Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB) (Trang 38 - 41)

Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng nhung lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới toàn bộ hoạt động của ngân

hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đó nói riêng. Những thay đổi và xu thế biến động của những nhân tố này có thể tạo ra cơ hội

phát triển nhưng cũng có thể gây ra rủi ro đáng kể đối với ngân hàng. Các nhóm

nhân tố khách quan ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng cá nhân, bao gồm:

Nhân tố khách hàng

- Nhu cầu của người đi vay là nhân tố quan trọng trong mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân và là nhân tố quyết định các hình thức cho vay tiêu dùng

của ngân hàng. Khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng là các cá nhân

và hộ

gia đình có nhu cầu rất đa dạng, từ nhu cầu thiết yếu đến nhu cầu cao hơn.

Đời sống con người ngày càng được nâng cao thì các nhu cầu về hàng

hóa cao

cấp càng lớn. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn phát triển sẽ xuất hiện

những nhu

cầu cần được tài trợ. Vần đề là phải phát hiện được nhu cầu nhanh nhất để

đáp ứng kịp thời vì những người đi đầu sẽ có ưu thế trong việc thu hút khách

28

khoản nợ đó. Đồng thời trình độ văn hóa của người đi vay có ảnh hưởng nhất định tới đặc điểm, đạo đức của người vay. Người có trình độ sẽ hiểu rõ và ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay một khoản tiền từ các tổ chức tài chính. Từ đó ý thức trả nợ được nâng lên, những rủi ro trong hợp đồng tín dụng có thể được hạn chế và cuối cùng là khả năng ngân hàng có được khoản vay chất lượng tốt tăng lên.

Như vậy có thể thấy khách hàng của ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho vay tiêu dùng. Vì vậy phải tăng cường thiết lập mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng, tăng cường thu hút khách hàng đồng thời chọn lọc khách hàng từ đó không ngừng phát triển hoạt động cho vay.

Môi trường kinh tế

Các nhân tố của môi trường kinh tế có tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của ngân hàng thương mại bao gồm: tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế; Sự ổn định về kinh tế; Chính sách đầu tư, tiết kiệm của Chính phủ; Thu nhập bình quân đầu người; Tỷ lệ xuất nhập khẩu; Tỷ giá hối đoái; Tỷ lệ lạm phát; Lãi suất...

Khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát và thất nghiệp tăng cao, môi trường kinh doanh không thuận lợi cũng làm ảnh hưởng tới các kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, do người dân có xu hướng giảm chi phí tiêu dùng, gia tăng tiết kiệm để đề phòng bất trắc trong tương lai, chính vì vậy nhu cầu vay tiền phục vụ tiêu dùng của người dân sẽ giảm.

Mặt khác khi nền kinh tế hưng thịnh, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt để thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Người dân sẽ kỳ vọng vào nền kinh tế nhiều hơn, họ cũng kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu hiện tại của họ nên họ sẽ gia tăng hoạt động vay tiêu dùng.

29

Môi trường văn hoá - xã hội

Hành vi tiêu dùng bị chi phối bởi các nhân tố văn hóa - xã hội, do đó nó cũng ảnh hưởng tới các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nhân tố văn hóa - xã hội được biểu hiện thông qua trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng, cất trữ tiền tệ cũng như sự hiểu biết của dân chúng về các sản phẩm dịch vụ cung cấp bởi Ngân hàng.

Môi trường pháp lý

Luật pháp chính là công cụ quản lý của nhà nước, chi phối mọi hoạt động của xã hội và nó đặc biệt quan trọng, cần thiết đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ của ngân hàng. Nó không chỉ đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà còn cho các khách hàng thực hiện giao dịch, cũng như sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Theo đó, các ngân hàng chịu sự giám sát của Nhà nước, tuân thủ theo các quy định của NHNN, luật các TCTD, luật đất đai, luật dân sự và các quy định khác...

Khi có sự thay đổi chính sách hay các quy định không rõ ràng, chặt chẽ, có nhiều kẽ hở thì sẽ gây khó khăn trong hoạt động CVTD cũng như ảnh hưởng đến chất lượng CVTD của Ngân hàng. Trái lại, nếu môi trường pháp lý ổn định, các văn bản pháp luật đầy đủ, đồng bộ sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của dân cư, điều này sẽ giúp tăng quy mô hoạt

động CVTD của ngân hàng.

Môi trường chính trị, văn hóa - xã hội:

- Môi trường chính trị ổn định là yếu tố cơ sở để hoạt động CVTD phát triển. Nếu xã hội bất ổn sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng,

khi đó

việc thu hồi nợ của Ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

- Những yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội như thói quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí, thị hiếu. ảnh hưởng

30

thuộc hay xa lạ, an toàn hay không an toàn, thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân cu cũng là yếu tố có tác động phát triển hoặc hạn chế các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, trong đó có hoạt động CVTD.

Đối thủ cạnh tranh

Ngân hàng cũng nhu doanh nghiệp, hoạt động trong môi truờng cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Những hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng có ảnh huởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng, nhất là khi các ngân hàng cùng cung cấp một sản phẩm, cùng huớng vào một đối tuợng khách hàng mục tiêu trên cùng địa bàn hoạt động. Thị truờng ngân hàng càng sôi động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt. Kết quả là ngân hàng càng ngày càng chi nhiều tiền cho các hoạt động nghiên cứu cấu trúc thị truờng và hành vi của các ngân hàng trên thị truờng, nghiên cứu hành vi cụ thể của từng đối thủ cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn,...) nhằm có thể chủ động đua ra một chiến luợc cạnh tranh năng động và hiệu quả.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khách quan khác ảnh huởng đến hoạt động CVTD nhu: Thiên tai, dịch bệnh, tai nạn,... Những nhân tố này, con nguời không thể chủ động phòng tránh đuợc.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB) (Trang 38 - 41)