Quản lý các khoản chi tại các bệnhviện quân đội

Một phần của tài liệu 1379 quản lý tài chính tại bệnh viện trung ương quân đội 108 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 32)

1.2.2.1. Nội dung các khoản chi

Tương tự như các cơ quan hành chính sự nghiệp, để đảm bảo duy trì hoạt động, hàng năm các BVQĐ có các khoản chi sau:

a. Chi cho người lao động

Chi để duy trì hoạt động của bộ máy ( chi cho người lao động ) bao gồm các khoản chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, khen thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và khoản thanh toán khác cho cá nhân.

Ngoài các khoản phụ cấp lương như các cơ quan hành chính, do đặc thù hoạt động, ở các bệnh viện còn có các khoản chi mang tính đặc thù như:

- Chế độ phụ cấp thường trực 24/24 giờ: Đây là khoản phụ cấp chi trả cho công chức, viên chức dân y và lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn 24 giờ liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các trạm y tế xã, phường, thị trấn.”

- Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật: Áp dụng với công chức, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.

- Chế độ phụ cấp chống dịch: Đây là khoản phụ cấp chi trả cho những người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm, các mức phụ cấp chống dịch được hưởng theo qui định.

- Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sởy tế công lập: Đây là khoản phụ cấp chi trả đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên

khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập. Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phục cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất.

b. Chi về quản lý hành chính

Chi về quản lý hành chính bao gồm: Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi

vật tư

văn phòng, chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc; Chi công tác phí; chi phí thuê mưon,...

c. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn

Là những khoản chi trực tiếp phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh cho người bệnh như thuốc, máu, vật tư y tế tiêu hao,.

d. Chi mua sắm , sửa chữa tài sản và xây dựng bằng vốn sự nghiệp

- Chi sửa chữa lon TSCĐ phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng

- Chi mua TSCĐ vô hình và hữu hình

e. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ, Ngành

f. Các khoản chi khác( nếu có )

1.2.2.2. Yêu cầu đối với quản lý các khoản chi

- Cần xác lập thứ tự ưu tiên cho các khoản chi để bố trí kinh phí cho phù hợp.

- Quản lý các khoản chi phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm là một nguyên tắc hàng đầu của quản lý tài chính. Nguồn lực luôn có gioi hạn nhưng nhu cầu không có gioi hạn. Do vậy trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm phải tính toán sao cho chi phí thấp nhất, kết quả cao nhất.

- Chi cho người lao động là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của bệnh viện. Theo quy định trước đây, nhóm này tương đối ổn định, chiếm khoảng 20% tổng kinh phí và chỉ thay đổi nếu biên chế được phép thay đổi

- Chi quản lý hành chính mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện. Do vậy, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Tỷ lệ nhóm chi này nên nằm trong khoảng từ 10-15% tổng kinh phí.

Cùng với việc chủ động đưa ra định mức chi, đơn vị cần xây dựng chính sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu. Quản lý tốt nhóm chi quản lý hành chính này sẽ tạo điều kiện tiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác.

- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn là nhóm chi phí phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện. Có thể nói đây là nhóm quan trọng, chiếm 50% tổng số kinh phí và đòi hỏi nhiều công sức về quản lý.

Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế việc sử dụng kinh phí nhóm này. Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng săn sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triển bệnh viện.

Vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhóm chi này là do những quy định không quá khắt khe đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng đúng mức và thích hợp, tránh làm mất cân đối thu chi đặc biệt là thuốc nhưng vẫn giữ dược chất lượng điều trị và nhất là tiết kiệm được kinh phí, tránh lãng phí: chi thuốc không quá 50% nhóm chi chuyên môn.

- Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng. Có thể nói đây là nhóm chi mà các bệnh viện đều quan tâm vì nhóm này có thể làm thay đổi bộ mặt của bệnh viện và thay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhân theo hướng phát triển từng giai đoạn. Tỷ lệ chi nhóm này nên ở mức trên 20% với bốn mục tiêu chính:

S Duy trì vàphát triển cơ sơ vật chất

S Duy trì vàphát triển tiện nghi làm việc

S Duy trì vàphát triển trang thiết bị

S Duy trì vàphát triển kiến thức, kỹ năng nhân viên

Việc mua sắm, sửa chữa phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước đồng thời bệnh viện phải có chiến lược quản lý và sử dụng công nghệ để đạt hiệu quả

1.2.2.3. Quy trình quản lý chi

Trong thực tiễn, các đơn vị SNCL nói chung, các bệnh viện công lập nói riêng có nhiều biện pháp quản lý các khoản chi tài chính khác nhau, nhưng các biện pháp quản lý chung nhất là:

- Thiết lập các định mức chi. Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi, vừa là căn cứ để thực hiện kiểm soát chi của các đơn vị. Các định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học. Từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải được tiến hành một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học.

Các định mức chi phải bảo đảm phù hợp với loại hình hoạt động của từng đơn vị. Các định mức chi phải có tính thực tiễn tức là phải phản ánh mức độ phù hợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động. Chỉ có như vậy, định mức chi mới trở thành chuẩn mực cho quản lý kinh phí.

- Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lượng cao. Để đạt được điều này phải có phương án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau. Trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu cho cả quá trình lập dự toán, phân bổ và sử dụng kinh phí.

- Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước, đồng thời qua công tác này phát hiện những bất hợp lý trong chế độ, chính sách nhằm bổ sung hoàn thiện chúng.

Một phần của tài liệu 1379 quản lý tài chính tại bệnh viện trung ương quân đội 108 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w