Sự cần thiết của hoạt động chi trả bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬICỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Hoạt động chi trả ra đời nhằm hạn chế các diễn biến tiêu cực khi TCTD đổ vỡ cũng như giảm thiểu được những tổn hại khi TCTD đổ vỡ gây ra. Sau đây là các ảnh hưởng chính của hiện tượng TCTD đổ vỡ:

- Rút tiền hàng loạt: NGT nhận thức rằng khi một TCTD phá sản thì người rút tiền đầu tiên sẽ không bị mất tiền của họ, những người chậm trễ sẽ mất đi một phần tiền của mình do TCTD không còn đủ tiền. Chính vì vậy họ đổ xô ra TCTD rút tiền hàng loạt gây ra tình trạng mất ổn định.

- Tính lan truyền: Sự lan truyền có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Lan truyền trực tiếp xảy ra khi TCTD đổ vỡ có những mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức khác ví dụ như các giao dịch nghiệp vụ, các hoạt động góp vốn, cổ phần,... Lan truyền gián tiếp xảy ra khi một TCTD đổ vỡ, NGT và các tổ chức sẽ có tâm lý e ngại khi tham gia vào các giao dịch đối với

TCTD khác mà họ cho rằng cũng sẽ bị chịu tổn hại. Ví dụ: Khi ngân hàng Baring sụp đổ, một loạt các ngân hàng khác đều báo cáo rằng họ phải đối mặt với việc rút tiền mặc dù không có bằng chứng nào cho rằng họ sẽ bị đổ vỡ như Baring.

- Chi phí xử lý đổ vỡ: Chi phí dành cho xử lý đổ vỡ có thể đo lường được bằng số liệu và thường là rất lớn. Nghiên cứu của Caprio (1996) tại 14 quốc gia cho thấy các nước này phải chi hơn 10% GDP cho việc xử lý ngân hàng đổ vỡ. Khủng hoảng 1980 tại Mỹ, tổn thất ước tính từ 2-4% GDP. Trường hợp Credit Lyonnais gây tổn thất 2% GNP. Nghiên cứu của Honohan (1996) đánh giá chi phí xử lý khủng hoảng tại các nước đang phát triển là $250 tỷ. Lindgren et al (1995) chỉ ra rằng 3/4 thành viên của mình đối mặt với những tổn thất nghiêm trọng tại khu vực ngân hàng và 1/3 thành viên coi đó là khủng hoảng. Một phần của chi phí xử lý của các cuộc khủng hoảng này đều xảy ra tại hệ thống TCNH và ngân sách chính phủ phải chi ra là rất lớn.

- Sự bất ổn định của hệ thống tài chính: Ngoài tác động trực tiếp của tình trạng bất ổn tài chính trong hoạt động kinh tế, còn có hậu quả gián tiếp cho sự phát triển tiềm năng dài hạn khi các tổ chức trung gian tài chính yếu kém. Khi người cho vay mất niềm tin vào sự ổn định liên tục của các tổ chức mà họ đã đầu tư, họ sẽ tìm cách giới hạn các giao dịch và đặt tài sản của họ ở nơi khác. Thậm chí họ có thể lựa chọn dùng tiền cho việc tiêu dùng thay vì tiết kiệm hoặc có thể đặt tiền của họ trong những tài sản không sinh lời an toàn. Hậu quả của việc này là ngân hàng không huy động được tiền gửi và kéo chậm lại nền kinh tế.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬICỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM (Trang 26 - 27)