Cơ quan Nhà nước không có trách nhiệm trong việc thiết kế, vận hành KSNB của từng doanh nghiệp, nhưng để các doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu
89
quả, hạn chế rủi ro thì các văn bản hướng dẫn về việc thiết kế, vận hành và đánh giá KSNB có một vai trò quan trọng. Hiện nay một số văn bản liên quan đến KSNB đã được nhà nước ban hành nhưng chưa hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng, vận dụng KSNB cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 với mục đích định hướng cho Kiểm toán viên độc lập đánh giá KSNB chứ chưa hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp thực hiện; thông tư số 13/2018/TT-BTC ngày 18/05/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với đặc thù khác biệt do với các doanh nghiệp. Do đó, Bộ Tài chính cần nghiên cứu và sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết việc thiết kế, vận hành và đánh giá KSNB để các nhà quản lý vận dụng vào doanh nghiệp.
Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu phải tăng cường việc giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức và tổ chức các hội thảo về KSNB giúp doanh nghiệp và các nhà quản lý nhận thức đẩy đủ hơn về tầm quan trọng, các lợi ích mang lại từ KSNB vững mạnh.
Dịch vụ thẩm mỹ là dịch vụ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng con người, trên thực tế nhiều bệnh nhân trong khi thực hiện dịch vụ thẩm mỹ đã bị tử vong hoặc xảy ra biến chứng do công tác quản lý các cơ sở thực hiện dịch vụ thẩm mỹ vẫn còn lỏng lẻo. Sở Y tế, Ủy ban Nhân dân các cấp và các đơn vị có chức năng cần tăng cường hoạt động kiểm tra cơ sở đăng ký kinh doanh các loại hình dịch vụ thẩm mỹ đảm bảo việc chấp hành pháp luật của các cơ sở trong quá trình hoạt động. Đặc biệt không để cơ sở thực hiện dịch vụ khi chưa được cấp phép từ đó xử lý sai phạm, thu hồi giấy phép kinh doanh đối với đơn vị không thực hiện đúng quy định, ngăn chặn nguy cơ mất an toàn cho người bệnh.