Thực trạng quản lý và sử dụng các khoản chi, mức chi

Một phần của tài liệu 1379 quản lý tài chính tại bệnh viện trung ương quân đội 108 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 78 - 89)

2.2.4.1. Các khoản chi và quy định với các khoản chi tại Bệnh viện TWQĐ 108

a. Chi cho người lao động : các khoản chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, khen thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và khoản thanh toán khác cho cá nhân.

* Chi Tiền lương

Do việc chi trả tiền lương phải đáp ứng yêu cầu phù hợp với đặc điểm ngành nghề, vì vậy tất cả cán bộ công nhân viên chức trong biên chế và hợp đồng lao động kí kết trên 3 tháng của bệnh viện sẽ được chi trả tiền lương, ngạch bậc, chức vụ theo hệ số lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ , công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 17/2013/NĐ - CP ngày 19/12/2013 sửa đổi một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP, mức lương tối thiểu chung do Chính phủ qui định vào từng thời điểm và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất nghiệp theo qui định.

* Chi tiền công

Người lao động có thời hạn làm việc dưới 3tháng hoặc làm việc theo hợp đồng thời vụ được chi trả tiền công lao động theo quyết định của Giám đốc bệnh viện và không thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

* Chi phụ cấp và trợ cấp

- Phụ cấp ưu đãi đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập dựa theo qui định của Nhà nước

Hiện nay, Bệnh viện đang thực hiện chi trả theo Nghị định số 56/2011/NĐ- CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ và thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT - BYT - BNV - BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn thực hiện nghị định số 56/2011/NĐ - CP, quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất.

Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo hệ số trên mức lương ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ( nếu có ), phụ cấp thâm niên vượt khung ( nếu có ) của đối tượng được hưởng.

- Phụ cấp thường trực, phụ cấp chống dịch và phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

Thực hiện theo Nghị định 85-2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012, Quyết định số 73/2011/QĐ-TT ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT - BYT - BNV - BTC - LĐTBXH ngày 26/02/2014 và Thông tư 109/2014/TT - BQP ngày 20/8/2014 và hướng dẫn số 2170/HD-BV ngày 30/9/2014 của Giám đốc Bệnh viện, Bệnh viện đang thực hiện theo QĐ số 2171/QĐ-BV ngày 30/9/2014 về việc phân bổ định mức nhân lực cho các đơn vị trong 1 phiên trực và số 4038/BV - KHTH về việc hướng dẫn một số nội dung trong khám chữa bệnh, tổng hợp thanh toán và tổng hợp thanh toán bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật cho đối tượng bệnh nhân BHYT và DVYT ( 60%)

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Căn cứ vào Quyết định số 73/LĐTBXH - QĐ ngày 30/7/1996 của Bộ Lao động thương binh và xã hội về việc Ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Hàng quý căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng và bảng đề nghị chi phụ cấp độc hại, nguy hiểm của Phòng KHTH, Phòng Tài chính thực hiện việc duyệt chi trả.

- Phụ cấp thôi việc và tinh giản biên chế

Theo nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi dưỡng chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức, thông tư số 130/2005.TT-BNV ngày 7/12/2005 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 54/2005/NĐ-CP và nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế.

*Các khoản phải trích nộp

Hàng tháng, Bệnh viện căn cứ Quỹ tiền lương theo ngạch bậc, phụ cấp chức vụ

( nếu có ) và hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung ( nếu có ) phải trả cho người lao động để tính và trích nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ quy định hiện hành.

b.Chi về quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi vật tư văn phòng, chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc; Chi công tác phí; chi phí thuê mướn,....

* Chi thanh toán dịch vụ công cộng

- Tiền điện, nước

Tất cả các cán bộ, nhân viên Bệnh viện phải :

+ Sử dụng điện : Sử dụng triệt để tiết kiệm, nhất là trong giờ cao điểm , chỉ sử dụng đèn, quạt, máy lạnh khi cần thiết. Chỉ sử dụng thanh máy của bệnh viện phục vụ vào công tác chuyên môn; khi ra khỏi phòng phải tắt tất cả các thiết bị dùng điện để tránh lãng phí; cấm sử dụng điện để đun nấu thức ăn và sử dụng bếp điện trong phòng làm việc; các đơn vị có nhu cầu cấp điện cho các thiết bị điện moi lắp đặt phải liên hệ voi phòng Vật tư thiết bị,...

