Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬICỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM (Trang 38)

1.3.1. Kinh nghiệm một số tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong hoạt động chi trả

1.3.1.1. Kinh nghiệm xử lý dữ liệu tiền gửi từ PIDM

PIDM ra đời từ năm 2005. PIDM nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chi trả cho NGT ngay lập tức và chính xác khi ngân hàng bị đổ vỡ. Chính vì vậy, PIDM đã liên tục hoàn thiện chức năng chi trả và áp dụng các giải pháp nhằm ứng phó với những thách thức thường gặp đối với một hệ thống chi trả, cụ thể:

(1) Tiếp cận thông tin dữ liệu về NGT

PIDM có thẩm quyền tiếp cận thông tin hiệu quả nhanh chóng bao gồm: quyền truy cập thông tin NGT không bị giới hạn; ban hành quy định chi

trả để tạo điều kiện cho hoạt động chi trả; kiểm tra trước các khoản tiền gửi ngân hàng khi chuẩn bị thực hiện chi trả... Việc này giúp cho PIDM có đủ thời gian để xác định các nguồn lực cần thiết nhằm sẵn sàng thực hiện chi trả, đưa ra các chiến lược truyền thông, chuẩn bị và hoàn thành chi trả.

(2) Hệ thống CNTT và kế hoạch chi trả phù hợp

- PIDM đã xây dựng chiến lược tổng hợp, các chính sách, quy trình và thủ tục để thực hiện hoạt động chi trả. Ngoài ra, PIDM định kỳ có bài tập giả định và bài tập xác thực thông tin tiền gửi, tập huấn và đào tạo phát triển nhân lựccũng như đánh giá các chính sách và quy trình thủ tục.

- PIDM đã xây dựng một hệ thống CNTT phục vụ cho hoạt động chi trả

hoàn toàn tự động và tích hợp với các module chức năng cụ thể:

+ Hệ thống quản lý thông tin các khoản tiền gửi của NGT (DLIMS) nhằm xử lý dữ liệu tiền gửi, từ đó tạo ra danh sách cuối cùng để thực hiện chi trả cho NGT;

+ Hệ thống đăng ký sản phẩm (PRS) lấy thông tin về tất cả các loại tiền gửi từ các ngân hàng. PRS cũng là nơi lưu trữ các loại tiền gửi có xác nhận của PIDM có đủ điều kiện để được BHTG. PIDM và các ngân hàng có thể truy cập trực tuyến vào PRS bất kỳ lúc nào để xác nhận danh sách các khoản tiền gửi.

+ Hệ thống quản lý hỗ trợ NGT (DSMS) tương tác với DLIMS để cho phép các trung tâm hỗ trợ khách hàng có thể truy cập thông tin của NGT.

+ Hệ thống quản lý chi trả (PPMS) chi trả thông qua các phương thức thanh toán khác nhau, ví dụ như thanh toán bằng séc, chuyển tiền gửi sang một ngân hàng khác để thực hiện thanh toán, và thanh toán thông qua máy rút tiền tự động của hệ thống.

+ Hệ thống quản lý yêu cầu (RMS) tương tác với DSMS, PPMS và DLIMS, sẽ xử lý các yêu cầu hoặc truy vấn từ NGT thông qua DSMS / Trung

tâm hỗ trợ. Hệ thống này sẽ ghi nhận, theo dõi và cập nhật tình trạng của những yêu cầu cho DSMS ở từng giai đoạn. Tùy thuộc từng loại yêu cầu, sau khi Nhóm quản lý khiếu nại xác minh và nghiên cứu, yêu cầu sẽ được chuyển đến DLIMS để tính toán lại khoản tiền được bảo hiểm hoặc sẽ được dẫn đến PPMS để đề nghị cấp lại khoản tiền bảo hiểm.

Với hệ thống CNTT hỗ trợ chi trả tiến tiến đang tiếp tục được phát triển và việc quy định các TCTGBHTG cung cấp thông tin chi tiết về tiền gửi cho PIDM đã tạo cơ chế để PIDM luôn luôn sẵn sàng ứng phó với những trường hợp bất thường xảy ra, giúp hoạt động chi trả nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.

