0
Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 1324 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI LIENVIETPOSTBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SỸ (FILE WORD) (Trang 95 -108 )

Với chức năng là cơ quan quản lý và điều hành hệ thống các Ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chiến lược cho vay của các NHTM. Những chính sách hợp lý và cách thức điều hành đúng đắn sẽ tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng. Nhằm mục đích hỗ trợ phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng thì ngân hàng nhà nước cần có những hành động cụ thể như:

- Ngân hàng Nhà nước cần có các chủ trương, văn bản cụ thể về tín dụng tiêu dùng và có kế hoạch phổ biến đến các ngân hàng cấp dưới thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có thể tạo nên một hành lang pháp lý ổn định, thông thoáng cho hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NHTM bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn một cách cụ thể về các loại hình sản phẩm - dịch vụ của hoạt động này, các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng. Điều này đặc biệt quan trọng, nó tạo nên cơ sở vững chắc cho việc thực hiện và phát triển của các NHTM.

- Ngân hàng Nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh tra kiểm soát các NHTM và các tổ chức tín dụng khác nhằm sớm phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, phòng ngừa những tổn thất... Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng cần có chế tài xử phạt nghiêm minh các ngân hàng vi phạm các quy định cho vay của, góp phần làm cho sự phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng ở các NHTM trở nên an toàn và bền vững.

- Ngân hàng Nhà nước cần phải cải cách công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Những công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ như hoạt động thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ, nghiệp vụ tiền gửi, thấu chi phải được coi là những công cụ chủ đạo. Điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền, nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể tự do hoạt động trong khuôn khổ, đảm bảo hoạt động được linh hoạt hiệu quả theo định hướng và thế mạnh của riêng mình. Tự do hóa lãi suất của thị trường tín dụng, trên cơ sở nâng cao hiệu lực các công cụ chính sách tiền tệ, phát triển và minh bạch hoạt động của thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng nhà nước với các công cụ tài chính của mình phải đóng vai trò là người tạo lập thị trường tiền tệ (liên ngân hàng). Hoàn thiện các chỉ tiêu an toàn hệ thống, các tiêu chí thanh tra giám sát theo hướng độc lập, minh bạch, kỷ luật và thông lệ quốc tế. Đồng thời, nâng cao năng lực thể chế của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, trở thành cơ quan giám sát hợp nhất toàn bộ thị trường tài chính. Ngân hàng nhà nước phải trở thành một ngân hàng trung ương độc lập, bởi nếu không độc lập sẽ khó mà đưa ra những chính sách tiền tệ hữu hiệu. Chúng ta cần phải dần theo xu thế của quốc tế khi ngân hàng trung

ương phải là đối trọng của bộ tài chính.

- Mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nước trao đổi kiến thức và kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính lớn mạnh trên thế giới.

3.3.3. Kiến nghị đối với LienVietPostBank

Thứ nhất, Xây dựng định hướng, chiến lược phát triển và điều hành hoạt động tín dụng tiêu dùng

Với mục tiêu xây dựng LienVietPostBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam, trong đó hoạt động tín dụng tín dụng tiêu dùng được xác định là một trong những hoạt động chính thì bước đầu tiên mà LienVietPostBank phải thực hiện đó là phải hoàn thành việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển về hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng với những định hướng hành động thật rõ ràng và chi tiết cùng những lộ trình, giải pháp cụ thể thực hiện trong từng giai đoạn để từ đó tạo cơ sở và nền tảng vững chắc để toàn hệ thống cùng phấn đấu thực hiện.

Thứ hai, Phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng

Việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng được thực hiện trên cơ sở đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ, đồng thời cải thiện và nâng cao chất lượng của chúng.

Ngày nay, không chỉ tại Việt Nam mà tất cả các Ngân hàng trên toàn cầu đều đẩy mạnh công tác nghiên cứu và triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới đến với khách hàng, có thể những sản phẩm được các ngân hàng cung cấp thực sự không khác nhau nhiều về tính năng, nhưng về tên gọi hoặc cách thức triển khai đều đánh dấu thương hiệu của mỗi ngân hàng. Về phía khách hàng, có thể họ không sử dụng hết những sản phẩm - dịch vụ mà một ngân hàng cung cấp nhưng đối với những ngân hàng có nhiều loại hình sản phẩm - dịch vụ đa dạng thì vẫn được họ ưu ái và đánh giá cao hơn so với những ngân hàng khác, đây chính là mục tiêu mà các ngân hàng đã và đang phấn đấu đạt đến để thống lĩnh thị trường.

dùng một cách hiệu quả thì những việc mà LienVietPostBank cần phải quan tâm được kể đến như:

- Thực hiện hoàn thiện và chuẩn hóa các sản phẩm tín dụng hiện có của ngân hàng. - Nghiên cứu và xây dựng những sản phẩm tín dụng đặc thù phù hợp với từng phân

khúc thị trường về đối tượng khách hàng, về từng vùng, từng miền, từng chi nhánh. - Tăng cường công tác phân tích và dự báo thị trường, thăm dò thị hiếu khách hàng để có thể thiết kế những phẩm tín dụng mới trên cơ sở phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và theo sự phát triển của thị trường tại từng thời kỳ.

