Hạn chế vốn có của KSNB

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤVÀ ĐÀO TẠO ANH VŨ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 39)

Như phần khái quát về KSNB mà tác giả đã đề cập, KSNB dù hiệu quả đến mức độ nào cũng chỉ đảm bảo đạt mục tiêu đề ra ở mức độ hợp lý do KSNB luôn tồn tại các hạn chế vốn có. Nguyên nhân của các hạn chế này có thể xuất phát từ:

Thứ nhất, xét trên nguyên tắc cân nhắc giữa lợi ích và chi phí, chi phí bỏ ra

cho KSNB không thể lớn hơn các lợi ích KSNB mang lại, do đó với các rủi ro có mức độ ảnh hưởng thấp, doanh nghiệp thường chấp nhận với rủi ro;

Thứ hai, danh mục rủi ro được quản lý dựa trên các rủi ro đã xảy ra trong quá

khứ, rủi ro dự kiến sẽ phát sinh, vì vậy chưa quản lý được các rủi ro bất thường, sai phạm đột xuất;

Thứ ba, KSNB được vận hành bởi con người, do đó hoạt động kiểm soát có

thể bị vô hiệu hóa khi có sự thông đồng hoặc bị BGĐ khống chế.

Thứ tư, sai phạm từ việc nhân sự không thận trọng khi làm việc, năng lực,

trình độ chuyên môn chưa đủ hay hiểu sai hướng dẫn dẫn của cấp trên luôn luôn có thể diễn ra, không thể loại trừ toàn bộ;

28

Thứ năm, môi trường, hoạt động kinh doanh luôn biến động nên có thể các

kiểm soát không còn phù hợp nên không còn được áp dụng;

Thứ sáu, chức năng của phần mềm máy tính giúp phát hiện và báo cáo về

giao dịch vượt hạn mức có thể bị khống chế hoặc vô hiệu hóa;

Cuối cùng, khi thiết kế và thực hiện các kiểm soát, BGĐ có thể thực hiện các

xét đoán về phạm vi, mức độ rủi ro mà họ quyết định chấp nhận.

về cơ bản, KSNB giúp các nhà quản lý ngăn ngừa, phát hiện rủi ro từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm đạt mục tiêu đề ra ở mức độ hợp lý. Do đó nhà quản lý phải thường xuyên xem xét, đánh giá KSNB để có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

KSNB được ví như là khung xương quyết định tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Công ty muốn phát triển vững mạnh thì cần phải xây dựng được KSNB hiệu quả để đạt được mục tiêu. Tác giả đã lựa chọn cơ sở lý luận theo VSA 315 và báo cáo COSO 2013 nhằm đánh giá KSNB của Công ty.

Tại chương 1, tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về KSNB bao gồm: - Khái niệm về KSNB và mục tiêu của KSNB;

- Năm thành phần quan trọng của KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, quy

trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và trao đổi thông tin, hoạt động kiểm soát và giám sát các kiểm soát;

- Các nguyên tắc trong thiết kế KSNB; - Hạn chế vốn có của KSNB.

Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, tại chương 2 tác giả tiến hành tìm hiểu Công ty để nghiên cứu thực trạng KSNB tại Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Đào tạo Anh Vũ, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm ở KSNB.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤVÀ ĐÀO TẠO ANH VŨ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w