Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoàn thiện quản lý tài chính

Một phần của tài liệu 1379 quản lý tài chính tại bệnh viện trung ương quân đội 108 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36)

- Các chỉ tiêu so sánh: là việc so sánh giữa các chỉ tiêu trong một kỳ nghiên cứu. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để phân tích chất lượng công tác quản lý tài chính của các đơn vị. Trong nhóm này thường có các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ % DTNS đơn vị lập so Số DTNS đơn vị lập

ʌ \ , ____________ ʌ Ấ .100%

với chỉ tiêu trên cấp = Chỉ tiêu trên cấp

÷ Chỉ tiêu này phản ảnh DTNS đơn vị lập có sát với thực tế chi tiêu cho các nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời cũng phản ảnh tình hình thực hiện các chỉ tiêu thu NS trên cấp.

Tỷ lệ % số thực hiện so Số thực hiện

r ' / ___:____• .100%

với số được cấp = Số được cấp

÷ Đây là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả quản lý tài chính. Nếu kết quả lớn hơn 100% (thiếu ngân sách) hoặc nhỏ hơn 100% (thừa ngân sách) sẽ xảy ra 2 trường hợp: số thực hiện đúng thực tế, đúng chế độ tiêu chuẩn thì phải xem lại số chỉ tiêu trên phân bổ, ngược lại thì phải xem lại quy trình chi tiêu của đơn vị. Cũng từ công thức này có thể xem xét quá trình lập DTNS, phê duyệt dự toán đã sát thực tế hay chưa. Trên đây là công thức chung, căn cứ vào phạm vi, mục đích nghiên cứu và nguồn số liệu để tính các chỉ tiêu cụ thể.

- Một số chỉ tiêu đo lường sự phát triển nguồn thu tài chính.

> Chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn thu: là các chỉ tiêu phản ánh quy mô về số lượng của tiêu thức nghiên cứu. Chỉ tiêu này là cơ sở để tính các chỉ tiêu phát triển khác cả về tổng nguồn thu cũng như thu từng nguồn cụ thể.

Công thức tính:

+ Tổng thu trong năm:

QTC∑q

i=1 Trong đó: QTC: Tổng thu trong năm

qi: nội dung thu thứ i

> Các chỉ tiêu phản ảnh tốc độ phát triển: là chỉ tiêu so sánh quy mô thu (chi) kỳ báo cáo so với kỳ gốc, kỳ so sánh, phản ánh tốc độ tăng giữa 2 kỳ liền kề hoặc so sánh với kỳ gốc cố định.

Công thức tính:

T=QL

Q0 (lần, %) Trong đó: T: tốc độ phát triển

Q1: Tổng thu kỳ báo cáo Q0: Tổng thu kỳ so sánh

Neu Q0 là năm liền kề, T là tốc độ phát triển liên hoàn, chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ tăng trưởng hàng năm của từng nguồn thu và tổng số thu Q0 là năm gốc cố định, T là tốc độ phát triển định gốc, chỉ tiêu này phản ảnh sau một thời kỳ nhất định tổng số thu đã tăng lên là bao nhiêu.

Công thức trên phản ánh xu hướng phát triển của tổng thu có thể ứng dụng tính cho tổng thu hoặc từng nội dung thu.

> Các chỉ tiêu phản ảnh cơ cấu các nguồn thu: là chỉ tiêu phản ảnh tỷ trọng của từng nội dung thu trong tổng thu của đơn vị. Chỉ tiêu này phản ảnh sự đóng góp của từng nguồn trong tổng nguồn thu, nghiên cứu sự biến động của tỷ trọng nguồn thu sẽ cho biết xu hướng phát triển của từng nguồn thu, là cơ sở đánh giá nguồn thu của đơn vị trong năm cũng như cả một thời kỳ nghiên cứu.

Công thức tính:

> Các chỉ tiêu bình quân: là chỉ tiêu phản ánh mức độ trung bình của một tiêu thức nào đó.

Công thức tính

q=Q

n

Trong đó: q: Số trung bình của chỉ tiêu NC Q: Tổng thu trong năm, tổng chi KCB n: Có thể là số người KCB, số đơn vị ... 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính

* Nhân tố kinh tế

Những năm vừa qua nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: đầu tư trong và ngoài nước được khuyến khích; tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao: từ 5-8%; kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ; lạm phát được kiềm chế. Đây là cơ sở để nhà nước tăng chi cho lĩnh vực y tế, tạo nguồn thu từ NSNN đối với các bệnh viện. Vì vậy, đầu tư của Nhà nước cho y tế tăng nhiều. Chi NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảng 1% GDP. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện.

