0
Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu 1324 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI LIENVIETPOSTBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SỸ (FILE WORD) (Trang 93 -95 )

Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã có những quan tâm nhất định đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng nói chung và loại hình tín dụng tiêu dùng của các NHTM nói riêng. Tuy nhiên, để hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NHTM có thể phát triển thì Chính phủ phải có những hành động cụ thể hơn.

- Việc duy trì sự ổn định về chính trị là một yếu tố đặc biệt quan trọng, nó tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống trong đó có hoạt động kinh doanh của

NHTM. Sự ổn định về chính trị vừa tác động đến nhu cầu đi vay phục vụ tiêu dùng của người dân vừa tác động đến kế hoạch cho cho vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó, trong vấn đề quản lý hành chính, Chính phủ cũng cần có cơ cấu lại bộ máy quản lý và có những quy định cụ thể đến các cán bộ quản lý, tránh tình trạng cán bộ lạm dụng quyền hạn gây phiền hà cho dân hay lạm dụng quyền hạn để tư lợi.

- Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, nâng cao mặt bằng dân trí cho người dân nói chung và nâng cao hiểu biết của người dân về các dịch vụ Ngân hàng nói riêng. Chính phủ có thể đưa vào các chương trình giáo dục những kiến thức tối thiểu về Ngân hàng và các hoạt động của Ngân hàng để dần xóa bỏ khoảng cách đang còn rất lớn giữa người dân với Ngân hàng, làm cho người dân có thể từ bỏ có cái nhìn đúng đắn hơn về nhu cầu vay tiêu dùng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng vì khi người dân có hiểu biết thì đời sống mới được cải thiện, người dân có thể tìm đến Ngân hàng để đầu tư cho các dự án làm giàu, để nâng cao mức sống của mình trước khi có được một khoản thu nhập đủ lớn. Như vậy cùng lúc Chính phủ có thể đạt được nhiều mục đích.

- Chính phủ cũng nên tiếp tục có những chính sách khuyến khích sản xuất và phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là kinh tế tư nhân, dân có giàu thì nước mới mạnh. Kinh tế và sản xuất phát triển vừa tạo ra hàng hóa vừa tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp từ đó giúp đời sống người dân đi lên. Điều này là trợ giúp vô cùng lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng. Khi đời sống đi lên, công ăn việc làm ổn định, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng sẽ tăng cao, người dân cũng có niềm tin vào thu nhập tương lai và mức tăng trưởng đời sống nên sẽ mạnh dạn đi vay để chi dùng cho những nhu cầu xa xỉ hơn trong cuộc sống.

- Nhà nước cũng cần ban hành những văn bản pháp luật về hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NHTM. Ở những nước phát triển, người dân đã biết đến và thực hiện hoạt động tín dụng tiêu dùng theo khuôn khổ pháp luật nhất định. Hệ thống luật pháp Việt Nam còn nhiều điểm cần hoàn thiện vì vậy việc nghiên cứu và đưa những điều luật mới vào cuộc sống là rất cần thiết. Một khung pháp lý chặt chẽ có

khả năng điều chỉnh hoạt động tín dụng tiêu dùng của NHTM, sẽ giúp các ngân hàng yên tâm đầu tư phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của mình. Giải quyết được vấn đề này, nhà nước sẽ giúp cho các Ngân hàng tránh được một số rủi ro nhất định, nâng cao trách nhiệm của các cán bộ đó trong công việc đồng thời cũng xem xét tránh hình sự hóa các nghiệp vụ Ngân hàng.

- Chính phủ nên nhìn nhận một cách nghiêm túc vấn đề cải cách thủ tục hành chính, nên hướng tới sự đơn giản, thuận tiện, dễ hiểu song vẫn đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Một trong các vấn đề mà NHTM thường gặp phải trong thời gian qua khi giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân là vấn đề về tài sản thế chấp. Khách hàng cá nhân vay vốn thường thế chấp bằng bất động sản, nhà đất, những vấn đề này thường liên quan đến sổ đỏ - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đa phần thủ tục thế chấp các giấy tờ này khá phức tạp, đặc biệt các thủ tục pháp lý trong trường hợp Ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay. Trong khi đó, luật về bất động sản và cầm cố chưa hoàn thiện. Do vậy để hỗ trợ các Ngân hàng phát triển hoạt động cho vay, chính phủ cần đẩy mạnh việc hoàn thiện các thủ tục hành chính. Các bộ ban ngành liên quan cũng cần có sự phối hợp thống nhất cùng với các ngân hàng trong những trường hợp cần phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Hiện nay, việc áp dụng quy định pháp luật điều chỉnh và sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan như phòng công chứng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, ủy ban nhân dân các cấp trong việc giải quyết thiếu đồng bộ, còn “đùn đẩy” trách nhiệm, dẫn tới hệ lụy xấu cho việc xử lý tài sản bảo đảm, gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1324 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI LIENVIETPOSTBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SỸ (FILE WORD) (Trang 93 -95 )

×