+ Sử dụng nước : Sử dụng triệt để tiết kiệm nước, đơn vị nào để nước chảy tràn gây lãng phí sẽ phải chịu phạt và phải bồi thường tiền nước vi phạm; thường xuyên kiểm tra toàn bộ hệ thống cấp nước, chống rò rỉ thất thoát nước; nhân viên vệ sinh có trách nhiệm kiểm tra tất cả các van nước trong nhà vệ sinh và trong khuôn viên bệnh viện khi không sử dụng.

- Tiền nhiên liệu :

+ Xe đưa bệnh nhân đi hội chẩn ngoại viện, chuyển viện, về nhà được tính tiền theo qui định của Bệnh viện

+ Hàng tháng bệnh viện trả tiền xăng ô tô, tiền rửa xe theo thực tế sử dụng phục vụ công tác của Ban Giám đốc, các phòng, khoa, ban theo kế hoạch được duyệt. Ban xe tổng hợp số lượng xăng xe, dầu tiêu thụ hàng tháng, vạch ra định mức sử dụng nhiên liệu trên đầu loại ô tô và phương pháp tiết kiệm.

+ Thực hiện đúng qui chế quản lý, sử dụng xe theo Quyết định số 59/20017/QĐ-TT ngày 7/5/2017 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Các trường đặc biệt, Ban Giám đốc sẽ có quy định cụ thể riêng.

Thực hiện trên tình thần tiết kiệm do Giám đốc duyệt cụ thể từng khoản chi và theo quy định hiện hành của Nhà nước.

* Chi vật tư văn phòng

- Hàng hóa là vật dụng hậu cần, văn phòng phẩm, giấy in, mực in cho máy in và máy photocopy, máy Fax,... cấp cho các đơn vị trong Bệnh viện theo số lượng dự trù thực tế trong tháng ( sau khi Ban Quản lý chất lượng được ủy quyền của Ban Giám đốc Bệnh viện xem xét cân đối)

- Việc in ấn, photo tài liệu được sử dụng phải hết sức tiết kiệm

- Văn phòng phảm dùng cho công tác KCB, quản lý và phục vụ phải sử dụng đúng mục đích, không dùng cho nhu cầu cá nhân và mục đích khác. Lãnh đạo các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng sao cho có hiejey quả và tiết kiệm. Việc cấp phát mực máy photo, máy in, máy Fax phải phù hợp với yêu cầu công việc và có sổ theo dõi chi tiết đến từng khoa, ban làm cơ sở trừ chi phí.

- Căn cứ mức sử dụng văn phòng phẩm, vật dụng hậu cần của từng cán bộ, viên chức hoặc từng khoa, phòng, đơn vị trực thuộc của quý trước, năm trước để trong thời gian tới có thể xây dựng khoán chi cho từng đơn vị hoặc cá nhân.

- Công cụ, dụng cụ văn phòng được trang bị theo nhu cầu công việc của các đơn vị

- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng, số lượng, chủng loại công cụ, dụng cụ văn phòng do Giám đốc Bệnh viện duyệt.

* Chi thông tin tuyên truyền liên lạc

- Ban Giám đốc bệnh viện mỗi người được trang bị một điện thoại cố định tại phòng làm việc

- Các khoa phòng được trang bị máy điện thoại cố định theo nhu cầu sử dụng cho công việc.

- Thực hiện khoán chi hàng tháng tiền cước sử dụng điện thoại di động , điện thoại cố định tại nhà riêng đối với Ban lãnh đạo của bệnh viện. Theo quyết định số 252/2003/QĐ-BQP ngày 9/10/2003 về quy định quản lý, sử dụng và thanh toán điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động cho cán bộ QĐND Việt Nam và công văn số 131/TC8 ngày 20/1/2005 của Cục Tài chính - BQP

Bảng 2.8. Chi khoán cước điện thoại hàng tháng đối với Ban lãnh đạo Bệnh viện 108.