(3) Xác định yêu cầu chi trả của NGT và các khoản vay/ khoản nợ liên quan

Tại PIDM, các quy định bảo hiểm được thiết kế với nội dung đơn giản, cụ thể:

- Không yêu cầu về bù trừ;

- Yêu cầu các ngân hàng tính lãi hàng ngày;

- Không phân tách các tài khoản đồng sở hữu. PIDM quy định các tài khoản đồng sở hữu là những loại tiền gửi tách biệt và khác nhau. Chi trả được thực hiện theo tên đồng sở hữu của NGT như quy định trong tài khoản đồng sở hữu;

- Yêu cầu các ngân hàng sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu để lưu trữ thông tin tài khoản ủy thác, bao gồm người hưởng lợi và thứ tự kế thừa và cập nhật những dữ liệu này theo định kỳ.

1.3.1.2. Kinh nghiệm triển khai hoạt động chi trả và xử lý ngân hàng từ PDIC PDIC được thành lập vào tháng 06/1963, là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. PDIC đã đã tiến hành chi trả cho 688 TCTD bị đổ vỡ (tính đến 12/2016), 06 lần điều chỉnh hạn mức BHTG. Hiện tại, PDIC cung cấp hạn mức chi trả tối đa 500.000 PHP (khoảng 10.000 USD) cho mỗi NGT tại mỗi

ngân hàng. Nguồn vốn của PDIC từ số tiền phí thu được từ các ngân hàng thành viên, ngoài ra PDIC còn được cấp vốn từ chính phủ, vay từ NHTW Phillipines, và vay từ các ngân hàng khu vực tư nhân nếu cần. PDIC có thể phát hành trái phiếu hoặc các loại nghĩa vụ khác để chi trả cho NGT, dưới sự đồng ý của Tổng thống

Vai trò của PDIC trong mạng ATTC tại Philippines được thể hiện rõ nét PDIC được trang bị đầy đủ thẩm quyền để thực hiện cơ chế BHTG, quản lý tiếp

nhận và thanh lý, giám sát và kiểm tra an toàn các ngân hàng, PDIC đã và đang

đóng góp nhiều công sức trong việc cải thiện hoạt động của hệ thống TCNH, nâng cao kỷ luật thị trường và hỗ trợ các ngân hàng phát triển bền vững.

- Về hoạt động chi trả BHTG: PDIC xác định sự thuận tiện của NGT là một trong những ưu tiên hàng đầu, do đó PDIC đã:

i) Thường xuyên cải tiến quy trình chi trả; PDIC tiến hành chi trả trong 09 ngày từ thời điểm tiếp quản ngân hàng;

ii) Tiếp nhận khiếu nại và xử lý yêu cầu của NGT theo đúng quy định. Phòng giải quyết yêu cầu chi trả của PDIC sẽ tiếp nhận yêu cầu bồi hoàn của NGT. Nhân viên sẽ kiểm tra tính tuân thủ và hợp lệ của các loại giấy tờ liên quan và quyết định chấp nhận hoặc từ chối chi trả. Bộ phận này cũng xác định phương án vốn chi trả và phương thức trả tiền mặt hoặc séc;

iii) Phân loại danh sách chi trả cho NGT;

iv) Thực hiện chi trả bằng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như thanh toán tại trụ sở của PDIC (Home Office Claims Settlement - HOCS) hoặc Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng (Public Assistance Center - PAC), thanh toán trong hoạt động chi trả tại địa bàn và thông qua các lệnh chuyển tiền... Bên cạnh đó, Nhóm Quản lý dự án được PDIC thành lập với mục tiêu áp dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động dự án nhằm giải quyết chi trả BHTG. Kết thúc chi trả, nhóm Quản lý dự án sẽ cùng nhau

trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn mà nhóm gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện dự án và đề xuất cải thiện quy trình chi trả trong thời gian nhanh nhất.

- Về hoạt động thanh lý và quản lý tài sản: NHTW là cơ quan quyết định việc đóng cửa các ngân hàng tại Philippines. PDIC có nhiệm vụ giải quyết, tiếp nhận và thanh lý những tài sản của các ngân hàng bị đóng cửa thông qua các cơ chế, biện pháp xử lý khác nhau trong đó đấu giá công khai là cơ chế mặc định. PDIC cũng trực tiếp thu thập, đánh giá và quản lý các khoản nợ của ngân hàng. Quá trình thanh lý tài sản bắt đầu sau một ngày khi có quyết định của NHTW. Thông thường, quá trình thanh lý tài sản có thể kéo dài từ 3-5 năm đối với một ngân hàng. Tòa án địa phương nơi ngân hàng bị đóng cửa sẽ phối hợp với PDIC để xử lý tài sản.

