Đỏnh giá mối liên quan giữa enzym β-lactamase và mức độ đề kháng với một số kháng sinh thông dụng của các chủng Hib

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học phân tử của haemophilus influenzae typ b phân lập từ bệnh nhi viêm màng não dưới 5 tuổi và trẻ khỏe mạnh tại nhà trẻ, mẫu giáo (Trang 120 - 123)

- Mức độ nhạy cảm và khả năng đề kháng kháng sinh của các chủng Hib gây viêm màng não

4.3.3.Đỏnh giá mối liên quan giữa enzym β-lactamase và mức độ đề kháng với một số kháng sinh thông dụng của các chủng Hib

với một số kháng sinh thông dụng của các chủng Hib

Sự nhạy cảm với kháng sinh nhóm β-lactam của H.influenzae nhìn chung được dự đoán bởi khả năng đề kháng với ampicillin và được định nghĩa bởi điểm giới hạn (breakpoint) MIC tiêu chuẩn (The Clinical and Laboratory Standards Institute: CLSI). Trong đó, giá trị MIC ≤ 1àg/ml: nhạy cảm; 2àg/ml: trung gian và ≥ 4àg/ml: đề kháng. Tuy nhiên, trong khi một số tác giả sử dụng giới hạn (breakpoint) đề kháng với ampicillin và sự không xuất hiện

121

enzym β-lactamase để định nghĩa chủng BLNAR, một số chủng khỏc cú mức độ nhạy cảm trung gian (intermidiate) cũng thuộc chủng BLNAR. Ngoài ra, chưa có định nghĩa rõ ràng chủng BLPAR, nhưng hầu hết các tác giả sử dụng giới hạn đề kháng với amoxicillin-clavulanate ≥ 8àg/ml để định nghĩa những chủng BLNAR [119].

Tỷ lệ những chủng H.influenzae BLNAR vẫn được đỏnh giá có tỷ lệ

thấp trên toàn cầu, nhưng ở một số nước tỷ lệ các chủng H.influenzae loại này khá phổ biến. Điển hình, một nghiên cứu ở châu Âu với khoảng 1000 chủng được nghiên cứu từ năm 1997 đến 2000 đã cho thấy tỷ lệ H.influenzae loại

BLNAR xấp xỉ 10%, trong đó ở Ba Lan và Anh xấp xỉ 20%. Ngoài ra, trong nghiên cứu này có thể cũng đã được đánh giá cao khi sử dụng MIC của amoxicillin (MIC ≥ 2àg/ml) hơn là sử dụng ampicillin để phân loại chủng

H.influenzae BLNAR. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là tình trạng tại Nhật Bản,

một số nghiên cứu đã báo cáo hầu hết 40% chủng Hib phân lập được và trên

50% chủng Hib gây viêm màng nóo thuộc loại BLNAR [119].

Kết quả của chúng tôi trong nghiên cứu này cho thấy tất cả những chủng Hib có enzym β-lactamase dương tớnh đều kháng ampicillin, trong khi duy nhất có một chủng có enzym β-lactamase õm tớnh đề kháng với ampicillin. Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy khả năng sinh enzym β-lactamase của các chủng Hib có liên quan đến khả năng đề kháng với kháng sinh

chloramphenicol. Cụ thể, những chủng Hib có enzym β-lactamase dương tính có tỷ lệ đề kháng cao hơn (90% đối với Hib gõy viêm màng nóo và 87,5% đối với Hib phõn lập từ trẻ khỏe mạnh) so với những chủng không có enzym này (20% đối với Hib gõy viêm màng nóo và 7,1% đối với Hib phõn lập từ trẻ

khỏe mạnh). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Tamargo tại Cuba năm 2003, cho thấy những chủng Hib gõy viêm màng nóo có enzym β-lactamase dương tính 100% đề kháng với ampicillin và 90,8% đề kháng với

122

chloramphenicol [113]. Khả năng đề kháng chloramphenicol của H.influenzae đã được xác định có liên quan đến sự sản xuất enzym chloramphenicol acetyltransferase (CAT) mã hóa bởi gen Cat nằm trên plasmid, có tác dụng

ngăn cản kháng sinh này ngấm vào tế bào vi khuẩn để tác dụng lên ribosome. Gen Cat được mang trên plasmid tiếp hợp (conjugative plasmid) có trọng

lượng phân tử khoảng 34 ì 106

– 46 ì 106, và plasmid này cũng thường mang gen mã hóa tính chất đề kháng tetracyclin, ampicillin [119]. Vì vậy, những chủng BLPAR có thể chứa cả gen đề kháng ampicillin và chloramphenicol nằm trên plasmid có khả năng di truyền giữa các tế bào vi khuẩn (transferable plasmid) dẫn đến sự lan truyền gen đa kháng (multiple drug resistance) [10], [113], [114].

Với những kết quả thu được, chúng tôi thấy rằng để điều trị hiệu quả và hạn chế tối đa sự lan truyền vi khuẩn Hib kháng thuốc mục tiêu phải đạt là

diệt được hết vi khuẩn. Vì vậy, bệnh nhân cần được điều trị một cách khoa học. Cụ thể, bên cạnh việc điều trị triệu chứng, vai trò của xét nghiệm vi sinh cần được chú trọng. Nếu phân lập được vi khuẩn, tối thiểu phải xem xét khả năng sinh -lactamase của vi khuẩn có hay không bằng test cefinase, nếu - lactamase (+) thì nên tránh không dùng những thuốc dòng penicillin mà phải dùng các loại thuốc phối hợp như ampicillin/sulbactum hoặc amoxillin/clavulanic (bởi vì sulbactum hoặc clavulanic có vai trò ức chế enzym -lactamase) hoặc dựng nhúm cephalosporins hay những nhóm thuốc khác mà vi khuẩn nhạy cảm và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Trên thực tế, tốt hơn cả phải điều trị theo kháng sinh đồ hoặc nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và phải dùng đủ liều lượng. Dùng thuốc kháng sinh phù hợp, đủ liều lượng một cách khoa học không những diệt được vi khuẩn gây bệnh (điều trị nguyên nhân), ngăn chặn khả năng lan truyền tớnh khỏng thuốc giữa các vi khuẩn (qua plasmid do gen kháng thuốc nằm trên plasmid) cũng như khả năng lan

123

truyền vi khuẩn kháng thuốc mà còn hạn chế được hiện tượng đột biến gen gõy khỏng thuốc của vi khuẩn (là xu hướng tất yếu của chọn lọc tự nhiên).

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học phân tử của haemophilus influenzae typ b phân lập từ bệnh nhi viêm màng não dưới 5 tuổi và trẻ khỏe mạnh tại nhà trẻ, mẫu giáo (Trang 120 - 123)