Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng đã phân tích ở trên, có thể tìm ra một vài gợi ý về kinh nghiệm trong phát triển tín dụng tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần đa dạng hóa kênh phân phối và xây dựng được các sản phẩm cho vay đa dạng, linh hoạt. Sản phẩm tạo ra phải hướng đến khách hàng, dựa trên các yêu cầu của thị trường. Đồng thời cũng phải xác định được sản phẩm chủ đạo, phù hợp với định hướng khách hàng mục tiêu mà ngân hàng đã nghiên cứu và chọn ra.
Thứ hai, cần có các chiến lược Marketing thích hợp để giữ chân khách hàng hiện hữu và chạm được tới những nhóm khách hàng tiềm năng. Đặc biệt là để mở rộng thị phần và tăng cường sức cạnh tranh thì ngân hàng vẫn cần quan tâm đến những biện pháp truyền thống nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao như mở rộng mạng lưới. Việc phát triển mạng lưới phải căn cứ vào chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường.
làm tăng mức độ hài lòng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như tạo điều kiện tiếp cận với càng nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa. Biến công nghệ thành một con bài chiến lược giúp ngân hàng chiếm lĩnh thị phần lớn trên thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được lý luận chung về phát triển tín dụng tiêu dùng. Chương 1 cũng nêu ra các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này tại các NHTM. Đồng thời cũng đề cập tới kinh nghiệm phát triển tín dụng tiêu dùng của các NHTM trong và ngoài nước.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI LIENVIETPOSTBANK ĐÔNG ĐÔ