Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu 1609 tổ chức công tác kế toán tài chính tại CTY CP đầu tư xây dựng và quản lý đường bộ II điện biên thực trạng giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 65 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán t i Công ty là tập trung vì vậy toàn bộ công tác kế toán trong Công ty được tiến hành tập trung t i phòng kế toán. Các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn ki m tra công tác kế toán ban đ u, thu nhận ki m tra chứng từ, ghi chép

sổ hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu c ầu quản lý kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công tác kế toán.

Nội dung hạch toán tại Công ty bao gồm nhiều phần hành cụ thể phải được phân công cho nhi ều người thực hiện. Mỗi người thực hiện một số phần hành nhất định dưới sự đi ề u khi ển chung của kế toán trưởng. Các phần hành kế toán có mối liên hệ với nhau nên việc phân công c ần đảm bảo tính khoa học và có sự tác động qua l i đ cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ kế toán của Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo Sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và quản lý đường bộ II Điện Biên

(Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty)

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu và có vị trí vô cùng quan trọng trong bộ máy kế toán của Công ty. Kế toán trưởng là người tổ chức, chỉ đạo, điều hành, quản lý toàn bộ công tác kế toán trong Công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban giám đốc Công ty về tất cả các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ vai trò đó, kế toán trưởng có các trách nhiệm:

+ Thiết lập, quản lý bộ máy kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán một cách khoa học, phù hợp với đặc thù tổ chức, SXKD của Công ty, tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty, phù hợp với chuẩn mực, chế độ, quy định về kế toán hiện hành của Nhà nước mà Công ty đã đăng ký áp dụng và các quy định

của Công ty. Thường xuyên cập nhật các quy định mới về kế toán Nhà nước để có thể đi ề u chỉnh phù hợp;

+ Xây dựng kế ho ạch công tác cho phòng kế toán, thường xuyên giám sát, đôn đốc, bảo đảm việc thực hiện các phần hành kế toán đúng quy định, trôi chảy, nhanh chóng, đúng tiến độ, tăng năng suất và hiệu quả ho ạt động của bộ máy kế toán.

+ Tính toán, kê khai, trích nộp đủ, đúng hạn, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản vay, nợ phải trả, cũng như thu hồi các khoản phải thu;

+ Thực hiện việc kiểm tra đối chiếu, tổng hợp số liệu từ các kế toán viên để lập và cung cấp các báo cáo kế toán và quyết toán của công ty;

+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu số liệu; + Tiến hành kiểm kê, kiểm soát tình hình sử dụng và bảo quản tài sản của công ty; Bên c ạnh đó kế toán trưởng có quyền hạn:

+ Phân công công việc, quy định trách nhiệm và chỉ đạo trực tiếp các kế toán viên; + Yêu c ầu tất cả các bộ phận trong công ty chuyể n đầy đủ, kịp thời những tài liệu, số liệu c n thiết cho công việc kế toán và ki m tra;

+ Các báo cáo kế toán, hợp đồng kinh tế, các chứng từ tín dụng, các tài liệu liên quan đến việc thanh toán, trả lương, thu chi ti ền mặt... đều phải có chữ ký của kế toán trưởng mới được coi là hợp lệ.

- Kế toán tổng hợp: Thực hiện phân quyền trên phần mề m kế toán, chịu trách nhiệm từng ph n hành kế toán, giúp việc cho kế toán trưởng, làm theo sự phân công của kế toán trưởng và ban lãnh đạo công ty. Lập các báo cáo trên cơ sở căn cứ vào số liệu kế toán viên cung cấp. Tập hợp, phân bổ chi phí liên quan, thực hiện phân tích ho ạt động SXKD, tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán.

- Kế toán tiền lương và công nợ: Là kế toán theo dõi, tính toán lương theo từng tháng đ chi trả kịp thời cho người lao động, cũng từ đó t nh tr ch bảo hi m xã hội và các khoản bảo hiểm mà công nhân viên được hưởng, đồng thời theo dõi và ghi sổ các khoản phải thu, phải trả, ki m tra tính chính xác, hợp pháp của các khoản phải thu, phải trả, lập thủ tục và thanh toán các khoản công nợ đúng quy định, trích lập các khoản dự phòng phải thu hó đ i.

________.__i_______________

- Ke toán doanh thu, chi phí và tính giá thành: Là người có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các khoản chi phí trong quá trình sản xuất, rồi tiến hành phân bổ các chi phí sản xuất cho từng đối tượng sử dụng, tính giá thành cho từng công trình và xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Có nhiệm vụ thanh quyết toán công trình về mặt tài chính với các đơn vị chủ quản. Lập các báo cáo giá thành sản phẩm theo quý và niên độ kế toán.

- Ke toán thanh toán: Thực hiện việc lập, theo dõi tình hình thu chi ti ền mặt và ti ền gửi ngân hàng. Ki em soát chứng từ trước khi lập phiếu thu, chi thanh toán (bao gồm cả tạm ứng) đảm bảo tuân thủ đúng quy định của công ty và pháp luật, chịu trách nhiệm v số liệu, cuối tháng có báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết ti n mặt, ti n gửi ngân hàng cho kế toán tổng hợp.

- Kế toán kho, TSCĐ: Chịu trách nhiệm theo dõi, ghi chép, phản ánh chính xác tình hình hàng hóa nhập vào, xuất ra, phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của TSCĐ. Trực tiếp tham gia kiem kê định kỳ, lập báo cáo nhập - xuất - tồn cuối kỳ.

- Kế toán vật tư: Theo dõi, hạch toán việc nhập xuất - kho vật tư sản phẩm tiêu thụ. Lựa chọn phương pháp tính giá vật tư và ghi sổ phù hợp. Thường xuyên đối chiếu số liệu gi a các bộ phận có liên quan.

Một phần của tài liệu 1609 tổ chức công tác kế toán tài chính tại CTY CP đầu tư xây dựng và quản lý đường bộ II điện biên thực trạng giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 65 - 68)