1.3.1.3. Kinh nghiệm từ hoạt động chuẩn bị chi trả của CDIC

CDIC được thành lập từ năm 1967 và đã thực hiện chi trả cho 43 ngân hàng đổ vỡ tính đến 12/2016. CDIC được cấp vốn thông qua việc thu phí BHTG , được tiếp cận các quỹ của chính phủ cũng như vay từ các thị trường tài chính. CDIC có nguồn nhân lực chuyên phục vụ quá trình chi trả, tuy nhiên đôi khi CDIC cũng thuê chuyên gia bên ngoài để thực hiện nghiệp vụ kế toán chi tiết và hệ thống thông tin liên quan tới quá trình chi trả.

CDIC đã xây dựng một tài liệu hướng dẫn can thiệp cho các định chế tài chính, cung cấp khung khổ pháp lý để đối phó hiệu quả với các trường hợp có thể gây mất ổn định tới một tổ chức tài chính. Việc phối hợp hiệu quả và chặt chẽ giữa CDIC và các thành viên trong mạng ATTC cũng tạo điều kiện giúp quá trình xử lý được hiệu quả, an toàn và rút gọn thời gian chi trả.

Trước khi ngân hàng bị đóng cửa, CDIC thực hiện kiểm tra đặc biệt và trù bị, đánh giá các chiến lược xử lý tiềm năng và đảm bảo có đủ nguồn vốn cho kế hoạch xử lý được chọn. CDIC tiến hành xác minh, tổng hợp và thanh

toán cho các tài khoản tiền gửi ngay khi ngân hàng bị đóng cửa. Trong quá trình chi trả, NGT có thể yêu cầu thanh toán trước khoản tiền gửi của họ, những yêu cầu này được đối chiếu với hồ sơ của ngân hàng, và CDIC quyết định chấp thuận hoặc từ chối yêu cầu.

CDIC lấy dữ liệu từ ngân hàng đổ vỡ từ thời điểm đóng cửa và tính toán tiền gửi. Phụ thuộc vào mức độ hoàn chỉnh và chính xác của sổ sách ngân hàng mà quá trình này có thể tốn khá nhiều thời gian. Trước khi tiến hành chi trả, CDIC xác định các khoản bù trừ nếu NGT có khoản nợ tại ngân hàng hoặc các lý do khác. Việc thanh toán có thể được thực hiện thông qua séc hoặc chuyển khoản tiền gửi sang một ngân hàng. CDIC sẽ tiến hành kiểm toán độc lập quá trình chi trả phục vụ mục đích kiểm soát và là bằng chứng để gửi tới tổ chức thanh lý.

Sau khi ngân hàng bị đóng cửa, CDIC nhanh chóng gửi thư cho NGT thông báo quá trình chi trả và thời gian chi trả dự kiến. Một lá thư thứ hai được gửi thông báo chi tiết tiền gửi sẽ được chuyển sang một tổ chức khác hoặc được thanh toán bằng séc. Cuối cùng, một thông báo sẽ được gửi tới tất cả NGT khi số dư tài khoản của họ được chi trả.

1.3.2.Bài học cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Hệ thống BHTG hiệu quả phải cho phép NGT tiếp cận tiền gửi của họ một cách nhanh chóng, ngăn ngừa tâm lý hoảng loạn, và giúp ổn định tài chính. Điều này cũng thể hiện tính hiệu quả của TCBHTG trong việc chi trả cho NGT. Qua kinh nghiệm các nước và thông lệ quốc tế về chi trả BHTG, bài học đối với BHTGVN như sau:

Thứ nhất, về khung pháp lý, kinh nghiệm từ các TCBHTG khác cho thấy, việc có sẵn một khung pháp lý hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc chi trả nhanh chóng là điều kiện quan trọng đối với một hệ thống chi trả hiệu quả.

hàng đầu khi xây dựng một quy trình chi trả hiệu quả, giúp ổn định tâm lý người gửi tiền. Điều này đặt ra yêu cầu cao hơn đối với TCBHTG về năng lực giám sát, kiểm tra cũng như đòi hỏi TCBHTG cần chuẩn bị kỹ lưỡng phương án, kế hoạch chi trả dự phòng trước khi thực hiện chi trả.