- Kết hợp các hình thức bán chéo sản phẩm tín dụng tiêu dùng với các sản phẩm bán lẻ khác, những sản phẩm trọn gói.

- Gắn kết những sản phẩm, dịch vụ với những chính sách ưu đãi, hỗ trợ với từng đối tượng khách hàng trong thời kỳ cụ thể nhằm tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ, đồng thời thu hút được khách hàng.

Bên cạnh công tác đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ, LienVietPostBank cũng cần quan tâm đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng theo hướng:

- Xây dựng các qui trình sản phẩm không những chặt chẽ mà còn phải mang tính thân thiện với khách hàng theo hướng giảm thiểu thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện cấp tín dụng cho với khách hàng hướng tới mục tiêu thời gian xử lý các khoản cấp tín dụng.

- Nâng cao việc khai thác và sử dụng hệ thống công nghệ thông tin về quản lý thông tin và quan hệ khách hàng nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn đối với cả những nhu cầu hiện có cũng như những nhu cầu mới của khách hàng.

Thứ ba, Nâng cao chất lượng hệ thống công nghệ thông tin

Theo thống kê, so với một số nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Malaysia..., tỉ lệ sử dụng ngân hàng số (mobile, internet banking) của người dân Việt Nam ở mức khá cao, chiếm khoảng 40% người sử dụng dịch vụ ngân hàng. Xu thế phát triển internet banking, mobile banking và các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng đã được chú trọng nghiên cứu và nâng cấp

các dịch vụ phù hợp với thị hiếu khách hàng. Theo các chuyên gia tài chính, đến năm 2018, các mảng kinh doanh có sử dụng Công nghệ thông tin có thể đóng góp tới hơn 40% doanh thu cho các ngân hàng. Với sự phát triển của ngành viễn thông, sự phổ cập của các thiết bị điện tử, công nghệ hiện đại và các ứng dụng hỗ trợ, người dân đang có xu hướng dịch chuyển từ dịch vụ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng hiện đại. Phát triển CNTT đã được các ngân hàng quan tâm từ lâu và được coi là xu hướng tất yếu bởi vì:

Phát triển CNTT giúp duy trì được niềm tin khách hàng cũng như chất lượng dịch vụ là điều vô cùng quan trọng giúp LienVietPostBank có lợi thế cạnh tranh rất lớn với các đối thủ của mình. Theo Báo cáo ngành Ngân hàng năm 2014 của Vietnam Report, khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp chú trọng đến 3 yếu tố khi lựa chọn ngân hàng bao gồm uy tín ngân hàng (77,1%), dịch vụ chăm sóc khách hàng (65,7%) và lãi suất (57,1%). Đa dạng hóa kênh dịch vụ ngân hàng thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến sẽ gia tăng sự thuận tiện và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, đồng thời mang lại uy tín và lợi nhuận cho ngân hàng.

Ứng dụng CNTT là yếu tố hàng đầu giúp LienVietPostBank tăng tốc độ xử lý giao dịch, hạn chế rủi ro, an toàn, bảo mật. Những ngân hàng có hệ thống công nghệ hiện đại sẽ có lợi thế, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Nhờ đó, các ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tương tác. CNTT đặc biệt quan trọng trong thời đại các ngân hàng đều quản trị dữ liệu tập trung, phê duyệt tập trung; Hạ tầng CNTT cũng đã được triển khai đồng bộ, hiện đại, kết nối trực tuyến thông suốt từ trụ sở chính đến các chi nhánh trên toàn quốc. Trụ sở chính có thể quản lý, giám sát, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro hoạt động nghiệp vụ toàn hệ thống.

CNTT giúp LienVietPostBank quản lý tập trung và bảo mật hệ thống đánh giá và xếp hạng tín dụng của khách hàng; tự động hóa quy trình tín dụng cá nhân dưới dạng số hóa toàn bộ quy trình tín dụng bán lẻ: từ bước tiếp xúc, tiếp nhận thông tin nhu cầu của khách hàng tại các đơn vị bán cho đến khi hồ sơ được phê duyệt, giải ngân, quản lý hồ sơ sau giải ngân. Xa hơn nữa, CNTT có thể giúp có thể theo dõi

trạng thái xử lý hồ sơ trực tuyến, giảm thiểu mất mát, sai sót thông tin do trao đổi thông tin qua các kênh như email, điện thoại, hay chuyển hồ sơ vật lý.

