TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu 1625 tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế quận hoàn kiếm thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 50)

Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Trụ sở chính: Số 47 Hàng Bồ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Mã số thuế: 0103186388 tại Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm ngày 13/01/2009. Mã đơn vị quan hệ ngân sách: 1089124.

Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến Thành phố, Trung ương; chịu sự quản lý Nhà nước của Ủy Ban nhân dân quận Hoàn Kiếm theo quy định của pháp luật.

Trải qua 62 năm hình thành và phát triển, cùng 10 năm đổi mới, tập thể Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Với đội ngũ cán bộ chuyên môn đông, nhiệt tình, yêu nghề nhiều năm liền Trung tâm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được thành phố và quận giao, là một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành Y tế Hà Nội. Đặc biệt, năm 2016, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Y tế, của Quận uỷ, HĐND, UBND quận Hoàn Kiếm và cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ viên chức, Trung tâm Y tế Hoàn Kiếm đã được nhận Cờ thi đua của UBND Thành phố Hà Nội.

về công tác khám, chữa bệnh: Trung tâm Y tế Hoàn Kiếm tiếp tục “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Đẩy mạnh công tác YTCS: 18/18 TYT phường đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm gắn với phát triển mô hình Bác sĩ gia đình. Thêm vào đó, với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ ngày càng chất lượng, Trung tâm đã phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, thạc sĩ, bác sĩ y học dự phòng hệ liên thông. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị cho cán bộ trong toàn đơn vị.

Thực hiện mục tiêu chung của ngành Y tế là sát nhập các đơn vị y tế, tinh gọn để hoạt động hiệu quả, ngày 21/01/2017, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 417/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm trực thuộc Sở Y tế trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Bác sĩ gia đình vào Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm theo nguyên tắc nguyên trạng.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm

2.1.2.1. Chức năng của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm

Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm

- Thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; tiêm chủng phòng bệnh; y tế trường học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe, phát sinh, lây lan dịch, bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho người dân.

- Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các CSYT; vệ sinh và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và dinh dưỡng cộng đồng.

- Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm; huớng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấ p.

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo quy định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho các truờng hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân đuợc chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, chuyển tuyến theo quy định của pháp luật; khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định; tham gia khám giám định y khoa, khám giám định pháp y khi đuợc trung cầu.

- Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh duỡng bà mẹ, trẻ em; phối hợp thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu của nguời dân; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định.

- Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ truơng, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nuớc về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về y tế, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn.

- Chỉ đạo tuyến, huớng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, TYT phuờng và các CSYT thuộc cơ quan, truờng học trên địa bàn quận.

- Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; tập huấn, bồi duỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc

lĩnh vực phụ trách cho đội ngũ cán bộ nhân viên theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

- Liên hệ chuyển người bệnh thuộc phạm vi quản lý sức khỏe của phòng khám Bác sĩ gia đình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để khám bệnh chữa bệnh.

- Thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật.

- Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật; thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế trên địa bàn.

- Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan BHXH để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại Trung tâm Y tế và các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

- Nuôi dưỡng và chăm sóc người cao tuổi.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm giao.

Với mục tiêu phát triển ngành Y tế theo định hướng “công bằng - hiệu quả”

thì vấn đề nâng cao năng lực hoạt động toàn diện ở các bệnh viện, trung tâm Y tế quận, huyện nói chung và Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm nói riêng là hết sức cần thiết, đặc biệt là tổ chức công tác kế toán. Muốn vậy cần phải hiểu rõ những đặc điểm tổ chức quản lý của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm, cũng như công tác quản lý tài chính hiện hành có ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán, cụ thể như sau:

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý ở Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm

Trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, đơn vị đã tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình, tạo môi trường thuận lợi tối đa cho các cán bộ, viên chức đơn vị thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm

- Ban Giám đốc: Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm là Ban Giám đốc (gồm Giám đốc và các phó giám đốc). Giám đốc là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về việc thực hiện các quy chế, quy định của Nhà nước và của ngành về công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo quyền lợi cho người lao động... Giúp việc cho Giám đốc là 2 Phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách từng mảng công việc do Giám đốc Trung tâm phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

4

NSNN cấp__________________ 89.59 85.14 77.5 84.47 82.4 64.5 Các khoản thu tại đơn vị_____ 10.41 14.86 22.4

2 15.53 317.5 935.4

- Phòng chức năng: có chức năng tham mưu, trợ giúp Ban Giám đốc trong tổ chức điều hành các hoạt động chung đồng thời tham gia quản lý theo công việc được phân công, phối hợp với các khoa phòng trong việc giám sát kiểm tra các hoạt động chuyên môn, các chế độ chính sách thuộc lĩnh vực KCB.

- Phòng chuyên môn và các đơn vị y tế trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn nêu trên.

- 18 Trạm Y tế (TYT) phường bao gồm: TYT Đồng Xuân, TYT Chương Dương, TYT Cửa Đông, TYT Cửa Nam, TYT Hàng Đào, TYTHàng Bông, TYT Hàng Bài, TYT Hàng Bạc, TYT Hàng Bồ, TYT Hàng Buồm, TYT Hàng Gai, TYT Hàng Mã, TYT Hàng Trống, TYT Lý Thái Tổ, TYT Phan Chu Trinh, TYT Phúc Tân, TYT Trần Hưng Đạo, TYT Tràng Tiền.

