Đánh giá hoàn thiện quản lý tài chính ở đơn vị dự toán nói chung, ở một bệnh viện quân đội nói riêng, là một yêu cầu tất yếu khách quan trong thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị. Tuy nhiên để đánh giá được hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả, có chất lượng hay không chất lượng,... cần phải có một hệ tiêu chí cơ bản làm căn cứ khoa học để xác định. Xét về lý luận, có thể có nhiều hình thức và biện pháp đánh giá khác nhau tùy thuộc vào những góc độ nghiên cứu nhất định. Với quan điểm mà đề tài đưa ra, có thể đánh giá hoàn thiện quản lý tài chính ở một bệnh viện quân đội theo các tiêu chí cơ bản:
1.2.3.1. Hoàn thiện quản lý phát triển các nguồn thu hiệu quả.
Một bệnh viện quân đội là một đơn vị dự toán có thu trong Quân đội. Nguồn thu chính là nguồn thu từ NSNN và các hoạt động có thu ngoài ngân sách. Trong cơ chế các đơn vị dần tự chủ tài chính, nguồn thu chủ yếu và quan trọng của các bệnh viện quân đội là thu từ viện phí và nguồn BHYT, cùng các hoạt động liên doanh, liên kết khác. Đơn vị có phát triển hay không, đòi hỏi phải có nguồn tài chính có vững hay không. Tập trung phát triển nguồn tài chính một bệnh viện chính là tập trung phát triển các nguồn thu của đơn vị. Quản lý tài chính tốt, không thể không tính đến quản lý phát triển các nguồn thu tốt. Ở một bệnh viện công lập nói chung, một bệnh viện quân đội nói riêng, phát triển nguồn thu là chú trọng mở rộng cơ sở và chất lượng KCB, thu hút người dân tin tưởng và sử dụng dịch vụ của bệnh viện, thay đổi cơ cấu nguồn thu cho phù hợp thực tiễn và hiệu qủa.
Khi nói đến phát triển nguồn thu tài chính là nói đến hai khía cạnh là sự gia tăng về số lượng nguồn thu và nâng cao chất lượng nguồn thu.
- Sự gia tăng về số lượng nguồn thu được hiểu là sự tăng lên của quy mô các nguồn thu về số tuyệt đối. Sự gia tăng về quy mô của từng nguồn thu và các nguồn thu là cơ sở quan trọng của phát triển nguồn thu. Muốn nâng cao chất lượng nguồn thu cần phải có một quy mô thu đủ lớn, với tốc độ tăng trưởng đều qua các năm và có một cơ cấu thu hợp lý.
- Nâng cao chất lượng nguồn thu được hiểu là sự gia tăng về chất của các nguồn thu. Sự gia tăng về chất là cơ sở để phát triển bền vững nguồn thu và thực hiện định hướng chiến lược phát triển của ngành, với ngành y tế nói chung hay các BVQĐ nói riêng đó là hướng tới tự chủ tài chính, cụ thể là:
+ Sự thay đổi cơ cấu nguồn thu theo hướng tự chủ tài chính: đối với các BVQĐ đó là giảm tỷ trọng thu từ NSNN và NSQP, tăng tỷ trọng thu từ BHYT, DVYT và các nguồn khác.
+ Sự ổn định của các nguồn thu: các nguồn thu theo hướng tự chủ tài chính phải
có quy mô ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và mang tính bền vững. + Nguồn thu tài chính phải hướng tới mục tiêu phục vụ người bệnh tốt nhất và nâng cao năng lực khám chữa bệnh cả về quy mô và chất lượng KCB.
+ Sự gia tăng nguồn thu phải tuân thủ các quy định về quản lý tài chính của nhà nước cũng như của ngành.
1.2.3.2. Hoàn thiện quản lý sử dụng các nguồn vốn hiệu quả
Vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ là biểu hiện bằng tiền những yếu tố của quá trình hoạt động. Vốn với tư cách là nguyên liệu sản xuất đầu vào, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc các hoạt động khác ngoài quân sự do các đơn vị dự toán trong Quân đội tiến hành biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả ở các đơn vị dự toán quân đội, nhằm giảm các chi phí cần thiết và tăng lợi nhuận, hiệu quả cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các bệnh viện quân đội muốn quản lý tốt chi phí cần tăng cường các biện pháp quản lý cơ bản :
Thứ nhất, lãnh đạo, chỉ huy và bộ phận tài chính cần phối hợp và hiệp đồng nhằm giám sát các đầu mối cơ quan, đơn vị tiến hành các hoạt động có thu một cách thường xuyên, từ đó đề ra các biện pháp kịp thời nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả, lợi nhuận. Việc phối hợp, hiệp đồng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu của đơn vị.
Thứ hai, quản lý triệt để quá trình chi phí cho các hoạt động của đơn vị. Yêu cầu này đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và các bộ phận tài chính tiến hành thẩm định, đnáh giá, dự báo kế hoạch,... tất cả các khâu, các bước liên quan đến sử dụng kinh phí, chi phí cho các hoạt động. Quá trình này phải khách quan, công khai.