- Việc sử dụng máy FAX, gọi điện thoại quốc tế do Giám đốc bệnh viện duyệt.

* Chi công tác phí

Phạm vi, đối tượng, các điều kiện dược thanh toán, nội dung chi và mức chi công tác phí được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, theo thông tư 259/2017/TT-BQP ngày 17/10/2017 qui định chế độ công tác phí, hội nghị với các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng. Thực hiện chi công tác phí đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả bao gồm :

- Tiền tàu xe đi lại : cán bộ đi công tác được thanh toán vé máy bay , vé tàu xe , vé xe vận tải công cộng, cước tài liệu, phí cầu đường,... theo quy định

- Tiền phụ cấp đi đường : 200.000 đ/ ngày/ người áp dụng đối với thời gian đi trên đường từ 5 giờ/ ngày trở lên hoặc 150km/ ngày trở lên đối với khu vực vùng sâu, miền núi đi lại khó khăn và 300km/ngày đối với khu vực còn lại.

- Tiền phụ cấp lưu trú : Mức 100.000 đ/ngày đối với thời gian lưu trú tại cơ quan , đơn vị đến công tác; Mức 250.000 đ/ ngày áp đụng với thời gian đi công tác thực tế trên biển của quân nhân, VCQP được cử đi công tác trên biển, đảo.

- Tiền thuê chỗ ở : Mức thanh toán theo hóa đơn thuê phòng nghỉ thực tế nhưng tối đa không quá các mức qui định.

- Tiền cước phí tài liệu mang theo để làm việc ( nếu có )

÷ Điều kiện thanh toán :

- Có thông báo triệu tập họp, tập huấn, làm việc,... gửi đơn vị - Có quyết định cử đi công tác của Giám đốc

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao

- Có đủ chứng từ hợp pháp ( giấy đi đường, hóa đơn hợp pháp, phiếu thu vận chuyển cước hàng không, thẻ lên máy bay,...)

* Chi thuê mướn :

- Chi phí thuê mướn như : thuê mướn phương tiện vận chuyển, thuê thiết bị các loại, thuê chuyên gia và giảng viên trong nước, thuê lao động trong nước, thuê đào tạo lại cán bộ,... tùy theo tính chất công việc, Giám đốc xem xét quyết định duyệt chi cụ thể

- Chứng từ thanh toán các khoản chi này bao gồm : Hộp đồng thuê mướn, các hóa đơn, chứng từ kèm theo phải hợp lệ và đúng quy định.

c. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn là mục chi chiếm tỷ trọng rất lớn bao gồm nhiều khoản chi như : Chi mua thuốc chữa bệnh, máu, dịch, hóa chất, dịch truyền, phim, vật tư tiêu hao y tế, chi nghiệp vụ chuyên môn của các phòng ban, chi mua sắm vật tư, trang phục bảo hộ lao động,... Hàng năm, bệnh viện tổ chức đấu thầu rộng rãi để mua thuốc, hóa chất ( xét nghiệm, sát khuẩn, hóa chất khác ), vật tư y tế tiêu hao và vật tư thông dụng đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị theo quy định của Nhà nước.

Chi nghiệp vụ chuyên môn phải thực hiện tiết kiệm, triệt để, các đơn vị phải định mức chi tiêu cho các loại xét nghiệm , dịch vụ kỹ thuật, việc tiết kiệm hóa chất, dụng cụ phải được quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức vì đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi.

Đồng thời lãnh đạo các đơn vị phải có trách nhiệm thông báo nhân viên có trách nhiệm thống kê đúng, đầy đủ, kịp thời các khoản thuốc, máu, dịch truyền, vật tư y tế,... đã dùng cho người bệnh, phối hợp với phòng tài chính thu hồi đủ 100% không để thất thoát, tiêu cực.