Những năm gần đây đời sống nhân dân được cải thiện so với trước rất nhiều. Nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tăng lên. Số lượt người đến các cơ sở y

tế khám chữa bệnh tăng vọt so với trước. Do đó, nguồn thu viện phí cũng tăng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế là sự phân hoá giàu nghèo trong tầng lớp dân cư dẫn đến việc chỉ khoảng 30% người dân đủ khả năng tự chi trả đầy đủ chi phí khám chữa bệnh; hơn 30% thuộc diện không chịu nổi mức viện phí như hiện nay.

Tuy nhiên, do nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh nhưng do xuất phát điểm thấp lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội còn phải chi quá nhiều dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù trong tổng đầu tư cho y tế thì đầu tư phục vụ khám chữa bệnh cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng còn rất hạn chế. Việc xác định các đối tượng nghèo không có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh để thực hiện các chế độ ưu đãi còn rất khó khăn.

* Nhân tố chính trị

Cùng với sự đổi mới về kinh tế, đất nước ta từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, ổn định chính trị. Chính sách ngoại giao “chủ động hội nhập” giúp Việt Nam từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Những tiến bộ chính trị này tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Trong môi trường mở cửa, việc hợp tác với các tổ chức y tế thế giới cũng như nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của bệnh viện gặp nhiều thuận lợi và không ngừng tăng.

* Nhân tố pháp lý

Nhà nước đã chú ý đến đầu tư phát triển văn hoá xã hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cố gắng thực hiện công bằng xã hội. Với chính sách “xã hội hoá, đa dạng hoá” đã tạo điều kiện tăng các nguồn lực để phát triển các mặt xã hội và kết quả bước đầu đã có nét khởi sắc. Chính sách này cho phép các bệnh viện đa dạng hoá việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của mình: phát triển thành bệnh viện bán công; xây dựng khoa khám và điều trị tự nguyện...

Cùng với các chính sách mới về kinh tế, xã hội, trong những năm qua Nhà nước đã ban hành một hệ thống các chính sách để củng cố, phát triển hệ thống y tế, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đồng thời đảm bảo công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói chung và các chính sách về tài chính áp dụng cho quản lý trong bệnh viện nói riêng. Các chính sách này tạo hành lang pháp lý cho bệnh viện tổ chức thực hiện tốt quản lý tài chính trong đó phải kể đến chính sách viện phí và bảo hiểm y tế.

Trước thời kỳ đổi mới, các bệnh viện được Nhà nước bao cấp hoàn toàn, nhân dân được khám chữa bệnh miễn phí. Bước sang thời kỳ đổi mới, nguồn NSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khoẻ nên vấn đề tài chính cho các bệnh viện càng trở nên bức xúc. Để có thêm nguồn kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh, từ năm 1989, Nhà nước đã ban hành chính sách thu một phần viện phí. Chính sách này đã tăng nguồn ngân sách cho hoạt động của các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Viện phí cũng là một chính sách tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi trả từ đó có thêm nguồn ngân sách để tăng cường khám chữa bệnh cho người nghèo.

Về bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế được triển khai ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua bảo hiểm y tế đã thu được nhiều kết quả khả quan. Song tổng thu bảo hiểm y tế chủ yếu là từ bảo hiểm y tế bắt buộc. Các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện chưa đa dạng, phong phú và chưa thu hút được các đối tượng tham gia.

Tóm lại, các nhân tố bên ngoài vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có những hạn chế đến việc quản lý tài chính bệnh viện.

1.2.3.2. Các nhân tố bên trong

* Nhân tố con người

Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức. Đặc biệt do

đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ con người thì yếu tố con người lại càng quan trọng. Nó đòi hỏi con người phải vừa có trình độ, năng lực tốt, vừa có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực. Một cơ sở KCB có đội ngũ bác sỹ giỏi, có y đức tốt sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người

dân. Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý. Người làm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng.

Một bệnh viện có cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ,

có kinh nghiệm, hiểu biết sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác kế toán tài chính ngày càng có kết quả tốt. Và một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm, năng động sáng tạo là điều kiện tiền đề để công tác quản lý tài chính đi vào nền nếp, tuân thủ các chế độ quy định của Nhà nước về tài chính góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện.

*Cơ sở vật chất và khả năng khai thác cơ sở vật chất trong việc tạo nguồn thu:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị KCB là nhân tố rất quan trọng để thu hút người dân đến KCB và chăm lo sức khỏe cho họ. Ngày nay khi hoạt động KCB ngày càng được trang bị những thiết bị hiện đại và hoạt động KCB ngày càng phụ thuộc vào máy móc thì một cơ sở KCB có máy móc hiện đại, có đội ngũ nhân viên sử dụng máy móc tốt là điều kiện thu hút người dân đến KCB. Ngoài ra một cơ sở y tế có quy mô giường bệnh lớn cũng là điều kiện gia tăng người KCB và là cơ sở gia tăng nguồn thu.

sức khoẻ, bệnh tật của mình hơn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và càng đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư các phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới, thuốc mới cũng như đầu tư nâng cao tay nghề của đội ngũ y, bác sỹ. Điều này đặt hoạt động quản lý tài chính bệnh viện trước những thử thách mới. Do vậy, việc xác định mô hình tổ chức phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động sẽ tạo cơ sở cho việc quản lý tài chính bệnh viện được tốt.

