Tăng cường công tác kiểm tra sau giải ngân, quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB) (Trang 125 - 127)

. 1 BĐS Bất động sản

3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra sau giải ngân, quản trị rủi ro tín dụng

Tăng cường công tác kiểm tra sau giải ngân

Kiểm tra sau giải ngân là một khâu quan trọng của thực hiện quy trình tín dụng, điều này càng quan trọng đối với CVTD. Bởi đặc điểm các món vay tiêu dùng cá nhân thường phát sinh không thường xuyên, các món vay thường xảy ra một lần và kéo dài nên công tác kiểm tra sau và thăm hỏi khách hàng của chi nhánh đã không thực hiện được thường xuyên liên tục. Việc kiểm tra

107

đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng như phát hiện sớm dấu hiệu bất thường về khả năng tài chính và các nhu cầu mới của khách hàng. Đồng thời, việc thường xuyên thăm hỏi khách hàng cũng sẽ là một kênh thông tin phản hồi rất chính xác về chất lượng và vị thế sản phẩm của chi nhánh. Các thông tin này sẽ giúp ích cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ và làm cơ sở để mở rộng CVTD cũng như nâng cao chất lượng của các khoản vay, tránh thất thoát rủi ro cho ngân hàng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng cần phải có một bộ phận chuyên làm công tác kiểm tra sau, bộ phận này sẽ phải kết hợp với cán bộ quan hệ khách hàng trực tiếp làm việc với khách hàng đó, để trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, thì bộ phận này sẽ kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, và định kỳ tới hạn trả nợ lãi và gốc thì khách hàng có nghiêm chỉnh chấp hành không. Nếu như khi kiểm tra có dấu hiệu khả nghi về khả năng trả nợ của khách hàng, thì cần phát hiện sớm để thực hiện nhắc nhở khách hàng thông qua điện thoại, email, fax.. hoặc có các biện pháp xử lý khác kịp thời. Qua đó làm nâng cao chất lượng tín dụng, cũng như tránh được rủi ro cho ngân hàng.

Tiếp tục tăng cường năng lực quản lý rủi ro

Quản lý về nguồn nhân lực

- Bố trí cán bộ đủ điều kiện về chuyên môn, kinh nghiệm, bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực chuyên môn và bố trí cán bộ đáp ứng đủ với yêu cầu công việc. Việc xây dựng nguồn cán bộ cho ngân hàng phải được tiến hành trên cơ sở đánh giá khách quan về năng lực, phẩm chất của cán bộ thể hiện qua chất lượng, hiệu quả hoàn thành công việc đang đảm nhiệm, khả năng phát triển nhưng đồng thời phải phù hợp với yêu cầu công việc thực tế để tránh lãng phí về nguồn lực lao động.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ gắn liền với việc đào tạo cho cán bộ hiểu rõ quy trình nghiệp vụ, thực hiện thao tác đúng theo quy trình, hạn chế rủi ro cho MB

108

Quản lý về hệ thống công nghệ thông tin

- Đảm bảo các sự cố máy tính, phần mềm không xảy ra và luôn chuẩn bị phuơng án xử lý kịp thời để không gây ảnh huởng, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của chi nhánh, điều này sẽ ảnh huởng đến chất luợng dịch vụ của MB.

Kiểm tra giám sát đạo đức cán bộ

Trong hoạt động CVTD cần phải đặc biệt quan tâm đến rủi ro đạo đức của cán bộ trong quá trình tác nghiệp. Rủi ro này xảy ra không nhiều, tuy nhiên lại gây ra tổn thất nặng nề cả về vật chất lẫn uy tín cho ngân hàng. Để hạn chế tối đa rủi ro đạo đức cán bộ, cần tăng cuờng kiểm soát chặt chẽ công tác nhân sự, phát hiện những vấn đề bất thuờng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Kiểm tra, giám sát tính tuân thủ quy trình nghiệp vụ

Kiểm tra, kiểm soát thuờng xuyên, liên tục tính tuân thủ nghiệp vụ của cán bộ: Tăng cuờng công tác kiểm tra kiểm soát quy trình nghiệp vụ của cán bộ trong khi tác nghiệp nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Thuờng xuyên đào tạo lớp học nâng cao nghiệp vụ chuyển môn của cán bộ

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB) (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w