Chi phí hội chẩn được coi như chi phí thường xuyên của đơn vị, hội chẩn nội bộ trong Bệnh viện mức chi là 100.000đ/người/ cán bộ bệnh viện tham gia hội chẩn.

Chi phí Hội chẩn liên viện : Theo tông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTV ngày 29/10/2015 qui định 200.000đ/người/ y bác sĩ tham gia hội chẩn.

d. Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ

- Tài sản cố định, tranh thiết bị phải thật sự cần thiết và sử dụng có hiệu quả mới mua sắm, tránh tình trạng mua rồi để đó không sử dụng hay mua cho hết kinh phí được giao.

Cuối năm, các Khoa, Phòng, đơn vị trực thuộc cần tổng kết, phân tích những TSCĐ, trang thiết bị nào sử dụng có hiệu quả còn những TSCĐ, trang thiết bị nào không hiệu quả, không sử dụng thì điều chuyển sang nơi khác có nhu cầu.

- Trên cơ sở kế hoạch mua sắm hàng hóa hàng năm, Bệnh viện tiến hành triển khai thực hiện, trường hợp phải đấu thầu, đấu giá thì thực hiện theo quy định của luật đấu thầu và kế hoạch đấu thầu được BQP phê duyệt, Ban Giám đốc bệnh viện có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

Việc mua sắm hàng hóa theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013 do chủ tịch Quốc hội kí ban hành ngày 26/11/2013, Nghị định 63/2004/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, thông tư 58/2016/TT-BTC, thông tư 05/2915/TT- BKHĐT ngày 16/6/2015, thông tư 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014.

- Thanh toán mua hàng hóa bằng hình thức chuyển khoản, riêng mua hàng hóa nhỏ lẻ mà đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa không có tài khoản tại ngân hàng được sử dụng tiền mặt để thanh toán nhưng không vượt quá 50 triệu đồng.

- Việc sửa chữa thường xuyên, duy tu bảo dưỡng nhà cửa, TSCĐ thực hiện theo trình tự : Có đề xuất của đơn vị sử dụng, kèm bảng đánh giá tỷ lệ hư hỏng hoặc chất lượng tài sản được Ban giám đốc duyệt cho sửa chữa; sau đó đăng kí với đơn vị được giao nhiệm vụ công tác đảm bảo tiến hành khảo sát thực tế mức độ cần thiết phải sửa chữa. Khoa Trang bị, Phòng Hậu cần lập dự toán thông qua PTC trình Giám đốc và thực hiện các thủ tục sửa chữa theo quy định hiện hành.

0 8 8

- Thủ tục thanh toán phải có đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định, bao gồm :

+ Dự toán kinh phí

+ Dự toán sửa chữa được duyệt + Quyết toán được duyệt( nếu có )

+ Hợp đồng kinh tế ( từ 20 triệu đồng trở lên ) + Hồ sơ bàn giao nghiệm thu

+ Hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất

+ Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền + Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

+ Hóa đơn tài chính + Thanh lý hợp đồng

+ Các hồ sơ khác liên quan ( nếu có )

2.2.4.2. Tình hình sử dụng các khoản chi tại bệnh viện TƯQĐ 108

Hoạt động thu của bệnh viện TWQĐ 108 có 3 nhánh chính: Thu từ NSNN, thu viện phí và thu các dịch vụ khác.

Nghiệp vụ chi từ nguồn NSNN, được đánh giá qua chỉ tiêu thực hiện kế hoạch dự toán được giao. Hầu hết, các đơn vị dự toán đều chi bằng hoặc cao hơn dự toán được cấp. Đây chính là một điểm thể hiện tính bao cấp trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán trước tự chủ tài chính. Trước tự chủ tài chính, bệnh viện TWQĐ 108 là một đơn vị dự toán có nguồn thu phụ thuộc lớn vào các nguồn Ngân sách cấp, tình hình thực hiện kế hoạch dự toán được được giao đối với nguồn NSNN của Bệnh viện, đã được đề cập và đánh giá ở bảng 2.7 - phần luận thực

Một phần của tài liệu 1379 quản lý tài chính tại bệnh viện trung ương quân đội 108 luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 78 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w