Tổ chức phân tích thông tin kếtoán

Một phần của tài liệu 1625 tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế quận hoàn kiếm thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46 - 47)

Bên cạnh việc tổ chức xây dựng hệ thống báo cáo kế toán của đơn vị và tổ chức lập báo cáo kế toán của đơn vị SNCL, để quản lý tốt nguồn kinh phí được NSNN cấp phát cũng như nguồn kinh phí, nguồn vốn, quỹ khác thì ngoài nhiệm vụ tổ chức tổng hợp, trình bày và cung cấp thông tin kế toán, tổ chức công tác kế toán các đơn vị SNCL cần phải thực hiện việc phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn, tình hình thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD, dịch vụ,... của đơn vị. Để phân tích thông tin của kế toán, đơn vị có thể lựa chọn các phương pháp phân tích phù hợp. Thực tế, các đơn vị thường sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp chi tiết: Mọi kết quả hoạt động đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng như: Chi tiết theo các bộ phận hay yếu tố cấu thành chỉ tiêu; Chi tiết theo thời gian; Chi tiết theo địa điểm

- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề, như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh.

Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế - tài chính là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ

tiêu giữa hai kỳ: Kỳ phân tích và kỳ gốc, hay chung nhất là so sánh giữa số phân tích và số gốc.

- Phương pháp loại trừ: Loại trừ là một phuơng pháp nhằm xác định mức độ ảnh huởng lần luợt của từng nhân tố đến kết quả hoạt động, bằng cách khi xác định sự ảnh huởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh huởng của các nhân tố khác.

Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu tổng mức viện phí thu đuợc có thể quy về sự ảnh huởng của hai nhân tố:

+ Số luợng bệnh nhân phải nộp viện phí; + Số viện phí bình quân 1 bệnh nhân phải nộp.

Cả hai nhân tố trên cùng đồng thời ảnh huởng đến tổng mức viện phí thu đuợc, nhung để xác định mức độ ảnh huởng của một nhân tố này phải loại trừ ảnh huởng của các nhân tố khác. Muốn vậy, điều này có thể thực hiện bằng hai cách:

Cách thứ nhất: Có thể dựa trực tiếp vào mức biến động của từng nhân tố và đuợc gọi là phuơng pháp “số chênh lệch”.

Cách thứ hai: Có thể dựa vào phép thay thế sự ảnh huởng lần luợt từng nhân tố và đuợc gọi là phuơng pháp “thay thế liên hoàn”.

Một phần của tài liệu 1625 tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế quận hoàn kiếm thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w