Quản lý nguồnthu tại các bệnhviện quân đội

Một phần của tài liệu 1379 quản lý tài chính tại bệnh viện trung ương quân đội 108 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 29)

1.2.1.1. Nội dung các nguồn thu

Nguồn thu của các bệnh viện quân đội gồm : Nguồn NSNN cấp, nguồn tài trợ và nguồn thu từ các hoạt động có thu của đơn vị.

Hoạt động có thu của đơn vị bao gồm : thu từ viện phí và BHYT, thu từ các hoạt động khác, hoạt động liên doanh, liên kết,..

a. Nguồn ngân sách nhà nước cấp

NSNN ở các đơn vị dự toán nói chung và ở các BVQĐ nói riêng có nhiều nội dung khác nhau, thông thường bao gồm 4 loại cơ bản sau:

- Kinh phí thường xuyên: kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động ( sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp ); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao , trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phí nghiệp vụ: kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức,...

- Kinh phí xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

- Kinh phí Nhà nước giao khác: kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện các chính sách theo chế độ Nhà nước,.

Đối với các Bệnh viện quân đội, kinh phí do NSNN cấp là nguồn vốn quan trọng nhất cho hoạt động của các BVQĐ.

Cho đến nay thì các BVQĐ nhận được một khoản kinh phí được cấp từ NSNN thông qua NSQP căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, biên chế tổ chức của bệnh viện. Nguồn vốn NSNN cấp cho BVQĐ căn cứ vào dự toán ngân sách hàng năm do bệnh viện trình lên cơ quan quản lý tài chính cấp trên. Nguồn vốn này được giữ tại Kho bạc Nhà nước, khi bệnh viện muốn chi sử dụng nguồn vốn này thì phải có giấy ủy nhiệm chi được lãnh đạo của bệnh viện phê duyệt, các khoản chi phải đúng theo danh mục được chi do luật ngân sách và các quy định của BQP quy định.

Thông thường chi NSQP toàn quân cũng như trong các đơn vị chủ yếu là KPTX và KPNV, 2 khoản chi này thường chiếm 65-85% tổng chi NSQP của các đơn vị. Các nguồn ngân sách còn lại phụ thuộc vào kế hoạch xây dựng lực lượng của Quân đội và nguồn kinh phí của trên nên thường không ổn định.

b. Nguồn viện phí và bảo hiểm y tế

Theo quy định của Bộ Tài chính và BQP thì nguồn thu BHYT là một phần ngân sách của sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên cho đến nay thì các cơ sở khám chữa bệnh công lập cũng như các BVQĐ chỉ được thu một phần viện phí gồm có: tiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, xét nghiệm, phim Xquang, vật tư tiêu hao thiết yếu, dịch vụ khám chữa bệnh, ngoài ra các khoản mục như: khấu hao TSCĐ, chi phí hành chính, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn không được phép đưa vào viện phí.

Giá viện phí hiện nay do liên Bộ Tài chính và Bộ Y tế quy định. Đối với người bệnh điều trị nội trú, biểu giá thu viện phí được tính theo ngày giường nội trú của từng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phí khác được sử dụng trực tiếp cho người bệnh. Người bệnh ngoại trú thì được tính theo số lần khám bệnh và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh sử dụng trực tiếp tại bệnh viện. Đối với việc khám chữa bệnh theo yêu cầu (hay khám tự nguyện) thì mức viện phí được tính trên mức đầu tư của bệnh viện cho cơ sở khám chữa bệnh theo yêu cầu đó và được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền. Đối với các đối tượng được hưởng BHYT thì sau mỗi quý cơ quan Giám định BHYT sẽ đánh giá các chi phí khám chữa bệnh của từng bệnh nhân đúng các danh mục được hưởng BHYT sau đó quyết toán phần chi trả BHYT của bệnh nhân cho bệnh viện.

Theo chủ trương của BQP và theo quyết định số 538/QĐ-Ttg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân thì nguồn thu từ BHYT và viện phí sẽ là nguồn thu chính của tất cả các bệnh viện công lập trong đó có BVQĐ.

c. Nguồn tài trợ, các nguồn thu khác

Các nguồn tài trợ, các nguồn thu khác của bệnh viện cũng được Chính phủ quy định là một phần ngân sách của nhà nước mà Chính phủ giao cho bệnh viện chịu trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên khi sử dụng các nguồn tài trợ này bệnh viện phải cử các kế toán riêng theo dõi, phải theo những quy định từ nhà tài trợ.

1.2.1.2. Yêu cầu đối với quản lý các nguồn thu

- Quản lý toàn diện từ hình thức, quy mô đến các yếu tố quyết định số thu. Bởi vì tất cả các hình thức, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến số thu đều quyết định số thu tài chính làm cơ sở cho mọi hoạt động của bệnh viện. Nếu không quản lý toàn diện sẽ dẫn đến thất thoát khoản thu, làm ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả quản lý tài chính, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của bệnh viện.

- Thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Bệnh viện không được tự ý đặt ra các khoản thu cũng như mức thu.

- Quản lý các nguồn thu theo kế hoạch, đảm bảo thu sát, thu đủ, tổ chức tốt quá trình quản lý thu, đồng thời đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp.

- Đối với các đơn vị được sử dụng nhiều nguồn thu phải có biện pháp quản lý thu thống nhất nhằm thực hiện thu đúng mục đích, thu đủ và thu đúng kỳ hạn.

1.2.1.3. Quy trình quản lý thu

Quy trình quản lý thu ở các BVQĐ được tiến hành theo từng năm kế hoạch qua các bước sau: Xây dựng kế hoạch dự toán thu; Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán; Quyết toán các khoản thu.

Khi xây dựng kế hoạch dự toán thu phải dựa vào các căn cứ sau:

- Phải dựa vào nhiệm vụ cấp trên giao cho bệnh viện cũng như các chỉ tiêu cụ thể, từng mặt hoạt động do cơ quan có thẩm quyền thông báo.

- Các văn bản pháp lý quy định thu như các chế độ thu do Nhà nước và BQP quy định.

- Số kiểm tra về dự toán thu do cơ quan có thẩm quyền thông báo.

- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của các năm trước (chủ yếu là năm báo cáo) và triển vọng của các năm tiếp theo.

Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán: Dự toán thu là căn cứ quan trọng để tổ chức thực hiện thu. Trong quá trình thu, đơn vị phải thực hiện thu đúng đối tượng, thu

Quyết toán các khoản thu: Cuối năm, đơn vị phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khâu tổ chức thu nộp, sau đó tổng hợp, đánh giá tình hình chấp hành dự toán thu đã được giao, rút ra những kinh nghiệm cho việc khai thác nguồn thu, công tác xây dựng dự toán và tổ chức thu nộp trong thời gian tới, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.

Một phần của tài liệu 1379 quản lý tài chính tại bệnh viện trung ương quân đội 108 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w