Ngày nay theo đà phát triển của công nghệ thông tin, việc đua máy vi tính vào sử dụng trong công tác kế toán đã tuơng đối phổ biến. Tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết đuợc vấn đề xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, thuận lợi mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán, tạo cơ sở để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán. Công nghệ thông tin đã góp phần làm thay đổi toàn diện lĩnh vực kế toán, thể hiện rõ nhất ở phuơng thức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán có những buớc nhảy vọt so với quy trình xử lý kế toán thủ công truớc đây. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán trong các đơn vị SNCL nhất thiết phải quán triệt và tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính nói chung, các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nói riêng.
- Đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động của đơn vị.
- Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và tự động hóa cao trong đó phải tính đến độ tin cậy, an toàn và đảm bảo bí mật trong công tác kế toán.
- Tổ chức trang bị đồng bộ về cơ sở vật chất song vẫn phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập về kế toán - tài chính quốc tế, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán năm 2015 - Luật số 88/2015/QH13 gồm 6 Chương, 74 Điều. Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi Luật Kế toán nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hệ thống kế toán Việt Nam, qua đó, nâng cao chất lượng của công tác kế toán với vai trò là công cụ quản lý tài chính, vốn, tài sản của nhà nước, của doanh nghiệp, là công cụ quản lý, giám sát của Nhà nước. Các quy định của pháp luật hiện hành về ứng dụng CNTT trong tổ chức hệ thống kế toán tại Việt Nam đã được thể hiện kể từ Luật Kế toán Việt Nam - Luật số 03/2003/QH11 (Luật Kế toán 2003). Đáp ứng yêu cầu của hội nhập, sau hơn 13 năm triển khai thực hiện, với những yêu cầu, đổi mới từ thực tiễn Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán sửa đổi - Luật số 88/2015/QH13 (Luật Kế toán 2015) thay thế cho Luật Kế toán 2003. So với Luật Kế toán 2003, Luật số 88/2015/QH13 đã đề cập nhiều hơn tới các quy định ứng dụng CNTT vào lĩnh vực kế toán. Điển hình như:
- về quy định chứng từ điện tử: Luật Kế toán 2015 đã quy định cụ thể hơn về giá trị của chứng từ điện tử: “Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán”. vấn đề này, Luật Kế toán 2003 chưa được cụ thể hóa mà chỉ được đề cập đến trong Nghị định 129/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kế toán 2003;
- về chữ ký trên chứng từ điện tử: Luật Kế toán 2015 quy định cụ thể hơn, chữ ký của chứng từ điện tử đều có giá trị như chứng từ bằng giấy;
Nhìn chung có thể nói việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò vô cùng to lớn đem lại hiệu quả trong công tác kế toán của đơn vị SNCL. Tuy nhiên để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán đạt hiệu quả cao, các đơn vị sự nghiệp công lập cần phải xác định đúng vai trò của công nghệ thông tin trong công tác kế toán. Vì thực chất công nghệ thông tin chỉ là những “công cụ trợ giúp” công tác kế toán dưới sự điều khiển của các kế toán viên. Điều đó có nghĩa là dù công nghệ có tiên tiến, máy móc có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tách khỏi yếu tố con người.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã phân tích đặc trưng cơ bản của hoạt động sự nghiệp và đơn vị SNCL để khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của đơn vị SNCL trong các hoạt động kinh tế xã hội, làm rõ mục tiêu, nguyên tắc và nội dung quản lý tài chính trong các đơn vị SNCL và đi đến khẳng định cơ chế tự chủ tài chính là phương thức quản lý hiện đại, là chìa khóa nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp. Các nội dung trên đều có tính logic và quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL. Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ đảm bảo cho việc tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL được khoa học và hợp lý. Đây chính là cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong chương 3 của Luận văn sau này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN HOÀN KIẾM
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN HOÀN KIẾM2.1.1. Vị trí của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm