0
Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠ

Một phần của tài liệu 1324 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI LIENVIETPOSTBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SỸ (FILE WORD) (Trang 52 -63 )

2.2.1. Dư nợ tín dụng tiêu dùng

Tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng

Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng trên tổng dư nợ tại LienVietPostBank Đông Đô

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 116,54 56,8 154,41 42,10 227,35 35,20 37,87 132,50 72,94 147,23 2. Trung và dài hạn 88,64 43,2 212,37 57,90 418,53 64,80 123,73 239,59 206,16 197,08 3. Dư nợ tín dụng tiêu dùng 205,18 100 366,78 100 645,88 100 161,60 178,76 279,10 176,09

Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng tiêu dùng của chi nhánh năm 2015-2017

Qua biểu đồ có thể thấy dư nợ tín dụng tiêu dùng của chi nhánh trong thời gian qua có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2016, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của chi nhánh đạt 366,78 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 là 161,6 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 78,76%. Sang đến năm 2017, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của chi nhánh đạt 645,88 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 279,1 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 76,09%. Lý do là từ năm 2015, LienVietPostBank Đông Đô đã bắt đầu phân chia lại bộ máy tổ chức của phòng kinh doanh. Việc phân phòng khách hàng thành 2 tổ riêng biệt là tổ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đã giúp thúc đẩy sự phát triển tín dụng bán lẻ cũng như tín dụng tiêu dùng của chi nhánh, thứ vốn không phải là thế mạnh của LienVietPostBank Đông Đô. Đặc biệt là trong những năm sau đó, do sự chỉ đạo và định hướng phát triển của chi nhánh nên 3 phòng giao dịch trực thuộc LienVietPostBank Đông Đô cũng lấy tín dụng bán lẻ và tín dụng tiêu dùng làm mục tiêu kinh doanh hàng đầu. Và với tiềm năng của thị trường thủ đô, một trung tâm kinh tế, giải trí của cả nước nên trong 2 năm sau đó, chi nhánh và ba phòng giao dịch đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng tín dụng tiêu dùng.

Góp vào phần công lao lớn của sự tăng trưởng này không thể không kể đến sự giúp sức đắc lực của những phòng giao dịch Bưu Điện và sản phẩm tín dụng hưu trí. Nó không những giúp LienVietPostBank Đông Đô tăng vọt về dư nợ tín dụng tiêu dùng mà còn mang đến một số lượng lớn khách hàng mới cho chi nhánh, đồng thời quảng bá hình ảnh của LienVietPostBank đến với đông đảo người dân.

Tuy có sự tăng trưởng mạnh về dư nợ tín dụng tiêu dùng qua các năm nhưng tỷ trọng dư nợ của LienVietPostBank Đông Đô vẫn tập trung phần lớn vào sản xuất kinh doanh và đặc biệt là các khách hàng là những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Dư nợ sản xuất kinh doanh chiếm 91,84% tổng dư nợ vào năm 2015 và đến năm 2017 cũng chỉ giảm xuống con số 85,66%. Điều này cho thấy mặc dù có sự đầu tư mạnh mẽ vào tín dụng tiêu dùng và đạt được những thành tựu rất khả quan nhưng nguồn lực của chi nhánh vẫn tập trung rất lớn vào những khách hàng là tổ chức kinh tế, doanh nghiệp lớn vốn là những đối tác từ lâu của LienVietPostBank Đông Đô.

Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo kỳ hạn

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng tiêu dùng theo kỳ hạn tại LienVietPostBank Đông Đô

dư nợ trung dài hạn thì ngược lại, tăng mạnh vào các năm sau.

Tổng số lượng khách hàngdụng tiêu dùng, cơ cấu dư nợ ngắn hạn chủ yếu là từ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm vàgiấy tờ có giá. Trong khi đó dư nợ Trung dài hạn đạt 88,64 tỷ đồng, chiếm 43,2%421 765 1.016

tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng.

Năm 2016, dư nợ tín dụng tiêu dùng ngắn hạn đạt 154,41 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 là 37,87 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,5%. Trong khi đó dư nợ bán lẻ trung dài hạn là 212,37 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 là 123,73 tỷ đồng, tương ứng tăng 139,59%.

Năm 2017, dư nợ tín dụng tiêu dùng ngắn hạn đạt 227,35 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 72,94 tỷ đồng, tương ứng tăng 47,23 %. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm so với các năm trước, chỉ chiếm 35,2% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Trong khi đó dư nợ bán lẻ trung dài hạn tăng trưởng mạnh, cơ cấu dư nợ tập trung chủ yếu từ cho vay mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô.... dư nợ trung dài hạn đạt 418,53 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 206,16 tỷ đồng, tương ứng tăng 97,08 %.

Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của toàn chi nhánh. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của LienVietPostBank Đông Đô là cho vay các sản phẩm chiến lược như xây dựng, sửa chữa, mua nhà, ô tô. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tăng nhanh cũng dẫn đến một số tác động tiêu cực về lâu dài. Thứ nhất, các khoản vay trung dài hạn thường yêu cầu Ngân hàng có cơ nguồn vốn hợp lý với nguồn vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu thị trường. Với mức lãi suất ngân hàng ngày càng kém hấp dẫn cùng với thị trường sôi động của các kênh đầu tư khác như Bất động sản và chứng khoán, người gửi tiền hiện ưa thích gửi với kỳ hạn ngắn coi như một kênh cất giữ tiền an toàn chứ không phải một kênh đầu tư. Thứ hai, cho vay trung - dài hạn thường có thời gian kéo dài, quy mô tín dụng thường lớn, nguy cơ rủi ro cao vì nền kinh tế quốc gia luôn biến động. Sự biến động này có thể tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta không thể biết được. Do đó mà môt khoản vay dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn là một khoản vay ngắn hạn vì thời gian càng dài thì xác suất xảy ra những biến động này lớn hơn. Mặt khác, lãi suất của cho vay trung - dài hạn thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn vì độ rủi ro cao hơn, thời gian thu hồi vốn lâu hơn.

2.2.2. Số lượng khách hàng tín dụng tiêu dùng

Bảng 2.5: Số lượng khách hàng TDTD tại LienVietPostBank Đông Đô

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh LienVietPostBank Đông Đô năm 2015-2017)

Số lượng khách hàng tín dụng tiêu dùng của LienVietPostBank Đông Đô đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Năm 2016, số lượng khách hàng là 506 khách hàng, tăng so với năm 2015 là 250 khách hàng tương ứng với tỷ lệ tăng là 97,66%. Năm 2017, số lượng khách hàng là 732 khách hàng, tăng so với năm 2016 là 226 khách hàng, tương ứng với tỷ lệ tăng 44,66%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc số lượng khách hàng vay tiêu dùng là do chi nhánh đã bắt đầu chú trọng đến mảng tín dụng bán lẻ và đặc biết là tín dụng tiêu dùng. Hơn thế nữa đấy cũng là định hướng chung từ hội sở khi đã phân phòng khách hàng thành 2 tổ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp riêng biệt. Kết quả này cũng là tín hiệu đáng mừng thể hiện sản phẩm tín dụng tiêu dùng của LienVietPostBank Đông Đô đã từng bước tiếp cận được với nhu cầu của khách hàng và đạt được những thị phần nhất định.

2.2.3. Sản phẩm tín dụng tiêu dùng của LienVietPostBank Đông Đô

LienVietPostBank Đông Đô đã triển khai được phần lớn các sản phẩm tín dụng tiêu dùng được Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đưa ra. Cụ thể đến nay Chi nhánh đã triển khai được các sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, tín dụng hữu trí, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay tín chấp tiêu dùng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. Tuy nhiên các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của LienVietPostBank Đông Đô chỉ tập trung dư nợ chủ yếu vào một số sản phẩm, tính đa dạng chưa cao và điều này cũng ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của dịch vụ tín dụng tiêu dùng.

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm tại LienVietPostBank Đông Đô

GTCG 2. Vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở 62,58 30,50 130,57 35,60 236,39 36,60 67,99 208,65 105,82 181,04 3. Tín dụng hưu trí 2,11 1,03 18,3 4 5,0 0 39,40 6,10 16,23 869,19 21,0 6 214,84 4. Vay mua ô tô 8,41 4,10 23,4 7 6,4 0 50,38 7,80 15,06 279,04 26,9 0 214,62 5. Vay qua phát hành thẻ tín dụng 3,69 1,80 7,70 2,1 0 11,63 1,8 0 4,01 208,55 3,92 150,94 6. Vay tiêu dùng khác 19,23 9,37 34,1 1 9,3 0 58,78 9,1 0 14,89 177,42 24,6 6 172,31 Tổng 8205,1 100 366,78 100 645,88 100 161,60 178,76 279,10 176,09

cầm cố giấy tờ có giá tại LienVietPostBank Đông Đô đã có sư tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Năm 2015, dư nợ là 109,16 tỷ đồng, chiếm 53,2% so với tổng

dư nợ tín dụng tiêu dùng. Năm 2016, dư nợ là 152,58 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 là 43,42 tỷ đồng, chiếm 41,6% so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Đến năm 2017, dư nợ đạt 249,31 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 96,73 tỷ đồng, chiếm 38,6% so với tổng dư nợ bán lẻ. Vay cầm cố chiết khấu GTCG tại LienVietPostBank Đông Đô rất ưu đãi khi lãi suất vay chỉ hơn lãi suất gửi tiết kiệm của sổ 0,5% ngoài ra khách hàng còn được vay tối đa là 100% giá trị của chính sổ đó. Đây là một trong những điểm thu hút khách hàng khi huy động vốn cũng như vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của chi nhánh, ưu đãi hơn rất nhiều so với những ngân hàng ở cùng địa bàn.

* Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Sản phẩm này tài trợ cho các khách hàng là cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua đất, mua nhà hoặc xây dựng, sửa chữa nhà hiện tại. Trên địa bàn thành phố Hà Nội thì nhu cầu về nhà ở của người dân luôn rất cao. Dù cho nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái thì nhu cầu mua đất, xây nhà ở Thủ Đô vẫn luôn ở mức cao. Đặc biệt là trong những năm gần đây, chi phí để mua được một căn chung cư là rẻ hơn rất nhiều so với mua đất thổ cư. Chính điều này đã tạo điều kiện cho người dân có khả năng mua được một căn hộ bằng cách vay vốn từ ngân hàng. LienVietPostBank Đông Đô cũng có nhiều chương trình hỗ trợ mua nhà dự án cho người dân nên tốc độ tăng trưởng dư nợ của sản phẩm này là rất khả quan

Năm 2015, dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là 62,58 tỷ đồng, chiếm 30,5% so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Năm 2016, dư nợ đạt 130,57 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 là 67,99 tỷ đồng, chiếm 35,6% so với tổng dư nợ tiêu dùng. Như đã phân tích ở trên thì bắt đầu từ năm 2016 LienVietPostBank Đông Đô đã có tổ khách hàng cá nhân chuyên môn phát triển những sản phẩm tín dụng bán lẻ nên đã giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ tín dụng tiêu dùng của chi nhánh. Và sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở cũng là một trong những sản phẩm tín dụng chiến lược được chi nhánh tập trung nguồn lực vào nhiều nhất. Tốc độ phát triển dư nợ của sản phẩm này vẫn tiếp tục được giữ vững trong năm 2017, khi dư nợ đạt 236,39 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 105,82 tỷ đồng, chiếm 36,6% so với tổng dư nợ tiêu

dùng. Qua các năm thì tỷ trọng dư nợ sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở cũng tăng đều đặn trong cơ cấu dư nợ tiêu dùng của LiernVietPostBank Đông Đô, điều này phần nào khẳng định kết quả kinh doanh của chi nhánh đã và đang đi đúng hướng với những mục tiêu và kế hoạch đặt ra của ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt nói chung cũng như chi nhánh nói riêng.

* Sản phẩm tín dụng hưu trí

Sản phẩm tín dụng hưu trí của chi nhánh đang triển khai là sản phẩm của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt kết hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam. Đây là sản phẩm tín dụng dành cho các khách hàng cá nhân được hưởng lương hưu hàng tháng nhằm hỗ trợ nguồn tài chính linh hoạt, giúp khách hàng chủ động về tài chính đối với các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và gia đình, đối tượng hướng đến là khách hàng cá nhân đã nghỉ hưu và được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Với thủ tục vay đơn giản, không cần tài sản thế chấp, chỉ cần lương hưu trả qua tài khoản bưu điện, khách hàng có thể vay vốn.

Được sự chỉ đạo từ hội sở cũng như nhận định thị trường của ban lãnh đạo chi nhánh, LienVietPostBank Đông Đô cũng đã tập trung nhiều nguồn lực phát triển sản phẩm tín dụng hưu trí. Do có sự hỗ trợ đắc lực từ những phòng giao dịch bưu điện được bố trí rộng khắp trên địa bàn cũng như việc tiếp cận dễ dàng với một lượng lớn các khách hàng được trả lương hưu qua Bưu điện nên tốc độ tăng trưởng dư nợ của tín dụng hưu trí rất khả quan. Nhìn vào bảng cơ cấu dư nợ ta có thể dễ dàng nhận thấy, LienVietPostBank Đông Đô chỉ thực sự chú trọng phát triển sản phẩm này từ năm 2016. Năm 2015, dư nợ tín dụng hưu trí của chi nhánh chỉ đạt 2,11 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,03% trên tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Sang đến năm 2016, dư nợ tín dụng hưu trí của chi nhánh đã tăng mạnh đạt con số 18,34 tỷ đồng, tăng 16,23 tỷ đồng so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 5% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Năm 2017, dư nợ tín dụng hưu trí của chi nhánh là 39,4 tỷ đồng, tăng 21,06 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 6,1% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng này không chỉ nhờ vào nỗ lực của bản thân LienVietPostBank Đông Đô mà còn có sự hỗ trợ rất lớn từ cơ chế ưu đãi của hội sở

tiền tiền tiền tiền tiền

cũng như những thuận lợi từ phía phòng giao dịch bưu điện. Hơn nữa, sản phẩm tín dụng hưu trí là sản phẩm vay tín chấp không cần tài sản bảo đảm thủ tục và điều kiện vay đơn giản, nên khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận khoản vay chỉ với chứng nhận trả lương hưu qua Bưu điện. Tuy nhiên, vì là sản phẩm vay tín chấp nên lãi suất cao cùng với việc không có tài sản bảo đảm là những rủi ro tiềm ẩn rất lớn của sản phẩm tín dụng này.

* Sản phẩm cho vay mua ô tô

Sản phẩm cho vay mua ô tô cũng được xác định là sản phẩm chiến lược của LienVietPostBank Đông Đô. Số lượng khách hàng và dư nợ của sản phẩm này cũng tăng trưởng rất lớn qua các năm tuy nhiên cơ cấu dư nợ của loại sản phẩm này trên tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng vẫn khá khiêm tốn do những khách hàng vay mua ô tô thường có giá trị nhỏ so với khách hàng vay xây sửa nhà.

Năm 2015, dư nợ cho vay mua ô tô đạt 8,41 tỷ đồng, chiếm 4,1% so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Năm 2016, dư nợ đạt 23,47 tỷ đồng, tăng 15,06 tỷ đồng so với năm 2015, chiếm 6,4% so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Đến năm 2017, dư nợ cho vay mua ô tô đạt 50,38 tỷ đồng, tăng 26,9 tỷ đồng so với năm 2016, chiếm 7,8% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Năm 2016-2017 do có kế hoạch phát triển tín dụng bán lẻ rõ ràng mà chi nhánh cũng như các phòng giao dịch trực thuộc đã vô cùng nghiêm túc với sản phẩm cho vay mua ô tô vốn là thị phần rất màu mỡ tại thị trường thủ đô. Ban lãnh đạo LienVietPostBank Đông Đô đã nhiều lần làm việc với những showroom ô tô, đại lý ô tô lớn trên địa bàn để hợp tác kinh doanh. Chi nhánh cũng có hợp đồng nguyên tắc với một vài môi giới mua bán xe uy tín là. Qua đó

Một phần của tài liệu 1324 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI LIENVIETPOSTBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SỸ (FILE WORD) (Trang 52 -63 )

×