Một số kết quả hoạt động nghiệp vụ

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬICỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM (Trang 49 - 54)

2.1.4.1. câp và thu hôi giây chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi

Tính đến 31/12/2018, có 1.282 TCTGBHTG, bao gồm 94 Ngân hàng và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 01 Ngân hàng hợp tác; 1.183 QTDND và

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm tổ chức 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 NHTM Nhà nước 01 03 02 02 04 02 01 02 02 Ngân hàng Hợp tác xã 0 01 0 0 01 0 01 0 0 NHTM cổ 21 14 14 15 20 15 17 15 19

04 tổ chức tài chính vi mô. Đặc biệt trong thời gian ngắn, BHTGVN đã nhanh chóng thực hiện công tác cấp mới, cấp lại Chứng nhận tham gia BHTG (Chứng nhận) cho các TCTD; thu hồi và cập nhật thông tin Chứng nhận khi Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg quy định về HMCT mới có hiệu lực. Hoạt động cấp và thu hồi Chứng nhận luôn được BHTGVN thực hiện đúng quy định và kịp thời.

2.1.4.2. Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi

Phí bảo hiểm được tính đồng hạng là “0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi tại TCTGBHTG” [9]. Mức phí này được áp dụng từ khi BHTGVN thành lập đến nay. BHTGVN chịu trách nhiệm tính và thu phí BHTG đối với TCTGBHTG.

Đơn vị tính: tỷ đồng 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 ■-1198,5_____1617,9 —♦— Phí lũy kế —■— Phí hàng năm

Biểu đồ 2.1: Số liệu thu phí BHTG giai đoạn 2010 - 2018

(Nguồn: [1])

2.1.4.3. Giám sát từ xa

BHTGVN thực hiện giám sát từ xa đối với 100% các TCTGBHTG, thực hiện Báo cáo giám sát các TCTGBHTG theo định kỳ tháng, quý, năm, và đột xuất khi cần thiết; đồng thời thực hiện giám sát chuyên sâu đối với các QTDND được phân loại ở mức 4 và mức 5. Nội dung giám sát tập trung vào việc đánh giá hoạt động của TCTGBHTG trên cơ sở thông tin, báo cáo do tổ chức đó cung cấp. BHTGVN gửi báo cáo đến NHNNVN và kiến nghị NHNNVN xử lý các trường hợp vi phạm an toàn trong hoạt động ngân hàng hoặc khi phát hiện có thông tin đột biến, mức độ rủi ro cao liên quan đến hoạt động của TCTGBHTG. Theo kết quả giám sát gần đây, tình hình QTDND yếu kém có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. BHTGVN đã tập trung theo dõi tình hình hoạt động các QTDND có vấn đề, trong đó có 25 QTDND có vi phạm nghiêm trọng, đang được NHNNVN đặt vào tình trạng KSĐB.

2.1.4.4. Kiểm tra tại chỗ

BHTGVN kiểm tra các TCTGBHTG nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm các quy định về BHTG để từ đó đề xuất các biện pháp giải quyết, đảm bảo quyền lợi của NGT cũng như ngăn ngừa các hành vi xấu về gian lận, trục lợi BHTG. BHTGVN cũng đã hoàn thành công tác rà soát các quy định nội bộ của các TCTGBHTG về quy trình nhận tiền gửi; tổng hợp tình hình hoạt động của hệ thống QTDND, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm củng cố, chấn chỉnh và phát triển bền vững hệ thống QTDND báo cáo NHNNVN.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 12 10 22 13 22 24 19 26 04 Ngân hàng liên doanh 04 02 02 02 02 0 0 03 0 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 01 01 02 0 0 04 01 02 Tô chức tài chính vi mô 0 0 0 0 0 0 02 01 0 Công ty tài chính 03 03 01 0 0 0 0 0 0 QTDND 249 264 252 307 350 356 419 386 329 Tổng số 294 298 294 341 399 397 463 434 356

BHTGVN thực hiện theo đúng quy định và có hiệu quả nhằm phát triển nguôn vốn, mang lại nguôn thu cho quỹ dự phòng nghiệp vụ. Tính đến thời điểm 31/12/2018, BHTGVN đã đầu tư số vốn tạm thời nhàn rỗi là 46.679,6 tỷ đông, số tiền đầu tư tăng 22,4% so với năm 2017; nguôn vốn này phần lớn được đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. BHTGVN thực hiện đầu tư trái phiếu Chính phủ linh hoạt trên cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp, thực hiện theo yêu cầu của “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

BHTGVN cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các NHTM cổ phần lớn; phối hợp tổ chức tọa đàm và trao đổi nghiệp vụ với các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, nắm bắt thông tin, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm đầu tư vốn hiệu quả.

2.1.4.6. Chi trả tiền gửi

Kể từ năm 2014 đến 31/12/2018, BHTGVN không phát sinh nghĩa vụ chi tả cho NGT tại các TCTGBHTG. BHTGVN đã chủ động giám sát, kiểm tra chuyên sâu, phối hợp với Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng - NHNNVN và Chi nhánh NHNNVN các tỉnh, thành phố để có giải pháp xử lý đối với một số QTDND hoạt động yếu kém và lâm vào tình trạng phá sản, chuẩn bị và xây dựng các phương án chi trả bảo hiểm đối với các QTDND có khả năng bị xử lý pháp nhân.

2.1.4.7. Tham gia KSĐB và thu hồi tài sản

Hoạt động của các TCTD hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều QTDND hoạt động yếu kém, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý, huy động vốn, cho vay, gây rủi ro đối với NGT và ảnh hưởng an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn đơn vị hoạt động. BHTGVN đã tích cực kiểm tra, giám sát và tham gia quá trình KSĐB, chủ động theo dõi, tổng hợp và cập nhật sát sao tình hình hoạt động của các QTDND yếu kém. Tính đến thời điểm 31/12/2018, có 30 TCTGBHTG đang được KSĐB, bao gồm 04 ngân hàng và 26 QTDND. Đối với công tác thu hồi tài sản, BHTGVN theo dõi, đôn đốc bám sát kết quả hoạt động thanh lý 07 QTDND để tận thu số tiền đã chi trả. Năm 2018, BHTGVN đã thu hồi được thêm 100 triệu đồng, nâng số tiền đã thu hồi được lên 4,29 tỷ đồng, số tiền đã chi trả của BHTGVN với tư cách chủ nợ còn phải thu hồi là 5,87 tỷ đồng.

2.1.4.8. Hoạt động tuyên truyền

theo hướng đa dạng hóa nội dung, hình thức và mở rộng kênh truyền thông đến các vùng sâu, vùng xa, trực tiếp tại các địa bàn đối với NGT để chính sách BHTG lan tỏa rộng khắp trong công chúng. Bên cạnh việc đẩy mạnh các

kênh truyền thông chính thức của BHTGVN (bao gồm website, cuốn Bản tin

BHTG, tuyên truyền chính sách BHTG trên các báo tạp chí ngành Ngân hàng,

các kênh phát thanh truyền hình có uy tín), BHTGVN chú trọng khai thác các

hình thức, kênh truyền thông mới thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng như: các kênh truyền thông độc quyền của Tổng công ty Bưu điện Việt

Nam; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHTG, giao lưu với đối tượng sinh viên để giúp đối tượng trẻ có đầy đủ kiến thức về BHTG.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬICỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM (Trang 49 - 54)