* Mối quan hệ giữa cơ sở y tế với bệnh nhân

Trước đây, mối quan hệ này là mối quan hệ của người phục vụ với người được phục vụ theo sự phân công có tổ chức của bộ máy Nhà nước. Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân không có quan hệ kinh tế, tiền bạc. Trong cơ chế, mối quan hệ giữa bệnh viện và bệnh nhân là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người trả giá cho các dịch vụ đó. Do vậy, quan hệ tốt với bệnh nhân sẽ tạo được uy tín cho bệnh viện đồng thời cũng giúp cho việc đưa ra chính sách, chiến lược, kế hoạch tác nghiệp và xu hướng phát triển hoạt động bệnh viện trong tương lai.

Cùng với việc xây dựng uy tín trong hoạt động khám chữa bệnh của mình, bệnh viện có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại. Hoặc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra các yếu tố khác như quy mô bệnh viện, vị trí địa lý, hệ thống thông tin... cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính bệnh viện.

1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính của các bệnh viện trong và ngoài quân đội.

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Bệnh viện Bạch mai

Bệnh viện Bạch mai là một bệnh viện lớn tuyến cuối ở miền Bắc, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế . Bệnh viện là một đầu mối quan trọng trong hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh miền Bắc, đồng thời là nơi thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ Y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, có các khoa chuyên sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp. Trong những năm qua Bệnh viện đã tiếp nhận, khám và điều trị cho nhân dân các tỉnh, tuyên truyền, giáo

dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tham gia thường xuyên công tác phòng dịch, phòng bệnh. Công tác khám chữa bệnh được thực hiện một cách tận tình chu đáo đối với tất cả các bệnh nhân, không phân biệt người có tham gia BHYT với người không tham gia BHYT ở Bệnh viện, đã tạo được tính hấp dẫn đối với thẻ BHYT và niềm tin của người dân.

Ve công tác quản lý tài chính ở Bệnh viện Bạch mai qua thực tiễn hoạt động, có thể rút ra được một số kinh nghiệm sau đây:

- Về cơ chế tự chủ tài chính: Là một trong những bệnh viện đầu tiên trong các cơ sở KCB ở Việt Nam thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Từ năm 2007 bắt đầu thực hiện tự chủ một phần KPTX, đến nay bệnh viện đã tự chủ toàn bộ KPTX và hầu hết kinh phí đầu tư phát triển.

- Về tạo lập nguồn thu: Với phương châm trước mắt là tự chủ tài chính và tiến tới hình thành một thị trường DVYT nên bệnh viện tập trung mọi nỗ lực khai thác nguồn thu từ BHYT đặc biệt trong giai đoạn đầu là từ DVYT. Tỉ trọng nguồn thu từ NSNN trong tổng nguồn thu giảm dần từ năm 2007 là 25% đến 2019 còn 1%.

- Trong hạch toán kinh tế đối với hoạt động KCB về cơ bản đã thực hiện theo chế độ hạch toán đơn vị SNCL có thu. Các khoản mục chi phí như khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương và các nội dung chi khác đã được tính vào giá DVYT.

- Việc thu viện phí được tiến hành theo biên lai, hoá đơn theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành và được kế toán hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu. Tình hình thu viện phí thường xuyên được cập nhập hàng ngày, hàng tuần để phán ánh với lãnh đạo để có những biện pháp và phương án chấn chỉnh xử lý kịp thời. Ngoài các bộ phận có trách nhiệm thu viện phí theo quy định, các khoa, các phong khác trong Bệnh viện không được phép thu bất cứ một khoản tiền nào khác của người b ệnh.

- Ngoài việc thực hiện chế độ miễn giảm hoàn toàn viện phí đối với những đối tượng đã được quy định, Bệnh viện còn thực hiện chế độ miễn giảm viện phí đối với đối tượng không thuộc diện miễn viện phí nhưng thực sự nghèo không có khả

năng chi trả viện phí, đây là điều không có trong Nghị định 95/NĐ- CP nhưng phù hợp

với thực tế để vừa có thể tận thu vừa hợp với khả năng thanh toán của người bệnh.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Bệnh viện Quân y 175

Là bệnh viện chiến lược, tuyến cuối, trung tâm y học quân sự phía Nam,

Một phần của tài liệu 1379 quản lý tài chính tại bệnh viện trung ương quân đội 108 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w