Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra kếtoán

Một phần của tài liệu 1625 tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế quận hoàn kiếm thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 110 - 113)

Với cơ chế quản lý tài chính tự chủ, bên cạnh những yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển của đơn vị, còn không ít yếu tố tiêu cực tác động đến quá trình hoạt động sự nghiệp, đến việc quản lý tài sản và tình hình sử dụng KP của đơn vị. Do đó, trong quá trình hoạt động các đơn vị khó tránh khỏi những sai phạm về pháp luật, những quy định của Nhà nước về chế độ quản lý kinh tế tài chính, chế độ kế toán. Điều đó đòi hỏi Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm cần sớm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của đơn vị. Để thực hiện tốt và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát đơn vị cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004. Cụ thể đơn vị cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Một là, xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của công tác kiểm tra tài chính, kế toán.

Hai là, lựa chọn hình thức kiểm tra phù hợp.

hoàn cảnh cụ thể để vận dụng các hình thức kiểm tra như kiểm tra theo thời gian (tự kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch, tự kiểm tra thường xuyên trong mọi hoạt động kinh tế tài chính, hoặc kiểm tra đột xuất); kiểm tra theo phạm vi công việc (kiểm tra toán diện hay kiểm tra đặc biệt).

Ba là, nội dung kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra các khoản thu chi ngân sách, thu chi hoạt động của đơn vị, chênh lệch thu - chi và trích lập các quỹ. Các đơn vị phải tự kiểm tra việc thực hiện thungân sách, kiểm tra các khoản thu hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ. Kiểm tra tính hợp pháp của các khoản chi kể cả trong dự toán và ngoài dự toán, xác định nội dung, nguyên nhân thay đổi dự toán. Kiểm tra việc chấp hành các thủ tục chi NSNN, nội dung chi thường xuyên theo đúng định mức, tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Các đơn vị phải tự kiểm tra các khoản chênh lệch thu chi hoạt động dự kiến trong quá trình thực hiện thu chi tài chính như hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ; chênh lệch thu - chi hoạt động sự nghiệp khác; kiểm tra việc tính toán và nộp thuế thu nhập; kiểm tra việc tính toán, trích lập và sử dụng các quỹ tại đơn vị.

- Kiểm tra việc quản lý và sử dụng TSCĐ, vật liệu, dụng cụ

Đơn vị phải tự kiểm tra việc mua sắm TSCĐ, phân loại TSCĐ tại đơn vị, việc ghi chép trong hồ sơ gốc của TSCĐ, tình hình huy động và sử dụng có hiệu quả TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính,...; kiểm tra việc tính hao mòn TSCĐ, kiểm tra việc tính khấu hao cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ; kiểm tra việc sửa chữa lớn TSCĐ, việc thực hiện các quy định của Nhà nước; kiểm tra tình hình TSCĐ đã thanh lý, chờ thanh lý,.. .Đối với vật liệu, dụng cụ đơn vị tự kiểm tra từ khâu thu mua, vận chuyển, bốc xếp, đến khâu nhập kho và xuất kho đưa vào sử dụng; kiểm tra tính hợp lý của việc xây dựng các định mức sử dụng, dự trữ và hao hụt vật liệu.

- Kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương và quỹ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị Đơn vị phải tự kiểm tra việc chấp hành đúng quy định về quỹ lương, kiểm tra việc trích nộp BHXH, BHYT, BHTN và các khoản trích nộp khác theo quy định

hiện hành. Kiểm tra việc lập dự toán, cấp phát và kế toán quỹ tiền lương phù hợp với mục lục NSNN, việc chấp hành quy định về kế toán đối với hạch toán quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương, việc tổng hợp và phân bổ chi phí tiền lương bộ phận hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Đối với quỹ tiền mặt, tiền gửi cần kiểm tra số lượng tiền mặt thực có trong quỹ, đối chiếu với số lượng trong sổ kế toán, số dư

tiền gửi của đơn vị tại Kho bạc, Ngân hàng; đối chiếu số liệu giữa số dư tiền gửi với số liệu trên sổ kế toán, kiểm tra các khoản đầu tư tài chính mà đơn vị nắm giữ, kiểm tra về mặt giá trị, tính hợp pháp và thời gian còn lại của những khoản đầu tư này.

- Kiểm tra tổ chức và lãnh đạo công táctài chính kế toán

- Kiểm tra kế toán phải tự kiểm tra việcthực hiện nguyên tắc, chế độ, thểlệ về kế toán như kiểm tra việc lập, thu thập, xử lý chứng từ kế toán, mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán, ghi chép các tài khoản kế toán, lập BCTC, phân tích, nộp và sử dụng

BCTC, kiểm kê tài sản và lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán; Đối với các đơn vị phải

kiểm toán BCTC theo quy định của pháp luật thì phải xem xét việcđơn vị triểnkhai thực hiện kiểm toán BCTC theo quy định.

Bốn là, tuân thủ đúng quy trình và thủ tục kiểm tra, bao gồm 4 bước:

Thứ nhất, lập kế hoạch và lựa chọn phương án kiểm tra: Đơn vị phải xác định phạm vi, mục tiêu, quy mô, phương pháp, cách thức kiểm tra, biện pháp thực hiện, tổ chức lực lượng kiểm tra.

Thứ hai, chuẩn bị kiểm tra: Chuẩn bị tài liệu, xem xét rà soát các chính sách chế độ có liên quan. Nghiên cứu tài liệu, các kết luận của các cuộc kiểm tra khác.

Thứ ba, thực hiện kiểm tra: Thu thập, xử lý tài liệu; kiểm tra, phát hiện, ghi chép và tổng hợp số liệu thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra; xem xét đối soát các bằng chứng thu thập phát hiện trong quá trình kiểm tra với chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước và quy định của đơn vị; thẩm tra xác minh trường hợp nghi vấn; đánh giá mức độ sai phạm; đề ra các biện pháp khắc phục; xử lý kết quả kiểm tra theo thẩm quyền; lập và gửi báo cáo kết quả kiểm tra.

Thứ tư, xử lý kết quả kiểm tra và công khai kết quả kiểm tra: Căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm tra đơn vị có quyết định khen thưởng các thành tích hoặc xử lý sai

số Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ lệ (%)

phạm. Định kỳ hoặc cuối năm vào thời điểm công khai tài chính đơn vị phải thông báo

công khai kết quả tự kiểm tra tài chính, kế toán và kết quả xử lý kết luận tự kiểm tra.

Một phần của tài liệu 1625 tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế quận hoàn kiếm thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w