Để phát triển CNTT, LienVietPostBank cần chú trọng các định hướng phát triển sau:

- Cần phải đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ vào dịch vụ ngân hàng hiện đại chẳng hạn như các ứng dụng thanh toán điện tử: Ví Việt, Internet Banking cùng những dịch vụ thẻ thanh toán khác. Đây là hướng đi để nâng cao giá trị, khả năng thích ứng và đổi mới sản phẩm, dịch vụ trong ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại. Nâng cấp và đưa vào ứng dụng thực tiễn các dự án công nghệ ngân hàng như: nâng cấp Core Banking, dự án Digital Banking... Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng và hoạt động marketing số.

- Đầu tư mạnh mẽ hệ thống CNTT tiên tiến gắn chặt với chiến lược kinh doanh của LienVietPostBank. Đầu tư vào công nghệ mới để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ gắn chặt với chiến lược kinh doanh, các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng như phê duyệt tín dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền. nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên và giảm thiểu rủi ro trong họat động. Triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tiên tiến nhất để giúp các nhân viên có thể chăm sóc khách hàng chu đáo và đồng nhất qua mọi kênh như Chi nhánh hay Call Center, dự đoán những nhu cầu sản phẩm dịch vụ của khách hàng để đưa ra những tư vấn kịp thời và chính xác. LienVietPostBank cũng cần đầu tư và ứng dụng nền tảng và kiến trúc hệ thống công nghệ để đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin, đảm bảo có thể hỗ trợ mức độ tăng trưởng kinh doanh cao trong nhiều năm.

- Xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin, từng bước lập ra thu viện thông tin tín dụng nội bộ trong toàn hệ thống. Trong thư viện này mỗi cán bộ tín dụng có thể khai thác, thu thập, sửa đổi, bổ sung thông tin về khách hàng cũng như nhận xét đánh giá về doanh nghiệp. Thư viện này cũng cho cán bộ tín dụng biết những thông tin về kinh tế, môi trường pháp lý, những xu hướng phát triển ngành nghề, lĩnh vực của nhà nước và dự đoán sự thay đổi đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để phát triển tín dụng tiêu dùng tại LienVietPostBank Đông Đô trên cơ sở định hướng, mục tiêu phát triển của chính Ngân hàng, tập trung khắc phục vào những hạn chế còn tồn tại và phát huy lợi thế vốn có của LienVietPostBank Đông Đô.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và LienVietPostBank nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại LienVietPostBank Đông Đô.

KẾT LUẬN

Nen kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân không ngừng nâng cao và đa dạng theo nhóm thu nhập và độ tuổi. Tín dụng tiêu dùng đã trở thành mục tiêu chiến lược rất quan trọng đối với các NHTM. Tín dụng tiêu dùng đã và đang tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đối với các NHTM thì hoạt động tín dụng tiêu dùng giúp phân tán rủi ro và đặc biệt là mang lại lợi nhuận rất lớn. Chính vì thế mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị phần này rất là gay gắt buộc các ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa đưa ra những giải pháp phù hợp có tầm chiến lược để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng đối với Ngân hàng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng, LienVietPostBank Đông Đô đã tích cực đẩy mạnh hoạt động tín dụng tiêu dùng, khẳng định vai trò là Ngân hàng đa năng và có chất lượng phục vụ hàng đầu, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào thành tích chung của hệ thống trong những năm vừa qua.

Trên cơ sở lý thuyết về hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng và thực tế phát triển tại LienVietPostBank Đông Đô, tác giả đã hoàn thành luận văn “Phát triển tín dụng tiêu dùng tại LienVietPostBank chi nhánh Đông Đô”. về cơ bản luận văn đã đạt được kết quả như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển tín dụng tiêu dùng, các yếu tố đánh giá mức độ phát triển tín dụng tiêu dùng tại NHTM. Đồng thời chỉ ra các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng tiêu dùng tạo tiền đề nêu ra các giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra kinh nghiệm phát triển tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng ở Việt Nam cũng như một số ngân hàng trên thế giới.

Thứ hai, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng tại LienVietPostBank Đông Đô từ năm 2015- 2017, từ đó nêu ra những kết quả đạt được và tồn tại những hạn chế đồng thời tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục.

Thứ ba, đề ra các giải pháp có tính thực tiễn, bám sát vào tồn tại hiện có của LienVietPostBank Đông Đô trong phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng, nhằm góp phần hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới. Đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và LienVietPostBank nhằm góp phần phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng một cách an toàn, hiệu quả như mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu 1324 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI LIENVIETPOSTBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SỸ (FILE WORD) (Trang 95 -108 )

×