Đối với Chính phủ và Quốc hội

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬICỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM (Trang 94 - 100)

Một là, hiện tại ở Việt Nam chưa có khái niệm chính thức về mạng ATTC nên ngoài quy định pháp luật về việc chia sẻ thông tin giữa BHTGVN và NHNNVN, hiện chưa có quy định chia sẻ thông tin với các cơ quan khác trong mạng ATTC. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền cần

quy định rõ các thành viên trong Mạng ATTC và vai trò, cơ chế phối hợp của các cơ quan này.

Hai là, quy định của pháp luật cần linh động hơn trong việc điều chỉnh hạn mức chi trả nhằm ứng biến với những tình huống bất ngờ của khủng hoảng tài chính. Ngoài ra, cùng với biện pháp nâng HMCT, Nhà nước còn cần triển khai các biện pháp khác như tăng thẩm quyền hỗ trợ tài chính cho BHTGVN nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu như sẵn sằng chi trả cho TCTGBHTG quy mô lớn, phòng tránh các đổ vỡ lan truyền, khuyến khích tiết kiệm, tăng trưởng tín dụng, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Ba là, việc ban hành Luật BHTG năm 2012 là một dấu mốc quan trọng nhằm tạo khung pháp lý giúp BHTGVN hoạt động hiệu quả, tiếp tục là tổ chức tin cậy của NGT và đảm bảo hệ thống các ngân hàng hoạt động ổn định. Do đó, các văn bản hướng dẫn Luật cần được ban hành và các nội dung liên quan tới nghiệp vụ BHTG cần được quy định cụ thể để hoạt động BHTG ngày càng hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi Luật TCTD sửa đổi, bổ sung đã có hiệu lực, cần thiết phải sửa đổi Luật BHTG để làm rõ nhiệm vụ tham gia xử lý của BHTGVN trong quá trình tái cơ cấu và xử lý các TCTD yếu kém.

(1) Quy định việc bảo vệ pháp lý cho cán bộ của TCBHTG trước những nguy cơ bị kiện vì các quyết định và những hành động, hoặc thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Theo kinh nghiệm quốc tế, cần có quy định pháp lý rõ ràng về vấn đề bảo vệ pháp lý đối với cán bộ thực hiện nghiệp vụ. Để đảm bảo nguồn nhân lực cũng như chất lượng cán bộ tham gia quá trình chi trả cho NGT, cần có quy định về miễn trách nhiệm đối với người tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình chi trả.

(2) Quy định cơ chế tạm ứng, tạm thời hoặc chi trả một phần trong trường hợp khẩn cấp: Cần có quy định cho BHTGVN được tạm ứng chi trả

trước, tạm thời hoặc chi trả khẩn cấp một phần trong trường hợp có thể làm giảm bớt căng thẳng đối với NGT. Các quy định này phải được nghiên cứu để đưa vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật BHTG.

(3) Quy định cơ chế tạo nguồn tài chính

- Nguồn thu từ phí BHTG phải được tăng trưởng hợp lý, thu phí theo mức độ rủi ro;

- Nguồn thu từ lãi đầu tư vốn nhàn rỗi;

- Nguồn bổ sung từ tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách Nhà nước hoặc vay của TCTD, tổ chức khác có sự bảo lãnh của Chính phủ;

- Tiếp nhận từ nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Nguồn vay từ NHNNVN (bằng hạn mức vay đặc biệt).

Hiện nay nguồn tiền BHTGVN chi trả cho NGT tại QTDND được KSĐB lấy từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ và tạm thời có thể đáp ứng được trong điều kiện, số lượng QTDND; tuy nhiên, trong trường hợp nếu phải chi trả cho TCTGBHTG là các NHTM lớn hoặc nhiều NHTM trong thời điểm gần nhau, BHTGVN không đủ nguồn vốn để chi trả. Vì vậy, nội dung cơ chế tài chính đặc thù phù hợp với mục tiêu hoạt động của BHTGVN cần được quy định rõ ràng trong văn bản luật.

(4) Quy định việc xử lý tài sản, hỗ trợ quá trình thanh lý

Luật BHTG 2012 quy định “Tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với số tiền bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm tiền gửi” và “tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ” [17]. Tuy nhiên, đến nay Chính phủ chưa có quy định rõ vai trò của BHTGVN trong quá trình giải quyết ngân hàng phá sản. Cơ chế chuyển tiếp để xử lý thu hồi tài sản, thu hồi nợ sau chi trả cũng chưa có quy định cụ thể. Để việc thu hồi

tài sản, thu hồi nợ sau chi trả được thuận lợi, tăng cường năng lực tài chính cho BHTGVN, pháp luật cần có quy định đồng bộ, cụ thể về cơ chế này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương cuối, tác giả đã làm rõ các nội dung sau:

Một là, định hướng phát triển hoạt động chung và định hướng hoàn

thiện hoạt động chi trả của BHTGVN giai đoạn đến năm 2025 tích cực, hiệu quả và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế quốc tế

Hai là, những giải pháp trong chương này hướng tới các quy định

thống nhất về việc cung cấp dữ liệu tiền gửi; sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng nghiệp vụ và các Chi nhánh trong nội bộ BHTGVN và giữa BHTGVN với các tổ chức bên ngoài; giải pháp hiện đại hóa hoạt động chi trả bằng công nghệ tin học nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai hoạt động chi trả.

