2.2.3.1. Nhân tố khách quan
- Chính sách kinh tế của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế
Với lĩnh vực của Công ty là cung ứng vật liệu xây dựng thì phụ thuộc rất nhiều sự phát triển của ngành xây dựng, ngành bất động sản, trong khi đó, từ năm 2015 Chính phủ đã có nhiều chính sách tốt như:
- Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Luật Nhà ở 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ - CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội (thông qua việc miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi...).
- Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản.
- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013, Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; Thông tư số 02/2013/TT- BXD ngày 08/3/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ; Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 và Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 của Chính phủ.
Như vậy, ngành xây dựng và bất động sản có xu hướng được phát triển mạnh trở lại, tạo điều kiện cho hoạt động cung ứng vật liệu xây dựng của Công ty phát triển.
- Lạm phát
Cùng với những biến động của tăng trưởng kinh tế, lạm phát những năm qua cũng có sự biến động tương ứng. CPI bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với bình quân năm 2014. Mức tăng CPI tháng 12/2015 so với cùng kỳ năm 2 014 và mức tăng CPI bình quân năm 2015 so với bình quân năm 2014 đều là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây. Giai đoạn qua, chỉ số lạm pháp được NHNN kiểm soát khá tốt. Tuy nhiên nửa đầu năm 2016 lại có xu hướng biến động gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2016 tăng 0,46% so với tháng trước và tăng 2,35% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,39%. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72% so với bình quân cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến CPI “tăng tốc” là việc tăng giá các dịch vụ y tế.
Thời kỳ đầu khủng hoảng, lạm phát tăng cao cũng kéo theo lãi suất ngân hàng gia tăng. Điều này gây khó khăn rất lớn cho các DN tiếp cận nguồn vốn vay của các NHTM. Tuy nhiên những năm trở lại đây nhờ chính sách linh hoạt, hiệu quả của NHNN tình hình lãi suất trên thị trường dần ổn định trở lại.
- Tình trạng nền kinh tế
Giai đoạn vừa qua, tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. GDP 6 tháng đầu năm 2016, ước tính tăng 5,52%. Tốc độ tăng trưởng năm nay tuy cao hơn tốc độ tăng chung của cùng kỳ các năm 2012 - 2014 (lần lượt là 4,93%; 4,9%; 5,22%) nhưng có dấu hiệu chững lại so với tốc độ tăng 6,28% trong 6 tháng đầu năm 2015. Nguyên nhân là tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động cộng với thời tiết diễn biến bất thường khiến cho kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, ngành vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm vẫn tăng 8,80%.
- Thị trường và sự cạnh tranh
Hiện nay các DN sản xuất VLXD đang ngày càng bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Khi hàng rào thuế quan bị bãi bỏ giữa các nước ASEAN, gạch ốp lát, sứ vệ sinh của Thái Lan, Indonesia đang từng bước thâm nhập vào thị trường. Thậm chí Ân Độ đang rất thành công trong việc quảng bá văn hóa trước và hướng các sản phẩm cho người tiêu dùng trong đó có các sản phẩm VLXD. Những hình ảnh đạo phật, hình phong cảnh... rất dung dị và bắt mắt đã khiến
cho người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm đặc trưng của văn hóa Ân Độ dù giá thành khá cao, khoảng gần 500 nghìn đ/m2 gạch ốp.
Là một Công ty với quy mô vừa và nhỏ, lại là loại hình công ty TNHH thì việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng khó do quy mô vốn, thương hiệu, uy tín của Công ty còn rất mờ nhạt trên thị trường.
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh
Hoạt động chính của Công ty là mua bán nguyên vật liệu xây dựng và xây lắp thiết bị nội thất, ngoại thất cho các công trình xây dựng với địa bàn kinh doanh chính của Công ty là nội thành Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty chịu ảnh hưởng của pháp luật rất lớn. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Công ty có mối quan hệ mật thiết với thị trường vốn do nhu cầu vốn lớn nên Công ty thường xuyên phải vay vốn ngân hàng. Mặt khác, các khách hàng của Công ty cũng phải vay vốn ngân hàng mới có đủ tiềm lực tài chính thực hiện xây dựng cơ bản. Là một DN hoạt động trong lĩnh vực cung ứng vật liệu, nhu cầu xây dựng trong nước những năm nay ngày càng tăng nhưng cạnh tranh trên thị trường cũng không nhỏ.
Việc bảo quản sản phẩm tương đối khó khăn do vật liệu xây dựng như xi măng, sơn, cát... dễ bị hao hụt khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi
2.2.3.2. Nhân tố chủ quan
- Chính sách huy động vốn
Nhìn chung Công ty đa số huy động vốn từ việc vay các ngân hàng thương mại. Hiện nay nguồn vốn của Công ty đa số được tài trợ từ các nguồn vốn đi vay do đó chi phí lãi vay có xu hướng tăng.
Hơn nữa, là một công ty TNHH nên Công ty cũng bị hạn chế về hình thức huy động vốn, Công ty không được phát hành cổ phiếu mà chỉ được phát hành
trái phiếu trong khi đó trái phiếu doanh nghiệp ít nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư.
- Công tác dự trữ tiền mặt
Hiện tại, lượng tiền sẵn có của công ty hiện còn quá ít, điều này có thể tạo ra nguy cơ rủi ro trong thanh toán, khó đảm bảo được các nghiệp vụ thanh toán nhanh một cách kịp thời. Do đó, công ty cần xem xét mức dự trữ tiền hợp lý hơn dựa trên tình hình các năm và biến động của thị trường tài chính. Bên cạnh đó cần tiến hành quản lý và đốc thúc các đơn vị nhanh chóng nghiệm thu các khoản để thu về doanh thu đảm bảo nguồn cho công tác thanh toán được ổn định và dễ dàng. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của Công ty.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động ảnh hưởng nhiều đến hệ số thanh toán của Công ty bởi nó bao gồm các khoản mục như tiền, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa thực sự tốt khi so với trung bình ngành, kỳ thu tiền bình quân vẫn còn dài hơn cho thấy công tác đôn đốc thu hồi nợ còn hạn chế. Vòng quay vốn lưu động cũng thấp hơn so với trung bình ngành cho thấy so với mặt bằng chung thì Công ty chưa thực sự sử dụng vốn lưu động hiệu quả.
- Quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp
Là doanh nghiệp thương mại nên Công ty phải mua ngoài và chịu ảnh hưởng rất lớn về tiến độ cung cấp, chất lượng sản phẩm , điều kiện thanh toán với bên bán hàng. Ngoài ra nguồn cung cấp chịu nhiều áp lực về giá do biến động giá toàn cầu.
Như vậy có thể nói sức ép từ nhà cung cấp tác động đáng kể đến hoạt động của Công ty TNHH giáo dục và thương mại Trí Tuệ Việt, các nhà cung cấp
tăng giá nguyên liệu đầu vào làm tăng chí phí sản xuất của Công ty, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.