Thứ ba, nghiên cứu hình thức trả lương, thưởng, tiền công cho cán bộ công nhân viên một các phù hợp nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt, phát huy hết khả năng con người. Hoạt động này phải đạt được hai mục đích cơ bản: Nghiên cứu chi trả ( lương, thưởng, tiền công ) hợp lý với công sức, hiệu quả mà cán bộ, công nhân viên bỏ ra; Việc tính toán chi phí hợp lý phải cân đối trong tính hiệu quả của đơn vị và xây dựng được môi trường làm việc thuận lợi.
Tứ tư, tiết kiệm những khoản chi phí không cần thiết trong quản lý sử dụng vốn. Những chi phí này thường là những chi phí cho hoạt động quản lý, chi phí điện, nước,..
1.2.3.3. Hiệu suất đầu tư về kinh tế - xã hội
Hiệu quả trong quản lý tài chính thể hiện ở sự so sánh giữa kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội với chi phí bỏ ra. Tiến hành quản lý tài chính ở các đon vị SNCL, Nhà nước cần quan tâm cả hiệu quả về xã hội và hiệu quả kinh tế.Mặc dù rất khó định lượng hiệu quả về xã hội, song những lợi ích đem lại về xã hội luôn được đề cập, cân nhắc thận trọng trong quá trình quản lý tài chính. Nhà nước cần cân đối giữa việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trên cơ sở lợi ích của toàn thể cộng đồng. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngân sách liên quan đến hoạt động sự nghiệp.
Hiệu suất đầu tư về kinh tế - xã hội là thước đo kết quả hoạt động quản lý tài chính ở các đơn vị SNCL, vừa mang tính định lượng, vừa mang tính định tính. Song, nhìn chung có thể đánh giá hiệu suất quản lý tài chính thông qua các tiêu chí ( trên cơ sở đánh giá các hoạt động có thu ở một bệnh viện quân đội ):
Thứ nhất, nâng cao tinh thần đoàn kết “ quân - dân “. Các bệnh viện quân đội, hoạt động chính là đảm bảo KCB và cung cấp các dịch vụ về y tế cho các đối tượng, không chỉ quân nhân, mà cho toàn dân. Do đó, cần thường xuyên tiếp thu, thay đổi và đáp ứng được các nhu cầu KCB của người dân một cách tốt nhất. Thực hiện tốt các hoạt động có thu ở một bệnh viện quân đội, ngoài hoạt động mang tính chất kinh tế, nó còn là hoạt động thuộc nhiệm vụ “ dân vận” trong tình hình mới của các đơn vị trong toàn quân. Chẳng hạn, việc mở thêm các dịch vụ KCB theo yêu cầu, KCB chất lượng cao cho người dân vừa là hoạt động có thu, vừa là nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Như vậy, các dịch vụ KCB của các bệnh viện quân đội có chất lượng càng cao, càng tạo được niềm tin của người dân với đội ngũ cán bộ, y bác sĩ ở bệnh viện quân đội
Thứ hai, hoạt động có thu ở các đơn vị dự toán Quân đội là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị. Mục tiêu của hoạt động có thu là vừa đáp ứng được nhu cầu xã hội, vừa giải quyết tốt tình trạng chi ngân sách thường xuyên từ NSNN chưa phù hợp với điều
kiện phát triển của nền kinh tế thị trường. Việc tận dụng nguồn lực sẵn có để phát triển hoạt động có thu nhằm bù đắp thêm vật chất và tinh thần cho nhân viên, có thể được coi là giải pháp tình thế trong tình hình mới.
Thứ ba, tiến hành các hoạt động có thu trong bệnh viện quân đội là điều kiện đề nâng cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y bác sĩ. Thông qua các hoạt động thực tiễn, các nhân viên có điều kiện cọ sát, thực hành và trải nghiệm thực tế một cách sâu sắc. Qua đóm trình độ tay nghề, năng lực chuyên môn không ngừng được hoàn thiện.
Thứ tư, nâng cao chất lượng các hoạt động có thu trong bệnh viện quân đội, thể
hiện trong các nội dung : nâng cao năng lực quản lý, nhất là quản lý các nghiệp vụ, thể
hiện khả năng sử dụng các hình thức và biện pháp phù hợp nhằm khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có; thường xuyên đổi mới cơ sở vật chất, công nghệ, . phục vụ hoạt động dịch vụ có thu ngày càng có chất lượng cao, vừa gia tăng khả năng cạnh tranh vừa đáp ứng chất lượng dịch vụ, do đó đòi hỏi lãnh đạo chỉ huy đơn vị cần thường xuyên quan tâm, chủ động có kế hoạch áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện
đại vào hoạt động của đơn vị mình; chủ động có kế hoạch quy hoạch nhân sự hợp lý, đáp ứng nhu cầu bố trí, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, do đó cần xây dựng các kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.