Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB) (Trang 124 - 125)

. 1 BĐS Bất động sản

3.2.7. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm

Marketing là công tác không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngân hàng cũng vậy, muốn mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng thì hoạt động Marketing là không thể thiếu. MB nên thành lập phòng Marketing để nghiên cứu thị trường, đồng thời phối hợp các phòng ban khác để quảng bá hình ảnh của ngân hàng, giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng đến đông đảo người tiêu dùng. Việc thực hiện hoạt động Marketing là hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiên cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay. Có rất nhiều hình thức Marketing có thể thực hiện để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng như: quảng cáo, tuyên truyền, tổ chức hội nghị, hội thảo khuyến mại, marketing trực tiếp, tham gia các hoạt động từ thiện, tài trợ...

Các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động Marketing gồm:

- Đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu hình ảnh của MB, cũng như giới thiệu cụ thể từng sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng, dưới các hình thức phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu và đem lại hiệu quả tích cực như niêm yết bảng thông tin, phát tờ rơi, băng rôn, tài liệuvà hình ảnh của các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngay tại nơi giao dịch.

- Ngân hàng cần quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, tạp chí, báo chuyên ngành để thu hút nhiều sự quan tâm của độc giả ở mọi tầng lớp ngành nghề, địa vị xã hội.

- Tổ chức các đợt khuyến mại, tích lũy điểm đổi quà tặng, tặng quà tri ân

cho khách hàng có giao dịch lâu năm với ngân hàngthông qua một số dịp như nhân ngày thành lập ngân hàng, ngày 8/3, ngày 20/10, ngày sinh nhật của khách hàng...

- Giao dịch giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng phải tạo không khí niềm nở, nhiệt tình, chu đáo, tôn trọng khách hàng. Nhân viên ngân hàng phải

106

tạo dựng hình ảnh của ngân hàng mình thông qua cách ăn mặc, cử chỉ, lời nói, sự tự tin chuyên nghiệp trong việc giải quyết các thủ tục cho khách hàng.

- Thực hiện Marketing trực tiếp như: gửi thư, tờ rơi, gửi lời giới thiệu về ngân hàng và các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng tới từng khách hàng, giải đáp các thắc mắc của khách hàng qua truyền thanh, truyền hình, điện thoại. Cán bộ chi nhánh có thể đến cơ quan, đơn vị, tổ chức các buổi hội thảo cho tất cả những người có nhu cầu vay vốn, thực sự quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng để tuyên truyền, phổ biến, giải đáp thắc mắc về nghiệp vụ, quy trình và điều kiện cho vay, tìm hiểu được những nhu cầu đa dạng phong phú. Đồng thời tiếp thu những ý kiến đóng góp của khách hàng để khắc phục những hạn chế, hoàn thiện dịch vụ.

- MB cũng cần phải chú trọng đến nhân tố con người trong hoạt động Marketing, cần mở rộng và nâng cao công tác đào tạo cán bộ về Marketing ngân

hàng. Ngân hàng có thể liên kết với các trường đại học khối kinh tế đưa nội dung

Marketing ngân hàng vào giảng dạy sâu hơn. Cùng với đó, ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng, mời các chuyên gia Marketing giỏi về giảng dạy, cử các cán bộ có kinh nghiệm về Marketing theo học những khóa đào tạo chuyên ngành Marketing ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB) (Trang 124 - 125)