Thứ ba, về tiếp cận sớm với nguồn dữ liệu tiền gửi, những kinh nghiệm nói trên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc TCBHTG được tiếp cận sớm hồ sơ người gửi tiền trước khi chi trả. Điều này giúp TCBHTG nhận biết được các vấn đề về dữ liệu tiềm tàng có thể nảy sinh trong quá trình chi trả, qua đó giúp việc xử lý các vấn đề nhanh hơn, góp phần thúc đẩy quá trình chi trả nhanh chóng và chính xác.

Thứ tư, về cơ chế phối hợp, việc phối hợp hiệu quả và chặt chẽ giữa TCBHTG và các thành viên trong mạng ATTC cũng tạo điều kiện giúp quá trình xử lý được hiệu quả, an toàn và rút gọn thời gian chi trả.

Thứ năm, về hệ thống công nghệ thông tin hô trợ hoạt động, chi trả là một quá trình phức tạp đòi hỏi TCBHTG cần có một hệ thống chi trả trên nền tảng công nghệ hiện đại, cũng như các quyền hạn tiếp cận thông tin hiệu quả nhanh chóng như quyền truy cập thông tin người gửi tiền không bị giới hạn, thẩm quyền kiểm tra trước các khoản tiền gửi ngân hàng khi chuẩn bị thực hiện trả tiền bảo hiểm. Đồng thời, cần có quy định yêu cầu các TCTD xây dựng hệ thống thông tin khách hàng thống nhất để lưu trữ dữ liệu tiền gửi, cũng như có điều kiện cụ thể đối với việc lưu trữ hồ sơ khách hàng của các TCTD nhằm đảm bảo chất lượng thông tin khi cần thiết

Thứ sáu, về nguồn nhân lực, để chuẩn bị cho mọi trường hợp phát sinh ngoài dự kiến trong sự kiện chi trả, các buổi diễn tập mô phỏng tình huống cần được TCBHTG chú trọng triển khai. Đây cũng là một biện pháp để tích lũy thêm

kinh nghiệm, đào tạo nhân sự và là cơ hội để truyền thông tới NGT về TCBHTG.

một NHTM có quy mô nhỏ để rút ra những bài học kinh nghiệm. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hệ thống BHTG ra đời từ rất sớm cho thấy đòi hỏi khách quan trong quá trình hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Mục đích cao nhất của hoạt động BHTG là bảo vệ NGT và góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn và bền vững của hệ thống TCNH quốc gia. Để thực hiện được mục đích quan trọng này thì chi trả BHTG công cụ hữu dụng giúp NGT nhanh chóng tiếp cận khoản tiền gửi của mình. Trong Chương 1, tác giả đã làm rõ các một số vấn đề lý luận cơ bản về BHTG nói chung và hoạt động chi trả nói riêng trên các phương diện: khái niệm, sự cần thiết của hoạt động chi trả, các tiêu chí đánh giá hoạt động chi trả và các điều kiện ảnh hưởng tới hoạt động chi trả; thực tiễn triển khai hoạt động chi trả ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

2.1. Khái quát về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

2.1.1. Quá trình thành lập

Vào những năm 90, hàng loạt hợp tác xã tín dụng hoạt động yếu kém, mất khả năng thanh toán, bị đổ vỡ đã để lại hậu quả trong nhiều năm sau đó về mặt kinh tế, chính trị - xã hội tại nhiều địa phương ở Việt Nam.

Cùng với bối cảnh kinh tế khu vực lúc bấy giờ, khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998 cũng đã tác động tiêu cực lên nền kinh tế - xã hội, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân tại nhiều quốc gia. Một loạt quốc gia tại châu Á đã thành lập mới hoặc cải cách hệ thống BHTG tại quốc gia mình nhằm bảo vệ NGT, giúp hệ thống TCNH chống đỡ tốt hơn trước những rủi ro.

Ở Việt Nam, bảo hiểm cho tiền gửi ban đầu do Bảo Việt thực hiện theo

“Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của quỹ tín dụng đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn ” của Bộ Tài chính. Tuy nhiên mô hình bảo hiểm tiền gửi do Bảo Việt thực hiện có nhiều hạn chế do cơ chế bảo hiểm tự nguyện, chức năng nhiệm vụ đơn giản và hiệu quả thấp.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập năm 1999 và chính thức hoạt động từ ngày 7/7/2000, là tổ chức duy nhất triển khai hoạt động BHTG tại Việt Nam. “Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬICỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w