Thứ nhất, BHTGVN có thể rút ngắn thời gian chi trả thực tế kể từ khi phát sinh NVCT xuống còn 30 ngày làm việc vào năm 2025 và 15 ngày làm việc vào năm 2030.
Thứ hai, BHTGVN có thể xây dựng và áp dụng kế hoạch chi trả đáng tin cậy. Để đảm bảo thời gian chi trả theo quy định, BHTGVN cần có kế hoạch chuẩn bị trước chi trả, kế hoạch này phải được xây dựng trong giai đoạn KSĐB, trước khi phát sinh NVCT. Khi phát sinh NVCT thì kế hoạch này có thể hoàn toàn được triển khai thực hiện ngay lập tức.
Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất quy định việc BHTGVN thực hiện tạm ứng, tạm thời chi trả hay chi trả khẩn cấp một phần trong trường hợp cần giảm bớt căng thẳng đối với NGT.
Thứ tư, tăng cường năng lực tài chính và các nguồn vốn cần thiết để thực hiện hoạt động chi trả ngay lập tức; nghiên cứu, để đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xây dựng cơ chế tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ và bổ sung hình thức vay khẩn cấp từ NHNNVN trong tình huống nguồn vốn của BHTGVN tạm thời không đủ chi trả.
Thứ năm, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa các hình thức và phương thức chi trả, đổi mới hệ thống CNTT hiện đại vào hoạt động chi trả, ứng dụng có hiệu quả hệ thống thông tin dữ liệu về tiền gửi.
Thứ sáu, triển khai mạnh mẽ hoạt động phổ biến tuyên truyền chính sách BHTG, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 có 45% - 50% số lượng NGT nắm bắt được các nội dung cốt lõi của chính sách BHTG.
Thứ bảy, tăng cường, đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ đảm bảo tham gia có hiệu quả vào hoạt động chi trả.