0
Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu 1324 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI LIENVIETPOSTBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SỸ (FILE WORD) (Trang 77 -81 )

Qua phân tích và tìm hiểu, nguyên nhân của những hạn chế kể trên bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

a. Nguyên nhân chủ quan

- Quy trình thủ tục cấp tín dụng cho tín dụng tiêu dùng chưa được hoàn thiện

Quy trình thủ tục cấp tín dụng đơn giản, nhanh chóng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thu hút được khách hàng đến sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Tuy nhiên thủ tục cho vay tiêu dùng của LienVietPostBank Đông Đô hiện khá rườm rà và mất thời gian, trong khi đó phần lớn các khách hàng lại có nhu cầu vay vốn ít và yêu cầu thời gian xử lý hồ sơ nhanh, điều này dẫn đến việc rất nhiều khách hàng không vay vốn tại LienVietPostBank Đông Đô nữa mà quay sang quan hệ với các ngân hàng khác.

Quy trình tín dụng của ngân hàng chưa đảm bảo sự phân tách nhiệm vụ một cách rõ ràng, độc lập và khách quan. Đối với mỗi bộ hồ sơ vay vốn, chuyên viên khách hàng phải sử dụng nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục sau phê duyệt và giải ngân cho khách hàng, công tác theo dõi thu nợ'...nên quỹ thời gian còn lại để tìm kiếm, phát triển khách hàng là không nhiều.

- Sản phẩm tín dụng tiêu dùng chưa đa dạng, tiện ích đi kèm với sản phẩm còn nghèo nàn

Danh mục sản phẩm tín dụng tiêu dùng của LienVietPostBank Đông Đô không nhiều, tính năng và tiện ích kém vượt trội so với sản phẩm cùng loại của Ngân hàng khác. Cho dù là những sản phẩm hiện tại cũng đang trong quá trình hoàn thiện hoặc được ban hành đã lâu chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Vấn đề về nguồn nhân lực

Lực lượng cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân của LienVietPotBank Đông Đô còn mỏng chưa đáp ứng được trong việc khai thác những nhu cầu sẵn có trên địa bàn. Phát triển tín dụng tiêu dùng cần số lượng cán bộ tín dụng nhiều hơn nhiều so với cho vay các doanh nghiệp lớn, tổ chức kinh tế. Đặc điểm của khoản vay tiêu dùng thường nhỏ lẻ dẫn đến số lượng khách hàng mỗi cán bộ quản lý là rất cao, cán bộ tín dụng vừa phải đảm bảo quản lý tốt các khách hàng cũ đồng thời phát triển thêm những khách hàng mới, do vậy dẫn đến tình trạng quá tải công việc.

Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân của LienVietPostBank Đông Đô phần lớn là nhân viên trẻ, mới ra trường, ít kinh nghiệm nên còn lúng túng trong việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng. Kỹ năng, phương pháp bán hàng và chăm sóc khách hàng; phong cách làm việc của cán bộ còn chưa chuyên nghiệp. Các cán bộ thực hiện nghiệp vụ về tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh chưa được đào tạo chuyên sâu, phần lớn là kiêm nhiệm, luân chuyển giữa các bộ phận. Vì vậy, phần lớn những cán bộ này triển khai sản phẩm theo kinh nghiệm và học hỏi từ các cán bộ, các chi nhánh, đơn vị làm trước. Công tác đào tạo cán bộ về quản lý khách hàng cá nhân, về kỹ năng bán hàng mới bước đầu triển khai nên chưa thực sự có hệ thống. Tổ khách hàng cá nhân mặc dù được định hướng ưu tiên làm tín dụng bán lẻ, tuy nhiên đều phải thực hiện tất cả các chỉ tiêu ngân hàng bán lẻ khác.

Chưa có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút nguồn nhân lực tốt từ bên ngoài, cũng như thúc đẩy cho chính đội ngũ nhân lực hiện tại trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng của chi nhánh.

