hạn giảm 22,85% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, do sự biến động của nợ phải trả và của vốn chủ sở hữu, năm 2016, tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng giảm nhẹ.
Bảng 2. 5: Biến động nguồn vốn của Công ty TNHH giáo dục và thương mại Trí Tuệ Việt
A. Nợ phải trả 4236 79.55% 4180 78.00% 3249 60.8% -56 - 1.32% -931 -22.27% 1. Nợ ngắn hạn 2117 39.76% 1896 35.38% 1487 27.8% -221 -10.44% -409 -21.57% - Vay và nợ ngắn hạn 810 15.21% 792 14.78% 313 5.9% -18 - 2.22% -479 -60.48% - Phải trả người bán 1092 20.51% 997 18.60% 1076 20.1% -95 - 8.70% 79 7.92%
- Người mua trả tiền
trước 215 4.04% 107 2.00% 98 1.8% -108 -50.23% -9 -8.41%
2. Nợ dài hạn 2119 39.79% 2284 42.62% 1762 33.0% 165 7.79% -522 -22.85%
B. Vốn chủ sở hữu 1089 20.45% 1179 22.00% 2094 39.2% 90 8.26% 915 77.61%
1. Vốn lưu động bình quân Triệu đồng 2,072 2,45 2
2,868
2. Doanh thu thuần Triệu đồng 1,242 1,46
3
1,872
Tuy nhiên điều này lại cho thấy dấu hiệu tốt về tình hình tài chính của Công ty do giai đoạn 2014-2016 tổng số vốn khá ổn định, tăng giảm không đáng kể nhưng trong tổng vốn lại có sự đầu tư tăng thêm của vốn chủ sở hữu và nợ phải trả lại giảm, cho thấy năng lực tài chính của Công ty khá tốt.
Xét về tỷ trọng, Nợ phải trả của Công ty chiếm chủ yếu tổng nguồn vốn (năm 2014 chiếm 79,55%; năm 2015 là 78% và năm 2016 là 60,8%). Trong nợ phải trả chủ yếu là nợ phải trả dài hạn, đây là những khoản vay dài hạn của Công ty (năm 2014 chiếm 39,79%; năm 2015 là 42,62% và năm 2016 là 33,0%).
Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đương với tỷ trọng nợ dài hạn (năm 2014 là 39,76%; năm 2015 là 35,38% và năm 2016 là 27,8%). Trong nợ ngắn hạn chủ yếu là nợ phải trả người bán, luôn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20% qua các năm, còn lại là vay nợ ngắn hạn và người mua trả tiền trước.
Vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng có xu hướng tăng dần qua các năm (năm 2014 là 20,45%; năm 2015 là 22% và năm 2016 là 39,2%) cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Công ty cũng có xu hướng tăng lên, điều này là tín hiệu tốt trong cơ cấu tài chính của Công ty.
Những năm qua, tài sản và nguồn vốn của Công ty không ngừng biến động nên hệ số cơ cấu vốn cũng thay đổi theo.
Như vậy, trong giai đoạn quy mô nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng lên từ năm 2014 sang năm 2015, dù năm 2016 có sự giảm như mức giảm rất nhẹ. Mặc dù đã nâng cao hệ số vốn chủ sở hữu qua các năm nhưng nguồn vốn vẫn tập trung huy động nguồn nợ phải trả, tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tương đương nhau, cho thấy áp lực thanh toán vẫn còn đè nặng lên công ty và mức độ độc lập tự chủ trong tài chính vẫn còn thấp. Công ty cần xem xét, dự báo tình hình thị trường và công việc sản xuất kinh doanh để phòng tránh các rủi ro có thể gặp phải trong khả năng thanh toán.
2.2.1.3. Công tác tổ chức quản lý vốn lưu động
Là một doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực cung ứng vật tư cho các dự án và công trình xây dựng với thời gian thi công kéo dài, có những công trình 6 tháng - 1 năm, thậm chí 2 - 3 năm mới hoàn thành. Do vậy, vốn tồn kho của doanh nghiệp được quản lý, theo dõi theo từng dự án. Các dự án thực hiện trong thời gian dài nên tồn tại chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hàng tồn kho. Công ty đã đốc thúc hoàn thiện các công trình, nhanh chóng để kịp tiến độ, tuy nhiên do tình hình thị trường thiếu ổn định, các công trình chậm thi công nên cũng ảnh hưởng đến hàng tồn kho của Công ty.
5. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 820 770 823
6. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 790 895 1,002
7. Vòng quay hàng tồn kho (=6/5) Lần 0.96 1.16 1.22
8. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (=360/7)
Ngày 374 310 296
9. Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 1,157 1,30
4
12. Kỳ thu tiền bình quân =(360/11) Ngày 335.3 6
320.87 232.98
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Công ty TB ngành Công ty TB ngành Công ty TB ngành Vòng quay vốn lưu động (lần) 0.60 0.63 0.60 0.62 0.65 0.66
Kỳ luân chuyển vốn lưu động (ngày) 601 571.42 603 580.6
4
552 545.45
Vòng quay hàng tồn kho (lần) 0.96 1,01 1.16 1.14 1.22 1.19
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày) 374 356.43 310 315.7
8
296 302.52
Vòng quay khoản phải thu (lần) 1.07 1.11 1.12 1.26 1.55 1.63
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 335.3
6
324.32 320.87 285.7 1
232.98 220.85
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
- Vòng quay vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động của Công ty có xu hướng tăng qua các năm, năm 2014 là 0,6 lần; năm 2015 là 0,6 lần và năm 2016 là 0,65 lần. Mặc dù tăng qua các năm nhưng vòng quay vốn lưu động lại thấp