Biên chế của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm là biên chế sự nghiệp trong tổng số biên chế sự nghiệp của Sở Y tế được UBND thành phố phân bổ hàng năm. Tính đến thời điểm quý 1 năm 2018, biên chế của Trung tâm là 320 biên chế gồm 297 viên chức, 23 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

Như vậy với việc tổ chức thành các phòng, các khoa chuyên môn như trên, việc tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm là phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị. Giữa các phòng, các khoa có quan hệ mật thiết với nhau để cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó đứng trên góc độ quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán có thể thấy, mỗi bộ phận đều có phát sinh các khoản thu, chi đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ để không ngừng mở rộng nguồn thu với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn thu đó.

2.1.4. Công tác quản lý tài chính ở Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm

Ngày 20/4/2018, TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã ký quyết định 511/QĐ-SYT giao quyền tự chủ tài chính năm 2018 (đợt 1) cho 60 đơn vị SNCL trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Trong đó, Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm là 1 trong 36 đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.

Như vậy về cơ chế tài chính, Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm là đơn vị SNCL, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, phần còn lại được NSNN cấp theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ

của đơn vị SNCL. Riêng phòng khám Bác sĩ gia đình -50C Hàng Bài hoạt động theo cơ chế XHH, tự chủ về tài chính, hạch toán thuộc hệ thống kế toán của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm. Qua khảo sát thực tế cho thấy, Nghị định số 43 đã tạo điều kiện cho Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ

chế tài chính qua việc triển khai thực hiện các chủ truơng “xã hội hóa” và giao

quyền tự chủ tài chính, chủ động triển khai các hoạt động dịch vụ duới các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong nuớc đầu tu xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật. Đồng thời cho phép đơn vị chủ động trong việc xây dựng dự toán và thực hiện dự toán phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đuợc tự chủ trong việc trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thuởng và chi trả thu nhập tăng thêm cho nguời lao động. Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đã quy định nhiều nội dung thay đổi trong cơ chế tài chính của các đơn vị này. Tuy nhiên cho đến nay, Nghị định 16 chua có thông tu huớng dẫn cụ thể cho các đơn vị thực hiện nên với Nghị định 16 các đơn vị mới chỉ áp dụng Mục 2: Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công.

2.1.4.1. Nguồn tài chính đầu tư cho Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm

Các nguồn tài chính đầu tu cho đơn vị hiện nay chủ yếu là nguồn NSNN cấp, các khoản thu tại đơn vị (thu viện phí, thu phí lệ phí, thu BHYT, thu hoạt động dịch vụ xã hội hóa và thu khác)

Bảng 2.1: Cơ cấu các nguồn thu của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm

Thu BI IYT_________________ 6.27 7.02 11.8 5.27 7.89 9.87

Thu hoạt động dịch vụ XHH 0.79 4.06 5.59 6.07 5.83 23.6

- Thu hoạt động dịch vụ tại PK Bác sĩ gia đình_______________ 0 0 0 0 0 19.74 Thu khác___________________ 0.50 0.50 0.46 0.57 0.47 0.33 ____________Tổng____________ 100 100 100 100 100 100 47

Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm là đơn vị SNCL, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. Hàng năm, đơn vị vẫn hoạt động chủ yếu bằng nguồn kinh phí do NSNN cấp theo quy định. Nguồn kinh phí do NSNN cấp bao gồm hoạt động thuờng xuyên và không thuờng xuyên tuy nhiên chủ yếu là chi luơng cho cán bộ; chi tập huấn, bồi duỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho đội ngũ cán bộ nhân viên theo phân công, phân cấp của Sở Y tế; chi giám sát quy chế chuyên môn, giám sát công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm...

Từ bảng trên có thể thấy NSNN cấp cho đơn vị ngày càng giảm. Tuy nhiên năm 2015, ngành y tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhu: dịch sốt xuất huyết có nhiều diễn biến bất thuờng, hàng loạt các ca ngộ độc thực phẩm tập thể, ... chính vì thế NSNN cấp cho đơn vị tăng 6.89% so với năm 2014 để ngăn chặn các vấn đề trên. Năm 2017, nguồn NSNN cấp cho đơn vị giảm đáng kể, chỉ chiếm 64.51% trong tổng nguồn tài chính của đơn vị, giảm 17.96% so với năm 2016. Nguyên nhân chính có thể thấy là do trong năm 2017, theo quyết định 417/QĐ-UBND ngày 21/01/2017 của UBND thành phố sáp nhập Trung tâm Bác sĩ gia đình vào Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm. Điều này dẫn đến nguồn thu từ hoạt động dịch vụ XHH của đơn vị tăng 17.77% so với năm 2016, làm cho tỷ trọng NSNN trong tổng nguồn tài chính của đơn vị giảm. Có thể thấy việc sáp nhập đã đem lại hiệu quả tích cực cho đơn vị: giúp đơn vị chủ động, linh hoạt trong điều động nhân viên khi cần thiết phải uu tiên cho khám, chữa bệnh hoặc công tác dự phòng ở các thời điểm nhất định; không còn sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ. Sau khi hợp nhất,

Một phần của tài liệu 1625 tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế quận hoàn kiếm thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w