1.2 Các thành phần của Kiểm soát nội bộ
1.2.2 Quy trình đánh giá rủi ro
Rủi ro là khả năng xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp, bao gồm mục tiêu chiến lược, mục tiêu tầm cao phù hợp với tầm nhìn doanh nghiệp, mục tiêu hệ thống thông tin tài chính, mục tiêu hoạt động và mục tiêu tuân thủ. Như vậy, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các rủi ro ở mọi hoạt động, do đó quy trình đánh giá rủi ro hiệu quả là quy trình có thể nhận diện được rủi ro, đánh giá được rủi ro thông qua mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra, từ đó có các quyết định thích hợp nhằm ứng phó với từng rủi ro. Thông qua quy trình đánh giá rủi ro, BGĐ lập các rủi ro cần được quản lý, giám sát.
Các rủi ro có thể phát sinh với doanh nghiệp thương mại dịch vụ như sau:
Một là, những thay đổi trong hành lang pháp lý, các cơ chế, chính sách của
18
thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, ... tác động không nhỏ đến hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm thay đổi danh mục rủi ro đã được xác định trước đó. Điển hình có thể kể đến sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 với các chế tài xử phạt mạnh tay khi người điều khiển phương tiện trong máu có nồng độ cồn và dịch corona bùng phát. Sự thay đổi này khiến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống bị lỗ nghiêm trọng do sụt giảm, thậm chí không doanh thu trong khi chi phí cố định vẫn phải chi trả, thực phẩm quá hạn phải bỏ đi, ... Doanh nghiệp gồng mình ứng phó với hàng loạt các rủi ro mới. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp thích ứng nhanh với môi trường, nâng cao được năng lực cạnh tranh nhờ giải pháp miễn phí vận chuyển đồ ăn tận nhà cho khách hàng.
Hai là, rủi ro hoạt động: Các hoạt động thường ngày luôn tiềm ẩn các rủi ro
cho dù bình thường hoạt động đó được cho là thành công. Ví dụ như hoạt động tiếp đón và chăm sóc khách hàng vô tình gây ra sự bất mãn của một khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến uy tín mà doanh nghiệp đã xây dựng được, tạo ra cuộc khủng hoảng.
Ba là, xác định sai đối tượng cung cấp dịch vụ: Dịch vụ cung cấp có tính cá
nhân nên dịch vụ phải cung cấp đúng đối tượng phục vụ mới được đánh giá có chất lượng và đem lại hiệu quả cao.
Bốn là, tăng trưởng nhanh: Nhu cầu trên thị trường tăng cao là cơ hội để
doanh nghiệp thương mại dịch vụ nắm bắt và tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên tăng trưởng nhanh khi chưa chuẩn bị thật kỹ, chưa lường được hết rủi ro có thể dẫn tới thiếu hụt nguồn vốn, mất cân đối dòng tiền, ví dụ như tăng trưởng nhưng không thu hồi kịp thời các khoản phải thu, chất lượng dịch vụ giảm sút, hệ thống sản xuất, chăm sóc khách hàng bị quá tải, .
Năm là, gia nhập thị trường muộn: Kinh doanh dịch vụ thường phải đi tiên
phong để tạo sự mới mẻ từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng của khách. Việc gia nhập thị
trường muộn nhưng dịch vụ không có sự khác biệt khiến doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh do khách hàng đã hình thành thói quen tiêu dùng, khó có thể thay đổi.
Sáu là, công nghệ mới: Công nghệ luôn được thay đổi để nâng cao năng suất, chất lượng trong ngành thương mại dịch vụ. Công nghệ mới sẽ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, nếu doanh nghiệp không thay đổi tương ứng sẽ bị thị trường đào thải. Việc áp dụng công nghệ mới khiến doanh nghiệp tiêu tốn nguồn vốn lớn để thay đổi cả hệ thống, mất nhiều thời gian cũng như chi phí đào tạo để hệ thống được vận hành trơn tru.
Bảy là, nhân sự mới: Người lao động mới cần thời gian để hiểu được đặc thù
kinh doanh, quyền hạn và nghĩa vụ tương ứng với công việc được giao, do đó dễ dẫn đến sai sót trong quá trình làm việc, cũng như tiến độ công việc không đạt được như các nhân sự cũ, dẫn tới hiệu suất, hiệu quả làm việc của chính nhân sự đó giảm, có thể ảnh hưởng dây chuyền đến nhân sự khác.
Tám là, hệ thống thông tin mới hoặc được chỉnh sửa: Nhân sự mất thời gian
làm quen và có thể thao tác sai, ... khi có hệ thống thông tin mới hoặc hệ thống thông tin được được sửa chữa, nâng cấp. Đồng thời, việc kiểm soát hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng, hệ thống xử lý dữ liệu sai, kéo theo thông tin đầu ra phản ánh sai, dẫn tới các quyết định không phù hợp, ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp;
Chín là, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới: Từng lĩnh vực, từng mô hình
kinh doanh đều có sự khác biệt riêng về đối thủ cạnh tranh, phân khúc khách hàng, nhà cung cấp, không thể áp dụng tương đồng từ hiện tại đã có. Khi phát sinh các dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới, doanh nghiệp cần tìm hiểu sự khác biệt giữa cái cũ và cái mới, từ đó đánh giá rủi ro có thể tác động đến KSNB.
Mười là, tái cơ cấu đơn vị: cơ cấu của một tổ chức bị thay đổi làm thay đổi
môi trường kiểm soát, có thể dẫn tới tụt giảm hoặc tăng nhân sự, cũng như thay đổi quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động kéo theo các rủi ro tương ứng.
Mười một là, mở rộng các hoạt động ở nước ngoài: Mỗi quốc gia có hành
lang pháp lý khác nhau đòi hỏi nhà quản lý phải thực sự am hiểu luật pháp để tránh xảy ra các rủi ro không tuân thủ chế độ. Ngoài ra, với nhiều địa điểm hoạt động, các doanh nghiệp cần phân công phân nhiệm hợp lý để tránh rủi ro biển thủ tài sản, ...
20
Mười hai là, áp dụng các quy định kế toán mới: Hệ thống văn bản pháp luật
liên quan kế toán, thuế, ... luôn đuợc thay đổi để ngày càng phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của môi truờng kinh doanh, dẫn tới doanh nghiệp có thể chua kịp lập và trình bày báo cáo theo quy định mới nhất.