Trước đây ở đơn vị áp dụng Chế độ kế toán HCSN theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 14/12/2010 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán HCSN. Mặc dù chế độ kế toán đã sửa đổi những điểm bất cập và bổ sung thêm những nội dung mới nhưng tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn. Nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các đơn vị sự nghiệp y tế gắn với cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Nghị định số 43 nhưng chưa có hướng dẫn kế toán của Bộ Tài chính để thực hiện thống nhất về hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp kế toán và sổ kế toán nên dẫn tới tình trạng đơn vị tự thực hiện theo cách hiểu của mình. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 10/10/2017 Bộ tài chính ban hành Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán HCSN, thay thế chế độ kế toán đơn vị HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-
BTC. Thông tư này đã đã thay đổi căn bản về chứng từ, tài khoản sử dụng, phương
pháp kế toán và hệ thống BCTC, báo cáo quyết toán. Những thay đổi về kế toán HCSN đã dần tiếp cận với chuẩn mực kế toán công quốc tế; Đánh giá về sự thay đổi; Định hướng tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán HCSN để sát với chuẩn mức kế toán công quốc tế. Tuy nhiên việc tiếp cận và áp dụng Thông tư trong hoạt động của đơn vị còn gặp nhiều khó khăn.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Quan niệm của lãnh đạo nhiều đơn vị đối với vai trò của kế toán nói chung và bộ máy kế toán nói riêng còn chậm đổi mới. Trong khi cơ chế tài chính đã có nhiều thay đổi thì bộ phận kế toán ở đơn vị chỉ xác định chức năng, nhiệm vụ theo quan điểm truyền thống là tổ chức ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo mang tính hành chính theo quy định. Vai trò của bộ phận Kế toán - Tài vụ còn rất hạn chế, khả năng tham mưu cho lãnh đạo về lập kế hoạch thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Việc phối hợp giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong đơn vị còn chưa chặt chẽ dẫn tới vấn đề luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn thiếu khoa học, không hợp lý và còn nhiều chậm trễ.
- Kế toán ở đơn vị chưa nghiên cứu kỹ hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn hiện hành. Nhất là khi Thông tư 107/2017/TT-BTC ban hành, đơn vị áp dụng cònlúng túng, có nhiều vướng mắc nên khi vận dụng vào công việc xử lý nghiệp vụ chưa tuân thủ và chưa đúng quy định.
- Đơn vị chưa khai thác được hiệu quả của công nghệ thông tin trong tổ chức công tác kế toán. Việc ứng dụng công nghệ thông tin rời rạc, thiếu liên kết, phần mềm sử dụng nhiều khi thiếu cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với chính sách, chế độ hiện hành đã gây tốn kém trong đầu tư, lãng phí thời gian và hạn chế chất lượng thông tin tài chính kế toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 dựa trên cơ sở khảo sát thực tế, thông qua các số liệu và các tài liệu của Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm từ đó nêu các đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính cũng như thực trạng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Có thể nhận thấy trong quá trình hoạt động, tổ chức kế toán ở trung tâm đã phần nào đáp ứng yêu cầu về cung cấp thông tin tài chính trung thực và có tác động tích cực đến công tác quản lý tài chính của đơn vị. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn còn những hạn chế trong tổ chức kế toán cần phải khắc phục để ngày càng phù hợp hơn với cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị. Qua nghiên cứu lý luận kết hợp với quá trình khảo sát thực tế tại Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm, tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị trong thời gian tới sao cho thật sự hiệu quả.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN HOÀN KIẾM