Ba là, các kiến nghị với các cấp, Bộ ngành, đơn vị liên quan trong việc

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Hoạt động chi trả bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam” đã giải đáp nội dung cụ thể cho ba câu hỏi nghiên cứu ở

phần mở đầu:

Một là, đề tài đã làm sáng tỏ các tiêu chí để đánh giá một cách khách quan các điều kiện ảnh hưởng tới hoạt động chi trả của BHTGVN. Ngoài ra, các bài học kinh nghiệm cũng được rút ra từ thực tế triển khai hoạt động chi trả tại một số quốc gia để củng cố cho mục tiêu hoàn thiện hoạt động này ở Việt Nam.

Hai là, trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai hoạt động chi trả của BHTGVN từ 2001 đến nay, đề tài đánh giá được tình hình và mức độ hoàn thiện của hoạt động chi trả trong bảo vệ quyền lợi của NGT; chỉ ra được những

điều kiện ảnh hưởng kết quả hoạt động và nguyên nhân của những mặt hạn chế

từ thực tế triển khai hoạt động này, là cơ sở để đề xuất giải pháp khắc phục.

Ba là, đề tài đã đưa ra 07 nhóm giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn, hạn chế khi thực hiện hoạt động chi trả; đồng thời đề xuất các kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhằm phát huy vai trò và thúc đẩy hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ này của BHTGVN.

Đề tài được nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hoạt động chi trả của BHTGVN một cách hiệu quả đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thực thi hiệu quả chính sách BHTG nhằm bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của NGT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm, Hà Nội. 2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2008), Vai trò của tổ chức Bảo hiểm tiền

gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội, Hà Nội.

3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2016), Quyết định số 807/QĐ-BHTG ban hành Quy chế chi trả tiền gửi, ban hành ngày 19/10/2016, Hà Nội.

4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2016), Hướng dẫn số 1316/HD-BHTG hướng dẫn thực hiện chi trả tiền gửi, ban hành ngày 20/12/2016, Hà Nội.

5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2017), Quyết định số 2252/QĐ-BHTG ban hành Quy chế thông tin báo cáo về tiền gửi, ban hành ngày 15/12/2017, Hà Nội.

6. Nguyễn Xuân Bắc (2017), Hoạt động chi trả bảo hiểm tiền gửi của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

7. Chính phủ (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi,

ban hành ngày 01/9/1999, Hà Nội.

8. Chính phủ (1999), Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ban hành ngày 09/11/1999, Hà Nội.

9. Chính phủ (2005), Nghị định số 109/2005/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, ban hành ngày 24/8/2005, Hà Nội. 10.Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài

11.Nguyễn Thị Thái Huy (2010), Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

12.Bùi Thu Hương (2010), Hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

13.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 34/2016/TT-NHNN quy định việc cung cấp thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ban hành ngày 28/12/2016, Hà Nội. 14.Nguyễn Đăng Quân (2018), Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp

luật Việt Nam từ thực tiên các ngân hàng thương mại”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

15.Liên Hương - Hải Yến (2016), “Những thay đổi trong nguyên tắc chi trả bảo hiểm tiền gửi hiệu quả và khuyến nghị với Việt Nam”, trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

16.Nguyễn Thị Kim Oanh (2016), “Việt Nam: Công cụ bảo hiểm tiền gửi hiệu quả cần được phát huy tối đa”, trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

17.Quốc hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, ban hành ngày 18/6/2012, Hà Nội.

18.Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14, ban hành ngày 20/11/2017, Hà Nội. 19.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1394/2013/QĐ-TTg về

thành lập BHTGVN và Quy định chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN,

ban hành ngày 13/8/2013, Hà Nội.

20.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1395/2013/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN, ban hành ngày 13/8/2013, Hà Nội.

21.Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 527/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTG Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TTg, ban hành ngày 01/04/2016, Hà Nội.

22.Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm, ban hành ngày 15/06/2017, Hà Nội.

23.Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 986/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 08/08/2018, Hà Nội.

Tiếng Anh

24.IADI (2011), General Guidance for Developing Differential Premium Systems, IADI, Switzerland.

25.IADI (2012), Enhanced Guidance Paper for Deposit Insurance Systems - Reimbursement Systems and Processes, IADI, Switzerland.

26.IADI (2014), Core Principles for Effective Deposit Insurance Systems, IADI, Switzerland.

27.PIDM (2014), Deposit Insurance and Consumer Protection - Governor, Malaysia.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬICỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w