- Quản lý rủi ro chưa hiệu quả

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giữ một vai trò quan trọng trong quản lý rủi ro tại ngân hàng nhưng lại chưa được coi trọng. Việc kiểm soát nội bộ có tác dụng kiểm tra lại các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng nói riêng (kiểm tra quá trình ghi chép sổ sách, lập các báo cáo...) giúp kịp thời phát hiện những sai phạm của chi nhánh, của cán bộ tín dụng, từ đó có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời, ngân hàng nên chú trọng công tác

này. Việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ giúp nâng cao chất lượng các khoản dư nợ tín dụng tiêu dùng.

- Hoạt động Marketing chưa đạt hiệu quả cao

Hoạt động Marketing của LienVietPostBank Đông Đô vẫn chưa thực hiện chuyên nghiệp và đồng bộ, các sản phẩm tín dụng chưa được phổ biến tới khách hàng một cách rộng rãi. Các tờ rơi, quảng cáo về sản phẩm tín dụng tiêu dùng vẫn chưa được thực hiện nhiều và còn sơ sài, chưa cụ thể. Công tác truyền thông nếu được thực hiện tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc truyền tải thông điệp về hình ảnh LienVietPostBank trẻ trung năng động, luôn đồng hành với những nhu cầu của khách hàng.

b. Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam chưa hoàn thiện

Luật pháp Việt Nam đã tạo ra một cơ sở pháp lý cần thiết ban đầu cho hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của các ngân hàng thương mại. Tuy vậy, cụ thể của luật đổi mới là căn cứ pháp lý vững chắc nhất để hành động, nhất là đối với những tổ chức tín dụng rất cần những cơ sở pháp lý đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ để có thể đảm bảo an toàn, không xảy ra rủi ro. Chính vì thế ở nhiều nước đã xây dựng hệ thống luật tín dụng tiêu dùng, bao gồm một loạt các đạo luật điều chỉnh các mảng vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng tiêu dùng. Ứng dụng vào Việt Nam, nước ta tuy trong giai đoạn đầu hoạt động. còn nhiều bất cập nhưng cũng nên sớm ban hành hệ thống Luật tín dụng tiêu dùng nhằm giúp tạo ra nền tảng cho hệ thống cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ.

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng

Ngày nay, trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng quyết liệt đặc biệt là trên địa bàn thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. Hiện nay có rất nhiều các chi nhánh, phòng giao dịch của các Ngân hàng thương mại nằm tọa lạc khắp địa bàn thành phố. Đặc biết, sự cạnh tranh càng gay gắt trong phân khúc tín dụng tiêu dùng của.

Nhận thức được lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động tín dụng tiêu dùng,các Ngân hàng thương mại đã đồng loạt tham gia vào thị trường này và đua nhau thực hiện các chiến thuật cạnh tranh dưới nhiều hình thức nhằm dị biệt hoá các sản phẩm của mình với các tiện ích đa dạng từ đó tăng khả năng thu hút khách hàng về với mình.

- Hệ thống công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế

Các công nghệ hỗ trợ hoạt động tín dụng tiêu dùng của LienVietPostBank còn nhiều yếu kém so với các ngân hàng khác. Sự hạn chế trong công nghệ tạo ra khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý, lưu trữ, thu thập thông tin của khách hàng (đặc biệt là khách hàng cá nhân) dẫn đến thiếu thông về tình hình tài chính của khách hàng. Một số nghiệp vụ hiện đại như thấu chi, thẻ tín dụng, thanh toán không dùng tiền mặt... chưa được triển khai rộng rãi và kém chất lượng. Chính điều này có tác động lớn tới phát triển tín dụng tiêu dùng bởi đây là những công cụ triển khai rất hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã nêu lên thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của LienVietPostBank Đông Đô và tình hình hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh trong 3 năm gần đây.

Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, phân tích các nguyên nhân của hạn chế tại chi nhánh.

Trong thời gian tới đòi hỏi LienVietPostBank Đông Đô cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa để hạn chế những tồn tại, phát huy lợi thế nhằm phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

TẠI L

IENVIETPOSTBANK ĐÔNGĐÔ


Một phần của tài liệu 1324 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI LIENVIETPOSTBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SỸ (FILE WORD) (Trang 77 -81 )

×